Hiển thị các bài đăng có nhãn nhan mac. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhan mac. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Tác dụng thuốc gia truyền không nhãn mác


Tại TPHCM, những loại thuốc viêm xoang gia truyền không nhãn mác, không đăng ký có thể được bày bán ở các tiệm tạp hóa như một mặt hàng bình thường.

Mệt mỏi khi bệnh viêm xoang hay tái phát khiến nhiều người tìm đến các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc được quảng cáo là “gia truyền” có tác dụng nhanh chóng. Sau một thời gian dùng thuốc, nhiều người gặp phải phản ứng phụ.

nhan mac, nhãn mác
Những loại thuốc trị viêm xoang không nhãn mác, nguồn gốc thế này được bày bán nhiều ở các tiệm tạp hóa

Người bán
“Bán loại thuốc này khi nói với khách cứ phải quảng cáo người bào chế là ông nội, cụ cố nhà mình. Càng lâu, càng gia truyền người ta càng thích mua”, một người đàn ông (Q.4, TP.HCM) tự giới thiệu mình chính là người bào chế loại thuốc trị viêm xoang bỏ mối các tiệm tạp hóa cho biết.

Thuốc không nhãn mác
Những tiệm tạp hóa này thường tập trung tại các quận vùng ven thành phố. Hầu hết những người bán đều quảng cáo là thuốc gia truyền của chính gia đình, ông bà mình làm. Nhưng thực tế nhiều tiệm tạp hóa này chỉ là nơi bỏ mối bán lại từ những người chuyên chế biến thuốc.

Ở một tiệm tạp hóa nhỏ nằm trên đường Trần Xuân Soạn (Q.7), chúng tôi thấy trước cửa tiệm có tấm biển sơ sài “Thuốc trị viêm xoang gia truyền, công hiệu nhanh chóng”. Sau một hồi bới tung góc hàng, bà chủ tiệm đưa ra mấy hộp thuốc màu xanh chỉ ghi “Thuốc trị viêm xoang gia truyền, công hiệu như thần”. Bà chủ quảng cáo: “Thuốc này từ ông cụ cố nhà tui để lại. Nhiều người tận miền Tây lên mua thuốc mà có hôm chẳng có để bán”. Khi chúng tôi tỏ vẻ e ngại thuốc không có nhãn hiệu, bà này trấn an: “Thuốc gia truyền thì làm nhãn hiệu chi cho mất công. Thuốc này toàn là thảo dược nên an toàn lắm, uống nhiều bao nhiêu tốt bấy nhiêu”. Tại một tiệm tạp hóa khác treo bảng có bán thuốc viêm xoang gia truyền nằm trên đường Hồ Bá Phấn (Q.9), bà chủ cũng quảng cáo là thuốc do cụ tổ từ ngoài Bắc bào chế, lưu truyền đã mấy đời.

Không chỉ được bán ở các tiệm tạp hóa, những loại thuốc trị viêm xoang này còn được bán trên mạng với ì xèo những lời quảng cáo “công hiệu như thần”, “không khỏi trả lại tiền”, “đảm bảo 100% dứt bệnh”!

Hiệu quả nhanh, nhưng...
Chị N.T.T., công nhân một công ty may mặc tại Q.7, bị viêm xoang đã lâu. Công việc phải tiếp xúc với bụi vải nhiều khiến bệnh tình chị T. ngày càng nặng. Nghe người quen mách nước, chị cũng tìm mua mấy lọ thuốc trị viêm xoang gia truyền ở tiệm tạp hóa để hít. Ngay sau khi dùng thuốc, chị T. thấy nhẹ nhõm, ăn ngủ rất ngon. Quá vui mừng, chị tiếp tục mua thuốc. Thế nhưng dùng thuốc đến tuần thứ ba thì chị T. bắt đầu có hiện tượng tăng cân nhanh chóng, chân tay mọc nhiều lông, mặt nặng nề khó chịu, ở đùi xuất hiện những vết rạn da. Đi khám ở bệnh viện, chị T. mới được các bác sĩ cho biết chị bị tác dụng phụ do dùng corticoid quá liều.

Theo bác sĩ Trần Văn Năm, phó viện trưởng Viện Y học dân tộc TPHCM, hằng ngày Viện Y học dân tộc TP.HCM phải tiếp nhận điều trị cho nhiều bệnh nhân tương tự chị T. do dùng các loại thuốc đông y gia truyền trôi nổi trên thị trường, không kiểm định. Viêm mũi xoang là bệnh dễ bị tái phát nên người bệnh thường chán nản với quá trình điều trị và tìm đến các thuốc có tác dụng nhanh chóng. Nắm bắt được tâm lý này, nhiều loại thuốc đông y không được đăng ký đã trộn các chất tân dược thuộc nhóm corticoid. Đây là một chất kháng viêm, giảm đau tốt, tác dụng nhanh nhưng có nhiều tác dụng phụ nên khi dùng phải được sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Điều nguy hiểm là nhiều người không biết dẫn đến quá liều corticoid.

Theo bác sĩ Năm, những tác dụng phụ thường gặp khi dùng corticoid quá liều là: hội chứng cushin (mặt tròn, người mập ra nhưng chân tay khẳng khiu, mệt mỏi, cáu gắt, mọc nhiều lông, rạn da, cơ yếu...), giữ nước, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, loãng xương...

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Các loại nhãn mác trên thị trường

Từ những loại hàng hoá như đồ gia dụng, thiết bị điện tử … cho đến hàng quần áo thời trang, giầy dép, túi xách, đồ trang sức, vật dụng trang trí, thực phẩm … nhãn mác là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá và tôn vinh thương hiệu cũng như là chất lượng của sản phẩm.

Mác phân loại sản phẩm thành hai ranh giới rõ rệt: hàng hoá có xuất xứ và hàng hoá không có xuất xứ.

Mác cũng đồng thời chia sản phẩm làm nhiều cấp, từ bình dân, hàng hiệu đến hàng độc, hàng nhập ngoại.

Chính vì thế in ấn và lựa chọn một loại mác đẹp phù hợp với sản phẩm lại nổi bật các tiêu chí tạo nên sự khác biệt giữa các cơ sở sản xuất là yếu tố quan trọng quyết định thành bại trên thương trường.

 nhan det Các loại nhãn mác trên thị trường
Nhãn dệt
Nhan in satin Các loại nhãn mác trên thị trường

Trong các loại mác có mác giấy, mác vải, mác sợi, mác thêu, mác nilon, mác nhựa, mác polime …

- Mác vải có mác in tên thương hiệu thông tin sản phẩm, kích cỡ … mác cổ áo may liền vào cổ áo, mác tay áo, mác viền túi áo hoặc mác sống áo, mác đai quần hoặc ống/gấu quần …  mác vải in hình dán lên quần áo, giầy dép … , mác vải thêu, mác vải logo, mác vải hình con vật đặc trưng ép trực tiếp lên sản phẩm …

- Mác giấy có mác giấy đục lỗ, mác giấy cài ghim, mác giấy gấp đôi, mác giấy đơn, mác giấy kiểu chữ nhật thông dụng, mác giấy kiểu cách điệu, mác giấy dầy mỏng, cán gân dập nổi, mác giấy cán bóng …

nhan det loai thuong Các loại nhãn mác trên thị trường
Nhãn dệt

- Mác nhựa, mác nilon cũng tương tự như mác giấy về kiểu dáng và cách in, nhưng thường thì mác nilon, mác nhựa thường dùng cho mác hàng hoá có giá trị cao, kích cỡ lớn, đòi hỏi phải di chuyển, lắp đặt nhiều nơi (mác có độ bền cao, tránh được trầy xước, nhàu nát … khi vận chuyển) loại mác này thường dùng để tạo điểm nhấn cho mác giấy bằng cách đi kèm với mác giấy nhưng chỉ in logo hoặc thương hiệu với kiểu dáng, hình thù đặc trưng.

Nói chung để chọn một loại nhãn mác phù hợp, nêu bật được giá trị thương hiệu, nói lên được xuất xứ và thông số sản phẩm thì yêu cầu nhà sản xuất phải chú ý nhiều đến các yếu tố cơ bản về lựa chọn loại mác nào cho phù hợp, dùng chất liệu gì thích hợp và lựa chọn màu sắc kiểu dáng sao cho phù hợp nhất. 

Do đó mác và các loại nhãn mác đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra tiêu chí, định giá thành sản phẩm khách quan hơn, hợp lý hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà sản xuất, phân phối.

Hi vọng với những thông tin trên, bạn có thể dễ dàng đưa ra được quyết định in và chọn cho sản phẩm của mình những chiếc mác ưng ý nhất.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

In tem chống hàng giả phải như thế nào ?


Vật liệu dùng sản xuất tem, nhãn mác chống hàng giả rất đặc biệt, độc đáo đối với mỗi loại sản phẩm. Hình thức của mỗi loại tem, nhãn mác cũng rất phong phú. Từ loại giá rẻ và đơn giản cho đến các loại đắt tiền, tích hợp công nghệ cao, bảo đảm gần như 100% độ an toàn. Các mã dấu xác định tính trung thực của hàng hóa được ghi trên bề mặt hoặc có thể được ghi ở bên trong của bề mặt nguyên liệu (phôi) hoặc dưới lớp keo dán.

 Dấu mã dập chìm: hai hoặc ba chiều có thể được in ấn theo yêu cầu lên trên các loại giấy, khi chiếu sáng sẽ nhìn thấy hoặc khi nhìn vào tem-nhãn dưới các góc độ khác nhau ta sẽ thấy các dấu mã chìm hiện lên. Loại mã này ở Việt Nam sử dụng phổ biến trên tem mỹ phẩm, sách, giấy tờ...

in an, in nhan mac, nhan mac,


Sợi bảo vệ an toàn: Các sợi bảo vệ có chiều dài và màu sắc khác nhau được đưa vào thành phần của giấy phôi có thể nhìn thấy hoặc không hoặc chỉ nhìn thấy khi chiếu tia cực tím.

Các sợi kim loại phản quang: Các sợi kim loại dầy hoặc mảnh có thể được gắn vào giấy (thành từng mảng vạch hoặc theo toàn bộ diện tích). Chúng nhiều màu, thậm chí có cả những hoa văn siêu nhỏ. Sợi kim loại đặc biệt được đưa vào trộn với nguyên liệu làm tem dán, để làm giả loại tem này đòi hỏi phải chế ra đúng loại nguyên liệu như vậy. Trong trường hợp nhà sản xuất đặt làm các sợi kim loại có hình vẽ đặc biệt (hoặc in chữ) thì hàng giả rất khó bắt chước.

Các nét vạch bảo vệ: Các vạch nhỏ bằng kim loại (còn gọi là dây kim loại) có thể cũng được đưa lên giấy phôi và nhìn bằng mắt thường cũng như bằng ánh sáng phản chiếu.

Dải màu lấp lánh: Dải màu bảo vệ lấp lánh đặc biệt gồm sáu màu (xanh cây, xanh lam, đỏ ,tím, đồng, vàng) được in xáo trộn trên giấy phôi. Những dải màu này không thể sao chép được kể cả bằng máy photocopy màu, máy in offset hoặc máy in laser.

Giấy nhạy màu với các loại dung dịch: Là loại giấy dùng nguyên liệu mà khi định bóc tem nhãn sử dụng, các loại dung dịch (hóa chất) sẽ để lại vết trên giấy.

Các hạt phát quang khi gần ánh sáng hồng ngoại, những hạt nhìn thấy được khi chiếu tia laser vào nhãn có thể được phân bố khắp giấy phôi hoặc có thể được phun vào phôi tạo thành các hình vẽ, hoa văn.

Chất hóa học: Mã dấu bằng hóa học dựa trên công nghệ gen. Loại “mã sinh học” này dựa trên nguyên lý các kháng thể, chúng chỉ được nhận biết bởi các bộ giải mã sinh học phù hợp.

Siêu vi hạt: Các hạt polime nhiều lớp, nhiều màu, có bản quyền (20-400 micron) có mã đặc biệt theo yêu cầu. Chúng có tính bền vững hóa học (bền vững trước tác động của phần lớn các dung dịch hòa tan và acid) có thể cho thêm vào keo dán hoặc phủ bề mặt phôi tem-nhãn. Nhãn bảo mật được chế tạo chỉ nhìn thấy được khi tuân thủ nghiêm ngặt mật độ của thuốc hiện màu các hạt đó.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Nhãn hiệu và cách thức giữ vững nhãn hiệu


Nhãn hiệu là một trong những thành tố quan trọng trong các chiến lược tiếp thị của DN vì chúng cho phép nhận diện và chứng thực các loại hàng hoá và dịch vụ với nhãn mác, bao bì của họ trên thị trường và phân biệt sản phẩm của DN này với sản phẩm của DN khác. Do đó, đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài là phương thức hữu hiệu nhằm tránh tình trạng... mất nhãn hiệu thường thấy của các DN Việt Nam trong thời gian qua.

Những dấu hiệu nhận biết của một nhãn hiệu nói lên sự khác biệt về nhãn mác, bao bì , chất lượng sản phẩm và trong bối cảnh toàn cầu hoá và thương mại điện tử đang gia tăng thì nhãn hiệu là một trong những cách thức để khách hàng nhận diện các sản phẩm và dịch vụ của Cty. Sự bảo hộ nhãn hiệu loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng đối với những sản phẩm và dịch vụ tương tự không bảo hộ. Những hành vi gây tổn thất, làm giảm uy tín hoặc xâm phạm giá trị của nhãn hiệu đã được bảo hộ có thể gây hại lớn đến hoạt động kinh doanh của DN. Từ khi VN gia nhập WTO, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài đang được các DN ngày càng quan tâm nhằm đảm bảo vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Xu thế chung hiện nay của các DN là không đơn thuần làm gia công cho các Cty nước ngoài mà chủ động xây dựng thương hiệu riêng của mình với tham vọng phát triển ngang tầm với các DN nước ngoài.


in bao bi, in an bao bi, in an, lam nhan mac, nhan mac, in nhan mac


Tạo lập thương hiệu tại nước ngoài: có quá sức?

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất về top 200 Doanh Nghiệp Việt Nam của Tổ Chức Liên Hợp Quốc UNDP (United Nations Development Programme) thì: "Phần lớn các DN VN được hỏi đều cho rằng tạo dựng thương hiệu ở nước ngoài là việc làm tốn kém và khó khăn. Phần lớn các DN VN thâm nhập thị trường quốc tế thông qua các tập đoàn phân phối toàn cầu dưới thương hiệu của họ. Những tập đoàn này không sẵn sàng chấp nhận việc các DN VN tạo dựng thương hiệu độc lập. Dù sao, làm như vậy vẫn còn là điều vượt quá năng lực và nguồn lực của phần lớn các DN lớn của VN". Theo số liệu của Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO thì kể từ khi nhãn hiệu đầu tiên của VN được đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid (năm 1986) đến tháng 10/2007, mới có 156 nhãn hiệu của VN được đăng ký và nộp đơn theo hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Madrid, trong khi đó, số lượng nhãn hiệu từ các nước chỉ định đăng ký tại VN là 59.014. Nhìn vào con số này có thể nhận thấy số lượng nhãn hiệu của VN được đăng ký quốc tế còn rất hạn chế so với số lượng nhãn hiệu từ các nước chỉ định vào VN.

Mặc dù có những khó khăn nhất định về tài chính và thủ tục khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, tuy nhiên nhiều DN VN đã quan tâm đăng ký nhãn hiệu từ khá sớm và đã có những thành công đáng kể trên thị trường quốc tế. Trong số các DN đã đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid, không chỉ các DN lớn với những nhãn hiệu đã được khẳng định vị trí trên thị trường trong nước như: Vinamilk cho sản phẩm sữa, Sài Gòn cho sản phẩm bia, Minh Long cho sản phẩm gốm sứ, Vinataba cho sản phẩm thuốc lá, Kymdan cho sản phẩm đệm mút, Miliket cho sản phẩm mì tôm, Thiên Long cho các sản phẩm bút, Hồng Hà cho các loại văn phòng phẩm, PetroVietnam cho dầu khí và các dịch vụ liên quan đến dầu khí, Vinacafe cho sản phẩm cà phê, Vinatea cho sản phẩm chè, Traphaco cho các sản phẩm dược... mà còn có những nhãn hiệu dường như chưa được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến như: cà phê Mỹ Lệ của Cty TNHH Mỹ Lệ (tỉnh Bình Phước), giày dép Tân Tuấn Kiệt của Cty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Tuấn Kiệt (TP HCM), trà Trâm Anh của DN Trâm Anh (tỉnh Lâm Đồng), nhãn hiệu Lekima của DNTN Hương Nam Phương (TP HCM).

Một trong những ví dụ điển hình về sự nỗ lực xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế là thương hiệu "Minh Long" của Cty gốm sứ Minh Long I. Hiện tại, sản phẩm gốm sứ Minh Long không chỉ chinh phục được người tiêu dùng trên thị trường trong mà còn chiếm lĩnh được các thị trường lớn như Pháp, Đức, Thụy sĩ, Anh và Mỹ... Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu tại thị trường nước ngoài, ngay từ năm 2000, Cty Minh Long đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid cho các sản phẩm gốm sứ và chỉ định đăng ký tại 16 quốc gia chủ yếu là các nước có nền công nghiệp gốm sứ phát triển của Châu Âu như Pháp, Đức, Cộng hoà Séc, Nga, Hungary... Chính nhờ ý thức tạo dựng và bảo vệ tài sản trí tuệ cũng như sự quyết tâm của DN mà Cty gốm sứ Minh Long không gặp phải những thua thiệt khi thâm nhập thị trường nước ngoài mặc dù các loại sản phẩm của Cty là nhóm sản phẩm rất dễ bị làm giả, làm nhái.

Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: Cách thức nào?

Việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài có thể được thực hiện bằng cách nộp đơn đăng ký đơn lẻ tại từng quốc gia nơi DN xuất khẩu hàng hoá/dịch vụ hoặc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid.

Trong trường hợp nộp đơn đăng ký tại từng quốc gia, trình tự, thủ tục nộp đơn sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật quốc gia đó. Thông thường, DN sẽ phải thực hiện việc nộp đơn thông qua một tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ tại nước sở tại.

Trong trường hợp DN tham gia vào thị trường của một số quốc gia và cần đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia đó thì việc đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid là lựa chọn tốt nhất cho DN. VN đã gia nhập Thoả ước Madid từ năm 1949. Ngày 11/7/2006 VN tiếp tục trở thành thành viên chính thức tham gia Nghị định thư Madrid về nhãn hiệu hàng hoá. Đây là cơ hội để nhãn hiệu của các nước trong hệ thống Madrid được bảo hộ ở VN và hàng hoá trong nước vươn ra thị trường quốc tế vì so với Thỏa ước, Nghị định thư có nhiều ưu điểm và tạo thuận lợi hơn cho các chủ đơn của các quốc gia thành viên.

Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid được quản lý bởi WIPO cho phép DN khả năng bảo hộ một nhãn hiệu ở 77 quốc gia và Cộng đồng Châu Âu (EC) bằng cách nộp một đơn với một trong những ngôn ngữ (Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha) và một khoản lệ phí bằng đồng Francs Thụy sĩ. Người nộp đơn muốn sử dụng hệ thống Madrid phải nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở một cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của quốc gia hay vùng lãnh thổ trước khi đăng ký bảo hộ quốc tế. Từ đó, việc đăng ký quốc tế có thể được duy trì và đổi mới thông qua một thủ tục đơn giản tại WIPO.

Do Viêt Nam là thành viên của cả hai văn kiện quốc tế là Thỏa ước và Nghị định thư Madrid, do vậy, các cá nhân, pháp nhân, tổ chức của VN có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo quy định của cả hai văn kiện này.

Theo qui định của Thỏa ước Madrid:

Để được đăng ký nhãn hiệu theo thỏa ước Madrid, nhãn hiệu nhất thiết phải đã được đăng ký bảo hộ. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Pháp, trong đó chỉ rõ các nước thành viên mà DN muốn nhãn hiệu được bảo hộ. Đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Ngày nộp đơn được quy định là ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được Đơn nếu đơn được gửi cho Văn phòng quốc tế trong vòng 2 tháng. Sau khi Đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế, mọi giao dịch giữa người nộp đơn và Văn phòng quốc tế đều phải thông qua Cục Sở hữu trí tuệ kể cả việc sửa đổi tài liệu, hạn chế danh mục sản phẩm, chuyển giao quyền đã đăng ký. Thủ tục xét nghiệm đơn đăng ký theo Thoả ước Madrid được tiến hành độc lập tại mỗi nước thành viên, việc từ chối bảo hộ của một nước thành viên không làm ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Theo quy định trong vòng 12 tháng kể từ khi đơn được nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ.

Theo qui định của Nghị định thư Madrid:

Trình tự, thủ tục nộp đơn và quá trình xét nghiệm đơn theo nghị định thư cũng tương tự như nộp đơn theo thoả ước Madrid, tuy nhiên, thời gian để nhãn hiệu được coi là chấp nhận bảo hộ tại nước chỉ định trong trường hợp nước đó không từ chối bảo hộ là 18 tháng. Việc đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư có những thuận lợi hơn so với đăng ký theo Thỏa ước, như: việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể thực hiện ngay sau khi nhãn hiệu đó được nộp đơn ở VN; Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể được làm bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh...

Để có thể bơi ra biển lớn WTO, các con thuyền nhỏ - DN VN cần phải có ý thức và biết cách tự bảo vệ mình, tự làm cho mình lớn mạnh. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài chính là một trong những biện pháp nhằm tạo dựng sự lớn mạnh cho DN. Có như vậy mới có thể trụ vững và khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế.

Sự khác biệt giữa thương hiệu và Nhãn hiệu

Khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu hay nhãn mác hàng hóa , có thể hình dung như sau:

Thứ nhất: Nếu chỉ xét đơn thuần về khía cạnh vật chất, nghĩa là nhìn nhận dựa vào tên gọi, logo thì nhãn hiệu, nhãn mác hàng hóa và thương hiệu rất khó phân biệt, nếu không muốn nói là một. Tất nhiên, ở đây cũng có thể tìm ra sự khác biệt, đó là khi nói đến thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập trong nhãn hiệu hàng hóa. Ví dụ, chúng ta có thể chỉ nghe nói đến "Nâng niu bàn chân Việt" là đã nghĩ ngay đến Biti's.

nhan mac, lam nhan mac, in nhan mac,


Thứ hai: Thuật ngữ thương liệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ được dùng trong những ngữ cảnh khác nhau. Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong các quy định của luật pháp Việt Nam, nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing thì người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu. Trong tiếng Anh, 2 thuật ngữ Brand và Trademark cũng tồn tại song song và người ta cũng dùng trong những ngữ cảnh tương ứng như vậy. Thực tế, trong các tài liệu của nước ngoài, chúng ta thường gặp các cụm từ "Building Brand", "Brand Strategy"; "Brand Image"; "Brand Vision"; "Brand Manager"… mà hiểu theo cách của chúng tôi là "Xây dựng thương hiệu"; "Chiến lược thương hiệu"; "Hình ảnh thương hiệu"; "Tầm nhìn thương hiệu"; "Quản trị thương hiệu". Trong khi đó thuật ngữ "Trademark" lại chỉ gặp khi nói về vấn đề đăng ký bảo hộ hoặc trong các văn bản pháp lý (chẳng hạn registered trademarks), mà không gặp các cụm từ tương ứng là "Building trademark"; "Trademark Manager"; "Trademark Vision". Đến đây lại gặp phải một khúc mắc về dịch thuật? Đó là, Brand trong nguyên nghĩa từ tiếng Anh là nhãn hiệu, dấu hiệu; còn Trademar có thể được dịch là dấu hiệu thương mại? Tuy nhiên, với quan điểm của mình, các nội dung được trình bày trong bài viết này hướng vào thuật ngữ Brand, mà vẫn theo chúng tôi, hiện nay tại Việt Nam đang được nhiều người hiểu là thương hiệu. Như vậy thì sự tranh cãi về thuật ngữ thương hiệu và nhãn hiệu vẫn chưa ngã ngũ, mà chủ yếu là do cách tiếp cận từ những góc độ khác nhau của vấn đề.

Thứ ba: Cũng có thể phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa trên một số khía cạnh cụ thể như sau:

- Nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hóa mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu hàng hóa là phần xác.

- Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân.

- Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).

- Nhãn hiệu hàng hóa được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Chiến lược thiết kế mới của Coca-Cola


Để có được những mẫu bao bì, nhãn mác đa dạng thì Coca-Cola giới thiệu trang web công cụ thiết kế nội bộ Design Machine, cho phép tất cả các chi nhánh trên toàn cầu có thể truy cập và trực tiếp điều chỉnh thiết kế, chiến lược marketing theo ý của khách hàng cho hàng trăm thương hiệu con với những hướng dẫn sẵn có trong thương hiệu mẹ.

Cách làm này đã cắt giảm đáng kể thời gian tiếp cận với người tiêu dùng, một vũ khí chiến lược của các công ty thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh.

bao bi, nhan mac, nhan, in bao bi, in nhan mac

Với công cụ mới Design Machine, Coca-Cola Enterprises, nhà phân phối và công ty đóng chai lớn nhất của Coke ở Mỹ đã tạo ra đến 700.000 mẫu lon theo ý của khách hàng và hy vọng có thể đưa ra thêm hơn 50% mẫu lon nữa trong năm tới nhờ vào trang web này.

Với trước kia, đội ngũ thiết kế phải mất vài tuần hoặc vài tháng để cho ra đời những mẫu lon cũng như những trang trí trong cửa hàng.

Hiện nay, chỉ cần một người ngồi tại bàn với máy tính văn phòng, truy cập vào trang web Design Machine để tìm kiếm các layout thiết kế phù hợp, chỉnh sửa lại hình ảnh và ngôn từ thích hợp từ bảy ngôn ngữ. Sau đó, chuyển tập tin này đến nhà máy in Coca-Cola những mẫu thiết kế đó sẽ đến cửa hàng ngay trong ngày.

Trang web Design Machine gồm hai phần: thư viện kỹ thuật số của thương hiệu và công cụ thiết kế sản xuất. Khi truy cập và trang web, đầu tiên những marketer của Coke trên toàn cầu vào phần thư viện kỹ thuật số tìm kiếm một mẫu thích hợp nhất theo thương hiệu; sự kiện (ví dụ có thể đánh vào ô tìm kiếm chữ “Olympic Bắc Kinh” hay “ngày 4.7”); hoặc hình thức muốn thiết kế (ví dụ, một nhãn dán hay một poster trưng bày trong cửa hàng).

Sau đó, họ sử dụng công cụ thiết kế để chỉnh sửa theo ý mình đồng thời đặt logo của cửa hàng về mẫu thiết kế sẽ được trưng bày. Người sử dụng không cần phải đợi sự đồng ý bản thiết kế từ Coca-Cola mẹ vì những thông số thiết kế đã được cài sẵn trong designMachine đảm bảo cho ra những mẫu thiết kế cuối cùng phù hợp với tiêu chuẩn toàn cầu do đội ngũ thiết kế của trụ sở chính ở Atlanta thiết lập.

Công cụ thiết kế trực tiếp mới này đã giải quyết được bài toán hóc búa về thiết kế tại Coca-Cola: làm thế nào để những mẫu thiết kế vừa mang màu sắc và phong cách của mỗi địa phương nơi coke có mặt, vừa cân bằng chiến lược toàn cầu hóa của công ty.

Hệ thống thiết kế Design Machine này không chỉ cho phép Coca-Cola có thể kiểm soát được thương hiệu của mình trên toàn cầu mà còn giúp các thương hiệu của Coke thích ứng với địa phương một cách hiệu quả.

Màu sắc cho nhãn hiệu thành công


Một nhãn hiệu nên dùng màu sắc trái ngược với màu sắc của nhãn hiệu cạnh tranh. Một cách khác để làm nổi bật nhãn hiệu là dùng màu sắc. Nhưng màu sắc không phải là thuộc tính dễ sử dụng. Có hàng nghìn từ ngữ có thể sử dụng nhằm tạo ra một cái tên độc đáo, nhưng chỉ có một số màu sắc nhất định mà thôi.

Có 5 màu cơ bản (đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương) bên cạnh các màu trung tính (đen, trắng, xám). Nên chọn một màu từ 5 màu chính đó thôi hơn là chọn một màu trung gian hoặc một màu pha trộn. Nhưng chọn màu nào?

nhan, nhan mac, in nhan mac

Hãy nhớ rằng các màu không có tác động giống nhau đối với mắt người nhìn. Các màu thiên về cạnh đỏ của quang phổ thì hơi tập trung vào phía sau võng mạc. Do đó khi một người nhìn màu đỏ, nó có vẻ di chuyển về phía mắt của anh ta. Những màu ở phía màu xanh của quang phổ thì tập trung phía trước võng mạc. Do đó màu xanh dương có vẻ di chuyển xa người nhìn.

Vì các nguyên nhân có tính vật lý này, màu đỏ được coi là màu của năng lượng và gây kích thích. Màu đỏ là màu đập vào mắt người nhìn, đó là lý do tại sao 45% các quốc kỳ trên thế giới đều có màu đỏ (Xanh dương là màu nổi bật thứ nhì. Màu xanh dương có trên khoảng 20% các quốc kỳ trên thế giới).

Xanh dương là màu tương phản với đỏ. Xanh dương tạo cảm giác an bình, yên tĩnh. Màu của sự nhàn tản, nhẩn nha. Trong thế giới của nhãn hiệu, màu đỏ là màu có tính cách của điểm bán lẻ, thu hút sự chú ý. Màu xanh dương là màu có tính cách của công ty, tạo ra sự bình ổn. Ví dụ logo Coca-Cola màu đỏ, logo IBM xanh dương.

Các màu kia là màu giữa hai thái cực này. Màu cam gần đỏ hơn xanh dương. Xanh lá cây gần xanh dương hơn đỏ. Màu vàng là màu trung tính. Nhưng vì nó nằm giữa phạm vi các độ dài sóng mà mắt ta có thể phát hiện được, cho nên màu vàng cũng là màu sáng nhất. (Do đó mà màu vàng được dùng trong các điểm báo “hãy chú ý” như đèn giao thông màu vàng, các lằn sơn màu vàng, các biển báo màu vàng).

Sau nhiều năm, một số màu đã đi cùng nhiều đặc trưng khác nhau như tính chất, dịp đặc biệt và các phong trào.

- Màu trắng thanh khiết (ví dụ áo cưới).

- Màu đen sang trọng (ví dụ nhãn chai rượu Johnnie Walker Back Label).

- Màu xanh dương là màu của sự lãnh đạo (ví dụ dải băng khen thưởng màu xanh dương khoác lên người chiến thắng trong cuộc đua ngựa).

- Màu đỏ tía là vương giả, quý tộc (như trong câu nói “xuất thân quý tộc” = “born to the purple”).

- Màu xanh lá cây là màu của môi trường và sức khỏe (ví dụ màu của các biểu tượng Greenpeace, Healthy Choice, và SnackWell’s).

Khi chọn màu cho một nhãn hiệu hoặc một logo, các nhà quản lý thường tập trung vào tâm trạng mà họ muốn tạo ra cho người nhìn, hơn là bản sắc độc đáo nào đó của nhãn hiệu. Và khi tâm trạng được xem là quan trọng, các yếu tố khác phải nhường chỗ.

Lãnh đạo công ty có quyền chọn lựa trước hết. Nói chung, màu tốt nhất để chọn là màu tượng trưng cho dòng sản phẩm nhiều nhất. John Deere là nhãn hiệu hàng đầu về máy cày. Anh có ngạc nhiên không khi John Deere dùng màu xanh lá cây – màu của cây cỏ của ruộng đồng – làm màu tiêu biểu của nhãn hiệu? Một công ty máy cày ở Brazil đã yêu cầu chúng tôi nghĩ giùm một tên nhãn hiệu và màu sắc của nó.

Chúng tôi chọn cái tên Maxion làm tên nhãn hiệu vì nó có vẻ truyền đạt được “sức mạnh”, một đặc tính chủ yếu của máy cày. Nhưng màu cho cái nhãn hiệu máy cày mới toanh này nên là màu gì? Màu xanh dương có tốt cho máy cày không? Không, nhưng việc tạo ra một bản sắc nhãn hiệu khác biệt thì quan trọng hơn là việc sử dụng màu tượng trưng cho dúng.

Hertz, nhãn hiệu đầu tiên trong dịch vụ cho thuê ô tô, đã chọn màu vàng. Do đó Avis, một nhãn hiệu hạng nhì trong lĩnh vực dịch vụ này, đã chọn màu đỏ. Nhãn hiệu National dùng màu xanh lá cây. (Đã nhiều năm qua, National đã đưa ra nhãn hiệu S&H Green Stamps cho các khách hàng của dịch vụ thuê ô tô, đây là nước cờ marketing giúp liên kết cái tên National với màu xanh lá cây).

Người ta thường lý luận rất logic rằng cần phải chọn một màu trái ngược với màu mà các đối thủ cạnh tranh sừng sỏ của mình đã chọn. Khi phớt lờ quy luật về màu sắc, anh đã làm một việc dại dột.

Nước cola màu nâu đỏ. Cho nên màu hợp lý cho một nhãn hiệu cola là màu đỏ. Đó là một lý do tại sao hơn 100 năm qua Coca-Cola đã chọn màu cho nhãn hiệu là màu đỏ.

Pepsi-Cola thì chọn màu dở tệ. Họ chọn màu đỏ và xanh dương làm màu nhãn hiệu. Màu đỏ tượng trưng cho màu nước cola, còn màu xanh dương để phân biệt với màu nhãn hiệu của Coca-Cola. Bao năm qua Pepsi đã vất vả đáp trả lại chiến lược màu sắc của Coca-Cola mà vẫn không được thành công lắm.

Hãy trung thực với mình. Trong tâm thức của anh, không phải là thế giới như ngập tràn các biểu tượng màu đỏ của Coca-Cola hay sao? Và để hình dung ra các biểu tượng của Pepsi-Cola chẳng phải là khó khăn hay sao? Pepsi có mặt ở đó, nhưng việc thiếu một màu sắc độc đáo tạo sự khác biệt đã khiến Pepsi chìm nghỉm trong đại dương màu đỏ của Coca-Cola.

Gần đây Pepsi-Cola đã nhìn ra được chân lý, hay đúng hơn là nhìn được màu hợp lý. Họ đang thực hiện cái mà lẽ ra họ đã phải thực hiện cách nay 50 năm. Đó là làm cho màu sắc nhãn hiệu trái với màu sắc của các đối thủ cạnh tranh sừng sỏ của mình.

Pepsi-Cola đang “xanh hóa” mọi thứ của mình, họ thậm chí còn chơi sang, sơn màu xanh dương cho một chiếc máy bay phản lực siêu thanh Concorde để chuyển tải thông điệp màu xanh đi tới các nhà máy đóng chai nước giải khát này trên khắp thế giới.

Hãy làm cái gì đó đối lập. Kodak màu vàng thì Fuij màu xanh dương. Màu vàng (như trong Golden Arches) cũng là màu người ta hay coi là màu đặc trưng của McDonald’s, mặc dù logo của nó hầu như toàn màu đỏ. Nhưng Burger King thì màu gì?

Burger King đã sai lầm khi chọn màu của bánh hamburger  thay vì chọn màu trái ngược với màu của các đối thủ cạnh tranh sừng sỏ của mình. Burger King đã kết hợp màu vàng của vỏ bánh hamburger với màu đỏ cam của thịt. Một logo gọn gnàg, nhưng với màu sắc tệ hại.

Budweiser màu đỏ, vậy Miller nên chọn màu gì? Một trong các rắc rối mà Miller gặp phải là họ tung ra thị trường quá nhiều dòng sản phẩm đến nỗi chúng phá hủy bản sắc màu sắc để nhận dạng nhãn hiệu. Để phân biệt các dòng sản phẩm của mình, Miller đã dùng một dải các màu phối hợp. Do đó họ đã đánh mất cơ hội để tự phân biệt mình với Budweiser, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của họ.

Hãy nghĩ đến thứ màu không thể nhầm lẫn trên vỏ hộp nữ trang Tiffany. Bằng cách chuẩn hóa một màu duy nhất và sử dụng đồng bộ trong nhiều năm, ta có thể tạo ra một sự hiện diện mạnh mẽ xét về phương diện thị giác trong cái thế giới rối tung này. Vào mùa giáng sinh, mỗi nhãn hiệu, mỗi cửa hàng đều dùng màu xanh lá cây và màu đỏ để trang hoàng, từ M&M’s đến Macy’s.

Tuy niên, Tiffany còn gây chú ý hơn khi trở thành món quà đặt dưới cây thông giáng sinh. Các bà vợ ôm hôn chồng ngay khi họ thấy cái hộp màu xanh giống vỏ trứng chim két. Chẳng cần mở ra họ cũng biết bên trong hộp có món quà tuyệt vời gì.

Có lẽ ta đã thấy nhiều lon bia Miller hơn hộp Tiffany. Nhưng ta biết rõ đó là Tiffany trong khi không chắc lắm có phải đó là Miller không.

Trong khi một màu đơn luôn luôn là chiến lược màu tốt nhất cho một nhãn hiệu, đôi khi có thể sử dụng nhiều màu một lúc.

Federal Express (Fedex), công ty giao nhận hàng qua đêm hàng đầu, đã muốn các kiện hàng nằm nổi bật trên bàn của người nhận. Do đó họ kết hợp hai màu gây sốc là cam và tía. Khi một kiện hàng do Fedex giao đến nơi, chỉ nhìn thì ai cũng biết kiện hàng đó do Fedex giao đến. Nó khác nào bộ đồ tắm biển màu cam và đỏ tía trong đại dương màu xanh dương của các công ty.

Dùng mãi một màu qua nhiều năm có thể giúp nhãn hiệu khắc sâu vào tâm thức mọi người. Hãy nhìn màu vàng của Caterpillar, màu nau của United Parcel Service, màu đỏ của Coca-Cola, và màu xanh dương của IBM mà xem.

Cái mà màu xanh dương vĩ đại đã mang lại cho Big Blue cũng là cài mà một màu độc đáo sẽ mang lại cho nhãn hiệu của anh

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Nhãn mác là gì?


Nhãn mác hàng hóa được định nghĩa như sau: là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn mác hàng hóa gồm từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Nhãn mác hàng hóa là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái hoặc chữ số, từ ngữ, hình ảnh hoặc hình vẽ, hình khối (3 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu tố đó.
- Là dấu hiệu dùng để nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một cơ sở kinh doanh, giúp phân biệt chúng với hàng hóa hoặc dịch vụ của các cơ sở kinh doanh khác;
- Là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các thành viên thuộc một hiệp hội với sản phẩm hoặc dịch vụ của các cơ sở không phải là thành viên của hiệp hội đó.
Nhãn mác hàng hóa gắn vào sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau.
Ví dụ như trong ngành thời trang thì nhãn mác hàng hóa gồm nhãn sizenhãn sườnnhãn cổnhãn mác quần áo,…
Với hai loại nhãn là nhãn dệt và nhãn in.
 - Nhãn dệt gồm: dệt hai da, dệt satin
nhan det loai thuong Nhãn mác là gì?
 - Nhãn in
Nhan in poly Nhãn mác là gì?
 Yêu cầu về nhãn mác:
Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết.
Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn mác hàng hóa đăng kí của người khác đã nộp đơn đăng kí nhãn mác hàng hóa (đơn nhãn hàng hóa) tại Cục Sở hữu Công nghiệp hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.
Hãy liên hệ với APSARA nếu bạn có thắc mắc về nhãn mác. Rất hân hạnh khi phục vụ khách hàng.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Quy định nhãn hiệu hàng hóa



Đến nay, nhãn hiệu hàng hóa bắt đầu đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống hiện đại, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Hàng hóa ngày càng đa dạng hơn dẫn đến người tiêu dùng cần được chỉ dẫn để có thể lựa chọn chính xác, nhanh chóng sản phẩm hàng hóa cần lựa chọn, và việc đặt tên cho sản phẩm, dịch vụ là điệu kiện tất yếu.

I. Nhãn hiệu hàng hoá là gì?

Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.

Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh, hoặc sự kết hợp giữa từ ngữ và hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu hình khối được bảo hộ.

Thời hạn qui định cho thủ tục đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá là 12 tháng.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là 10 năm và có thể gia hạn bảo hộ nhiều lần, mỗi lần 10 năm

nhan, lam nhan mac

II. Các dấu hiệu không được bảo hộ của nhãn hiệu hàng hóa:

- Hình, hình học đơn giản, chữ số, chữ

- Biểu tượng, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ.

- Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ và xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ.

- Dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lượng, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của Việt Nam, các tổ chức quốc tế.

- Tên gọi, hình vẽ, biểu tượng tương tự với quốc kỳ, quốc huy, danh nhân, địa danh của Việt Nam cũng như nước ngoài.

III. Tài liệu yêu cầu

1. Giấy ủy quyền cho Thảo Nguyên Xanh Corp. theo mẫu đính kèm.
• được xác nhận bởi UBND phường/xã nếu Người nộp đơn là cá nhân.
• được đóng dấu Công ty, ghi rõ họ tên, chức vụ người ký nếu Người nộp đơn là Công ty.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty/cá nhân được công chứng.

3. Hai mươi (20) mẫu Nhãn hiệu xin đăng ký (vẽ hoặc in).

IV. Thông tin yêu cầu

1. Ðịa chỉ, điện thoại, Fax của Công ty/cá nhân có Nhãn hiệu xin đăng ký, phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Ghi chú màu sắc của Nhãn hiệu nếu màu sắc cũng là yếu tố xin bảo hộ.

3. Giải thích ý nghĩa của các chữ, từ ngữ, hình vẽ thể hiện trên Nhãn hiệu.

4. Danh mục sản phẩm và/hoặc dịch vụ mang Nhãn hiệu đã hoặc sẽ được sản xuất-kinh doanh, phù hợp với ngành nghề sản xuất-kinh doanh của Công ty/cá nhân có Nhãn hiệu xin đăng ký.


V. Các điểm lưu ý

1. Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

2. Quyền ưu tiên dành cho người nộp đơn sớm nhất trong số những người nộp đơn cho cùng một Nhãn hiệu.

3. Việc sử dụng, quảng cáo Nhãn hiệu, triển lãm sản phẩm/dịch vụ mang Nhãn hiệu, trong nhiều trường hợp, là những chứng cứ quan trọng cho việc xin đăng ký và bảo hộ Nhãn hiệu hàng hoá.

Thương hiệu là gì?



Thương hệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Vậy thương hiệu là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất (lưu ý phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu). Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry...

nhan, nhan mac, lam nhan mac, in nhan mac


YẾU TỐ CẤU THÀNH

Phần đọc được

Bao gồm những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty, doanh nghiệp (ví dụ như: Gateway, PGrand, 3M...), tên sản phẩm (555, Coca Cola...), câu khẩu hiệu (slogan) đặc trưng (Tôi yêu Việt Nam), đoạn nhạc, hát và các yếu tố phát âm khác.

Phần không đọc được

Bao gồm những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (hình bông sen của Vietnam Airlines), màu sắc (màu xanh của Nokia, đỏ của Coca-Cola, hay kiểu dáng thiết kế, bao bì (kiểu chai bia Henniken) và các yếu tố nhận biết (bằng mắt) khác.

Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu

Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu chính là sự quay trở lại của khách hàng với công ty.Những khách hàng trung thành là những vị khách sẽ luôn bên công ty kể cả trong lúc khó khăn.Theo số liệu thống kê thì 80% lợi nhuận của các công ty đến từ 20% khách hàng trung thành của công ty.Do vậy việc chăm sóc những khách hàng trung thành qua các chiến lược marketing trực tiếp. Dịch vụ chăm sóc khách hàng (CRM) luôn được các công ty quan tâm, đặc biệt các công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ.

Các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới

Tạp chí Business Week kết hợp với hãng Interbrand phân tích, tổng hợp dữ liệu căn cứ vào doanh thu từ thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp, đánh giá của các khách hàng không thuộc đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và có cơ sở dữ liệu marketing, tài chính công khai, đưa ra danh sách 100 thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới năm 2007, trong đó nổi bật có 10 thương hiệu hàng đầu:
Coca Cola, Microsoft,IBM, GE,Nokia, Toyota, Intel,McDonald's, Disney, Mercedes-Benz.


Bạn hiểu gì về nhãn hiệu?



Nhãn hiệu/nhãn mác có đặc điểm nhận diện rõ ràng sẽ có một tầm ảnh hưởng rất lớn, thậm chí góp phần quyết định thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp thường có một số nhận thức sai lầm dưới đây về đặc điểm nhận diện của nhãn hiệu/nhãn mác sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp của mình.

Khi tự khởi nghiệp, có rất nhiều công việc quan trọng nên nhờ đến các chuyên gia chứ không nên tự làm. Và thiết kế nhãn hiệu, tạo cho nó một nét đặc trưng riêng là một công việc như vậy. Lý do là bạn bè, người thân có thể là những người rất có năng khiếu về mỹ thuật, hội hoạ, nhưng không có nghĩa là họ có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thiết kế cho doanh nghiệp của bạn những nhãn hiệu độc đáo, chuyển tải được những thông điệp, những giá trị mà doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng.

in an nhan mac, lam nhan mac, nhan, mac

1. Nghĩ rằng bạn bè, người thân có thể giúp thiết kế nhãn hiệu cho doanh nghiệp của bạn

Thiết kế logo, danh thiếp hay trang wed hoàn toàn khác với việc vẽ tranh. Một logo hay nhãn hiệu phải có những nét biểu trưng đặc thù và mang một ý nghĩa nào đó. Mặt khác, khi nhờ chuyên gia thiết kế một nét đặc trưng cho nhãn hiệu, người khởi nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian, tập trung vào các công việc thuộc chuyên môn theo sở trường của mình. Còn nếu để cho bạn bè làm việc thiết kế nhãn hiệu này, việc thiết kế nhãn hiệu có thể bị kéo dài, lại còn phải mất thời gian theo dõi, đôn đốc.

2. Cho rằng thiết kế một nhãn hiệu có đặc điểm nhận diện rõ ràng là một việc làm quá tốn kém

Nhiều chủ doanh nghiệp không muốn thuê các chuyên gia thiết kế nhãn hiệu cho doanh nghiệp của mình vì ngại tốn kém. Nhưng nếu không có một nhãn hiệu có đặc điểm nhận diện rõ ràng, có tính chuyên nghiệp cao, doanh nghiệp có thể sẽ bị tốn kém hơn. Lý do dễ thấy nhất là các khách hàng sẽ có ấn tượng xấu về nhãn hiệu của doanh nghiệp, có khi còn suy diễn ý nghĩa của nhãn hiệu theo một nghĩa tiêu cực và từ đó xem thường doanh nghiệp. Ngược lại, khi xây dựng một nhãn hiệu có nét đặc trưng riêng, thể hiện được những giá trị mà các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp đang tìm kiếm, doanh nghiệp sẽ được khách hàng nhớ đến và liên lạc khi họ có nhu cầu.

Hãy xem chi phí cho việc thiết kế nhãn hiệu là một khoản đầu tư hợp lý và có thể chấp nhận được. Bởi vì một nhãn hiệu, một logo có sức sống với thời gian sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng được những chương trình tiếp thị hay làm ra những vật dụng, tài liệu tiếp thị có tính nhất quán cao, chuyển tải được một trong những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và để lại ấn tượng sâu trong trí nhớ khách hàng.

3. Cho rằng doanh nghiệp không cần một nhãn hiệu có điểm nhận diện riêng

Trong môi trường kinh doanh chuyên nghiệp hiện nay, doanh nghiệp cần phải có một hình ảnh nhận diện  riêng. Đây chính là yêu cầu cơ bản nhất, là “kim chỉ nam“ định hướng mọi hoạt động tiếp thị, khuyến mãi của doanh nghiệp. Nếu không có một hình ảnh rõ ràng, nhất quán và thể hiện tính chuyên nghiệp cao, doanh nghiệp sẽ khó lấy được lòng tin của các khách hàng tiềm năng. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các công ty trong danh sách 500 công ty hàng đầu trên thế giới do tạp chí Fortune bình chọn đều có logo riêng. Một lý do chung là các công ty này đều muốn thể hiện tính chuyên nghiệp của mình.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Nhãn dệt cho ngành may mặc

Nhãn dệt đang được sử dụng rất phổ biến, nhất là trong lĩnh vực may mặc thời trang. Những chiếc nhãn dệt đã gắn liền với sản phẩm quần áo từ những ngày đầu. Lợi ích mà những chiếc nhãn dệt mang đến có thể kể là :  về số size, xuất xứ sản phẩm, thành phần, hướng dẫn sử dụng….

Hiện nay việc sản xuất nhãn dệt đã được áp dụng kĩ thuật mới nên việc tạo ra chiếc nhãn dệt sắc sảo là điều rất đơn giản, giá thành cũng giảm khá nhiều so với thời gian trước. Kỹ thuật hiện nay được dùng nhiều là dệt 2 da (có thể hiểu nôm na là dệt 2 lớp hoặc còn có tên gọi khác là dệt cao mật độ), với kiểu dệt này sản phẩm được sản xuất rất sắc nét và tinh tế.

nhan det mau Nhãn dệt thời trang và xu thế chung

Không chỉ dừng lại ở việc nhãn cổ, nhãn quần, công dụng của nhãn dệt còn thể hiện ở: nhãn size, nhãn sườn, nhãn hông, nhãn thành phần….tùy theo cách bố trí mà nhà sản xuất có thể đặt những nhãn dệt ở những vị trí khác nhau trên sản phẩm quần áo.

Một số hình ảnh nhãn dệt mẫu đẹp:

nhan det gocce Nhãn dệt thời trang và xu thế chung
Nhãn dệt GOCCE DILUNA

Nhan det Smash Nhãn dệt thời trang và xu thế chung
Nhãn dệt Smash

nhan det M Nhãn dệt thời trang và xu thế chung
Nhãn dệt M
Với kỹ thuật dệt cao cấp là nhãn 2 da thì cũng có những loại nhãn dệt thường như: nhãn dệt poly, nhãn dệt satin, nhãn in để phục vụ nhu cầu khách hàng. Tùy theo sở thích và sản phẩm thì khách hàng sẽ có những lựa chọn khác nhau.
Nhưng yếu tố cơ bản để tạo nên một nhãn dệt đẹp là: màu sắc, và thiết kế, sắp xếp bố cục hợp lý.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Nhãn mác và tầm quan trọng của nhãn mác





 Như vậy có nghĩa là rượu 12 tuổi sẽ bao gồm rượu ít tuổi nhất là 12 năm và các sản phẩm cùng loại khác được pha chế trong chai sẽ có độ tuổi lớn hơn 12 năm. Các nhà sản xuất thường ghi trên nhãn mác các con số 12,18,25, 38…vừa để công bố về độ tuổi của sản phẩm, vừa để thể hiện đẳng cấp và chất lượng của sản phẩm của mình. Riêng đối với những sản phẩm không ghi tuổi thì có thể ngầm hiểu đó là sản phẩm chỉ tối đa là 3 năm tuổi.
 Bạn là doanh nhân, bạn là Sếp! Bạn là người chỉ đạo và ra chỉ thị làm việc. Nhân viên nào đọc không hết làm chưa đủ chỉ thị là… biết tay sếp ngay! Vậy đã có khi nào bạn đọc đủ và hiểu hết thông tin, con số trên cái nhãn mác bé tý tẹo trước khi mua hàng chưa nhỉ?      

  nhan mac, bao bi

Nhãn mác hàng hóa là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn sản phẩm theo đúng mong muốn của mình. Ngoài các con số thông báo các thông tin cơ bản liên quan đến chất lượng sản phẩm theo quy định như thành phần, định lượng, tỷ lệ, thời hạn sản xuất, thời gian sử dụng, số giấy phép lưu hành, hướng dẫn đặc biệt, ...trên một số mặt hàng cao cấp còn thể hiện con số về độ tuổi của sản phẩm như vàng bạc, đồ cổ, đồ gỗ, rượu, xì gà...

Thế nhưng chẳng mấy sếp có thời gian và đủ kiên trì đọc hết thông tin trên cái nhãn mác bé tý tẹo, trừ khi đó là nhãn mác của đối thủ cạnh tranh! Với sếp, hàng hóa được chọn mua phải là hàng có tên, có tuổi. Dùng cũng sướng mà có đem cho hay biếu tặng cũng " mát mặt", " xứng tầm".  Tuy nhiên, rất nhiều doanh nhân cho biết, họ mua hàng theo thói quen thương hiệu, qua sự giới thiệu hoặc sự bắt mắt của bao bì chứ không mấy khi đọc hết thông tin trên nhãn mác sản phẩm. Bởi thế, doanh nhân mua phải hàng nhái, mua "hớ" vẫn xảy ra ...thường!
 
Với những thương hiệu đã khẳng định tên tuổi, bên cạnh các thông tin bắt buộc theo quy định trên nhãn mác, con số độ tuổi sản phẩm được coi là " yếu tố vàng" để thể hiện sự khác biệt và ưu thế cạnh tranh so với các sản phẩm khác cùng loại. Việc công bố độ tuổi trên bao bì sản phẩm được tuân thủ theo quy định của từng quốc gia.

Đơn cử, theo quy định trong điều lệ của Hiệp hội whisky Scotland - quốc gia nổi tiếng toàn thế giới bởi ngành công nghiệp sản xuất whisky: tuổi của sản phẩm phải được công bố ngay trên nhãn mác chai và được tính bằng số năm rượu được ủ trong thùng gỗ sồi có niêm phong của thuế quan và độ tuổi chỉ được tính cho số năm của sản phẩm trẻ tuổi nhất trong tất cả những sản phẩm cùng loại dùng để pha chế trong chai rượu.


nhan mac, bao bi  Như vậy, với các dòng sản phẩm cùng ngành hàng, chỉ cần nhìn vào con số độ tuổi ghi trên nhãn mác chai, người tiêu dùng có thể đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mà họ tiêu dùng. Việc này không những bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn mang đến cho người tiêu dùng sự thoải mái, an tâm khi mua hàng.

Một ví dụ khác với sô cô la, nếu đạt chuẩn thì nhất định phải ghi con số % của cacao. Tỷ lệ phần trăm này càng cao thì thanh sô cô la càng nguyên chất, càng giòn nhưng cũng càng đắng. Và loại sô cô la được ưa chuộng nhất là loại có thành phần cacao chiếm 40-50%, vừa dễ ăn mà đem tặng cũng không phải “tầm thường”. Còn nếu chỉ nhìn vẻ bắt mắt của vỏ hộp thì dễ rơi vào bẫy “tốt nước sơn” hơn là tốt gỗ.

Thế mới thấy, thông tin trên nhãn mác của sản phẩm cũng “ trăm đường quan trọng”. Giá trị của hàng hóa được khẳng định bằng chính con số độ tuổi ghi trên nhãn mác, các thượng đế khỏi phải “ nhọc công” đắn đo, ngờ vực.

Dù nói bằng cách này hay cách khác, sự thông minh và khéo léo của các nhà doanh nghiệp là công bố thông tin con số sao cho rõ ràng, minh bạch để vừa khẳng định giá trị sản phẩm của mình vừa thể hiện được lợi thế cạnh tranh của thương hiệu. Và các nhà sản xuất phải có trách nhiệm phối hợp với giới truyền thông để tuyên truyền và hướng dẫn cho người tiêu dùng về các quy định này, giúp người tiêu dùng chọn sản phẩm có chất lượng, đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mà họ tiêu dùng.