Như
vậy có nghĩa là rượu 12 tuổi sẽ bao gồm rượu ít tuổi nhất là 12 năm và các sản
phẩm cùng loại khác được pha chế trong chai sẽ có độ tuổi lớn hơn 12 năm. Các
nhà sản xuất thường ghi trên nhãn mác các con số 12,18,25, 38…vừa để công bố về
độ tuổi của sản phẩm, vừa để thể hiện đẳng cấp và chất lượng của sản phẩm của
mình. Riêng đối với những sản phẩm không ghi tuổi thì có thể ngầm hiểu đó là sản
phẩm chỉ tối đa là 3 năm tuổi.
Bạn
là doanh nhân, bạn là Sếp! Bạn là người chỉ đạo và ra chỉ thị làm việc. Nhân
viên nào đọc không hết làm chưa đủ chỉ thị là… biết tay sếp ngay! Vậy đã có khi
nào bạn đọc đủ và hiểu hết thông tin, con số trên cái nhãn mác bé tý tẹo trước khi mua hàng
chưa nhỉ?
Nhãn mác hàng hóa là cơ sở quan trọng
để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn sản phẩm theo đúng mong muốn của mình.
Ngoài các con số thông báo các thông tin cơ bản liên quan đến chất lượng sản phẩm
theo quy định như thành phần, định lượng, tỷ lệ, thời hạn sản xuất, thời gian sử
dụng, số giấy phép lưu hành, hướng dẫn đặc biệt, ...trên một số mặt hàng cao cấp
còn thể hiện con số về độ tuổi của sản phẩm như vàng bạc, đồ cổ, đồ gỗ, rượu,
xì gà...
Thế
nhưng chẳng mấy sếp có thời gian và đủ kiên trì đọc hết thông tin trên cái nhãn mác bé tý tẹo, trừ khi đó là
nhãn mác của đối thủ cạnh tranh! Với sếp, hàng hóa được chọn mua phải là hàng
có tên, có tuổi. Dùng cũng sướng mà có đem cho hay biếu tặng cũng " mát mặt",
" xứng tầm". Tuy nhiên, rất
nhiều doanh nhân cho biết, họ mua hàng theo thói quen thương hiệu, qua sự giới
thiệu hoặc sự bắt mắt của bao bì chứ không mấy khi đọc hết thông tin trên nhãn mác sản phẩm. Bởi thế, doanh
nhân mua phải hàng nhái, mua "hớ" vẫn xảy ra ...thường!
Với
những thương hiệu đã khẳng định tên tuổi, bên cạnh các thông tin bắt buộc theo
quy định trên nhãn mác, con số độ
tuổi sản phẩm được coi là " yếu tố vàng" để thể hiện sự khác biệt và
ưu thế cạnh tranh so với các sản phẩm khác cùng loại. Việc công bố độ tuổi trên
bao bì sản phẩm được tuân thủ theo quy định của từng quốc gia.
Đơn
cử, theo quy định trong điều lệ của Hiệp hội whisky Scotland - quốc gia nổi tiếng
toàn thế giới bởi ngành công nghiệp sản xuất whisky: tuổi của sản phẩm phải được
công bố ngay trên nhãn mác chai và được tính bằng số năm rượu được ủ trong
thùng gỗ sồi có niêm phong của thuế quan và độ tuổi chỉ được tính cho số năm của
sản phẩm trẻ tuổi nhất trong tất cả những sản phẩm cùng loại dùng để pha chế
trong chai rượu.
Như vậy, với các dòng sản phẩm cùng ngành
hàng, chỉ cần nhìn vào con số độ tuổi ghi trên nhãn mác chai, người tiêu dùng
có thể đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mà họ tiêu dùng. Việc này
không những bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn mang đến cho người tiêu
dùng sự thoải mái, an tâm khi mua hàng.
Một
ví dụ khác với sô cô la, nếu đạt chuẩn thì nhất định phải ghi con số % của
cacao. Tỷ lệ phần trăm này càng cao thì thanh sô cô la càng nguyên chất, càng
giòn nhưng cũng càng đắng. Và loại sô cô la được ưa chuộng nhất là loại có
thành phần cacao chiếm 40-50%, vừa dễ ăn mà đem tặng cũng không phải “tầm thường”.
Còn nếu chỉ nhìn vẻ bắt mắt của vỏ hộp thì dễ rơi vào bẫy “tốt nước sơn” hơn là
tốt gỗ.
Thế
mới thấy, thông tin trên nhãn mác của sản phẩm cũng “ trăm đường quan trọng”.
Giá trị của hàng hóa được khẳng định bằng chính con số độ tuổi ghi trên nhãn
mác, các thượng đế khỏi phải “ nhọc công” đắn đo, ngờ vực.
Dù
nói bằng cách này hay cách khác, sự thông minh và khéo léo của các nhà doanh
nghiệp là công bố thông tin con số sao cho rõ ràng, minh bạch để vừa khẳng định
giá trị sản phẩm của mình vừa thể hiện được lợi thế cạnh tranh của thương hiệu.
Và các nhà sản xuất phải có trách nhiệm phối hợp với giới truyền thông để tuyên
truyền và hướng dẫn cho người tiêu dùng về các quy định này, giúp người tiêu
dùng chọn sản phẩm có chất lượng, đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm
mà họ tiêu dùng.