Hiển thị các bài đăng có nhãn mac. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mac. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Các loại nhãn mác trên thị trường

Từ những loại hàng hoá như đồ gia dụng, thiết bị điện tử … cho đến hàng quần áo thời trang, giầy dép, túi xách, đồ trang sức, vật dụng trang trí, thực phẩm … nhãn mác là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá và tôn vinh thương hiệu cũng như là chất lượng của sản phẩm.

Mác phân loại sản phẩm thành hai ranh giới rõ rệt: hàng hoá có xuất xứ và hàng hoá không có xuất xứ.

Mác cũng đồng thời chia sản phẩm làm nhiều cấp, từ bình dân, hàng hiệu đến hàng độc, hàng nhập ngoại.

Chính vì thế in ấn và lựa chọn một loại mác đẹp phù hợp với sản phẩm lại nổi bật các tiêu chí tạo nên sự khác biệt giữa các cơ sở sản xuất là yếu tố quan trọng quyết định thành bại trên thương trường.

 nhan det Các loại nhãn mác trên thị trường
Nhãn dệt
Nhan in satin Các loại nhãn mác trên thị trường

Trong các loại mác có mác giấy, mác vải, mác sợi, mác thêu, mác nilon, mác nhựa, mác polime …

- Mác vải có mác in tên thương hiệu thông tin sản phẩm, kích cỡ … mác cổ áo may liền vào cổ áo, mác tay áo, mác viền túi áo hoặc mác sống áo, mác đai quần hoặc ống/gấu quần …  mác vải in hình dán lên quần áo, giầy dép … , mác vải thêu, mác vải logo, mác vải hình con vật đặc trưng ép trực tiếp lên sản phẩm …

- Mác giấy có mác giấy đục lỗ, mác giấy cài ghim, mác giấy gấp đôi, mác giấy đơn, mác giấy kiểu chữ nhật thông dụng, mác giấy kiểu cách điệu, mác giấy dầy mỏng, cán gân dập nổi, mác giấy cán bóng …

nhan det loai thuong Các loại nhãn mác trên thị trường
Nhãn dệt

- Mác nhựa, mác nilon cũng tương tự như mác giấy về kiểu dáng và cách in, nhưng thường thì mác nilon, mác nhựa thường dùng cho mác hàng hoá có giá trị cao, kích cỡ lớn, đòi hỏi phải di chuyển, lắp đặt nhiều nơi (mác có độ bền cao, tránh được trầy xước, nhàu nát … khi vận chuyển) loại mác này thường dùng để tạo điểm nhấn cho mác giấy bằng cách đi kèm với mác giấy nhưng chỉ in logo hoặc thương hiệu với kiểu dáng, hình thù đặc trưng.

Nói chung để chọn một loại nhãn mác phù hợp, nêu bật được giá trị thương hiệu, nói lên được xuất xứ và thông số sản phẩm thì yêu cầu nhà sản xuất phải chú ý nhiều đến các yếu tố cơ bản về lựa chọn loại mác nào cho phù hợp, dùng chất liệu gì thích hợp và lựa chọn màu sắc kiểu dáng sao cho phù hợp nhất. 

Do đó mác và các loại nhãn mác đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra tiêu chí, định giá thành sản phẩm khách quan hơn, hợp lý hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà sản xuất, phân phối.

Hi vọng với những thông tin trên, bạn có thể dễ dàng đưa ra được quyết định in và chọn cho sản phẩm của mình những chiếc mác ưng ý nhất.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Nhãn mác là gì?


Nhãn mác hàng hóa được định nghĩa như sau: là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn mác hàng hóa gồm từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Nhãn mác hàng hóa là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái hoặc chữ số, từ ngữ, hình ảnh hoặc hình vẽ, hình khối (3 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu tố đó.
- Là dấu hiệu dùng để nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một cơ sở kinh doanh, giúp phân biệt chúng với hàng hóa hoặc dịch vụ của các cơ sở kinh doanh khác;
- Là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các thành viên thuộc một hiệp hội với sản phẩm hoặc dịch vụ của các cơ sở không phải là thành viên của hiệp hội đó.
Nhãn mác hàng hóa gắn vào sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau.
Ví dụ như trong ngành thời trang thì nhãn mác hàng hóa gồm nhãn sizenhãn sườnnhãn cổnhãn mác quần áo,…
Với hai loại nhãn là nhãn dệt và nhãn in.
 - Nhãn dệt gồm: dệt hai da, dệt satin
nhan det loai thuong Nhãn mác là gì?
 - Nhãn in
Nhan in poly Nhãn mác là gì?
 Yêu cầu về nhãn mác:
Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết.
Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn mác hàng hóa đăng kí của người khác đã nộp đơn đăng kí nhãn mác hàng hóa (đơn nhãn hàng hóa) tại Cục Sở hữu Công nghiệp hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.
Hãy liên hệ với APSARA nếu bạn có thắc mắc về nhãn mác. Rất hân hạnh khi phục vụ khách hàng.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Nhãn mác và tầm quan trọng của nhãn mác





 Như vậy có nghĩa là rượu 12 tuổi sẽ bao gồm rượu ít tuổi nhất là 12 năm và các sản phẩm cùng loại khác được pha chế trong chai sẽ có độ tuổi lớn hơn 12 năm. Các nhà sản xuất thường ghi trên nhãn mác các con số 12,18,25, 38…vừa để công bố về độ tuổi của sản phẩm, vừa để thể hiện đẳng cấp và chất lượng của sản phẩm của mình. Riêng đối với những sản phẩm không ghi tuổi thì có thể ngầm hiểu đó là sản phẩm chỉ tối đa là 3 năm tuổi.
 Bạn là doanh nhân, bạn là Sếp! Bạn là người chỉ đạo và ra chỉ thị làm việc. Nhân viên nào đọc không hết làm chưa đủ chỉ thị là… biết tay sếp ngay! Vậy đã có khi nào bạn đọc đủ và hiểu hết thông tin, con số trên cái nhãn mác bé tý tẹo trước khi mua hàng chưa nhỉ?      

  nhan mac, bao bi

Nhãn mác hàng hóa là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn sản phẩm theo đúng mong muốn của mình. Ngoài các con số thông báo các thông tin cơ bản liên quan đến chất lượng sản phẩm theo quy định như thành phần, định lượng, tỷ lệ, thời hạn sản xuất, thời gian sử dụng, số giấy phép lưu hành, hướng dẫn đặc biệt, ...trên một số mặt hàng cao cấp còn thể hiện con số về độ tuổi của sản phẩm như vàng bạc, đồ cổ, đồ gỗ, rượu, xì gà...

Thế nhưng chẳng mấy sếp có thời gian và đủ kiên trì đọc hết thông tin trên cái nhãn mác bé tý tẹo, trừ khi đó là nhãn mác của đối thủ cạnh tranh! Với sếp, hàng hóa được chọn mua phải là hàng có tên, có tuổi. Dùng cũng sướng mà có đem cho hay biếu tặng cũng " mát mặt", " xứng tầm".  Tuy nhiên, rất nhiều doanh nhân cho biết, họ mua hàng theo thói quen thương hiệu, qua sự giới thiệu hoặc sự bắt mắt của bao bì chứ không mấy khi đọc hết thông tin trên nhãn mác sản phẩm. Bởi thế, doanh nhân mua phải hàng nhái, mua "hớ" vẫn xảy ra ...thường!
 
Với những thương hiệu đã khẳng định tên tuổi, bên cạnh các thông tin bắt buộc theo quy định trên nhãn mác, con số độ tuổi sản phẩm được coi là " yếu tố vàng" để thể hiện sự khác biệt và ưu thế cạnh tranh so với các sản phẩm khác cùng loại. Việc công bố độ tuổi trên bao bì sản phẩm được tuân thủ theo quy định của từng quốc gia.

Đơn cử, theo quy định trong điều lệ của Hiệp hội whisky Scotland - quốc gia nổi tiếng toàn thế giới bởi ngành công nghiệp sản xuất whisky: tuổi của sản phẩm phải được công bố ngay trên nhãn mác chai và được tính bằng số năm rượu được ủ trong thùng gỗ sồi có niêm phong của thuế quan và độ tuổi chỉ được tính cho số năm của sản phẩm trẻ tuổi nhất trong tất cả những sản phẩm cùng loại dùng để pha chế trong chai rượu.


nhan mac, bao bi  Như vậy, với các dòng sản phẩm cùng ngành hàng, chỉ cần nhìn vào con số độ tuổi ghi trên nhãn mác chai, người tiêu dùng có thể đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mà họ tiêu dùng. Việc này không những bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn mang đến cho người tiêu dùng sự thoải mái, an tâm khi mua hàng.

Một ví dụ khác với sô cô la, nếu đạt chuẩn thì nhất định phải ghi con số % của cacao. Tỷ lệ phần trăm này càng cao thì thanh sô cô la càng nguyên chất, càng giòn nhưng cũng càng đắng. Và loại sô cô la được ưa chuộng nhất là loại có thành phần cacao chiếm 40-50%, vừa dễ ăn mà đem tặng cũng không phải “tầm thường”. Còn nếu chỉ nhìn vẻ bắt mắt của vỏ hộp thì dễ rơi vào bẫy “tốt nước sơn” hơn là tốt gỗ.

Thế mới thấy, thông tin trên nhãn mác của sản phẩm cũng “ trăm đường quan trọng”. Giá trị của hàng hóa được khẳng định bằng chính con số độ tuổi ghi trên nhãn mác, các thượng đế khỏi phải “ nhọc công” đắn đo, ngờ vực.

Dù nói bằng cách này hay cách khác, sự thông minh và khéo léo của các nhà doanh nghiệp là công bố thông tin con số sao cho rõ ràng, minh bạch để vừa khẳng định giá trị sản phẩm của mình vừa thể hiện được lợi thế cạnh tranh của thương hiệu. Và các nhà sản xuất phải có trách nhiệm phối hợp với giới truyền thông để tuyên truyền và hướng dẫn cho người tiêu dùng về các quy định này, giúp người tiêu dùng chọn sản phẩm có chất lượng, đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mà họ tiêu dùng.