Hiển thị các bài đăng có nhãn bao bi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bao bi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Túi nilon bọc rau quả thì đẹp nhưng rất độc



Những loại rau, quả được bọc nilon, các hóa chất không bay hơi được, chúng sẽ bám lại trên thành túi nilon rồi ngấm lại vào vỏ, sau đó khuếch tán và tiếp tục ngấm sâu vào ruột quả
Bất chấp những cảnh báo về sức khỏe người tiêu dùng, nhiều loại hoa quả trên thị trường tiếp tục mang lại những tác động độc hại kép vì ngoài việc được sử dụng chất bảo quản, hoa quả còn được bọc trong túi nilon gây ra những ảnh hưởng độc hại đến người sử dụng.

Trên thị trường, các loại hoa quả được bọc trong túi nilon dưới nhiều hình thức: Bọc từng quả riêng biệt hoặc để tiện vận chuyển, tránh va đập dẫn đến thâm, thối, người kinh doanh bọc hoa quả thành từng lô nhỏ trong túi nilon với nhiều kích cỡ khác nhau.

bao bi, tui nilon

 Ghi nhận trên các trung tâm buôn bán hoa quả, các chợ lớn, sạp bán hàng thì nho các loại, lựu, táo, ổi, lê, … (những loại quả kích cỡ tương đối nhỏ) là các loại quả thường xuyên được bọc trong túi nilon nhất.

“Việc bọc hoa quả bằng túi nilon có những ích lợi nhất định cho người kinh doanh. Ngoài việc giảm thiểu những tác động xấu từ va đập cơ học dẫn đến xây sát thì túi nilon cũng giúp hoa quả đẹp hơn, che bớt các vết thâm và có thể “đánh lừa” người tiêu dùng”, TS Vật lý Nguyễn Đình Khải cho biết.

Tuy nhiên, ông Khải nhấn mạnh rằng có ít người tiêu dùng nhận thức được tác hại kép từ hoa quả bọc túi nilon.

“Những loại quả có bọc túi nilon được bảo quản bằng thuốc bảo vệ thực vật. Dù túi nilon đó có nguồn gốc từ đâu thì cũng rất độc hại”, ông Khải nói.

Ông phân tích: Bình thường hoa quả được bảo quản bằng thuốc bảo quản thực vật thì thời gian hoa quả tươi lâu đã được kéo dài ra rồi. Nhưng khi có túi nilon bọc bên ngoài, hoa quả còn tươi lâu hơn nữa.

Lý do là túi nilon cho phép hoa quả ít tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài, có tác dụng ức chế lâu hơn quá trình hô hấp tự nhiên của hoa quả, khiến chúng lâu chín hơn, xanh lâu hơn, tươi lâu hơn.

“Điều nguy hiểm hơn cả là quá trình hô hấp tự nhiên của quả sẽ sinh nhiệt, hơi nước. Nếu không có túi nilon thì nhiệt độ sẽ khiến các giọt nước có chứa hóa chất bảo quản bốc hơi bớt đi. Nhưng khi đã bọc nilon rồi, các hóa chất không bay hơi được, chúng sẽ bám lại trên thành túi nilon rồi ngấm lại vào vỏ, sau đó khuếch tán và tiếp tục ngấm sâu vào ruột quả”, ông Khải lưu ý.

Là người nghiên cứu lâu năm về các phương pháp bảo quản thực vật, và cũng đã đi nhiều nơi, sang cả Trung Quốc để tham khảo các phương pháp của họ, ông Khải nói: “Các túi nilon chính là mầm mống của nhiều căn bệnh hiểm nghèo sau này (như ung thư chẳng hạn)”.

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Chiến lược thiết kế mới của Coca-Cola


Để có được những mẫu bao bì, nhãn mác đa dạng thì Coca-Cola giới thiệu trang web công cụ thiết kế nội bộ Design Machine, cho phép tất cả các chi nhánh trên toàn cầu có thể truy cập và trực tiếp điều chỉnh thiết kế, chiến lược marketing theo ý của khách hàng cho hàng trăm thương hiệu con với những hướng dẫn sẵn có trong thương hiệu mẹ.

Cách làm này đã cắt giảm đáng kể thời gian tiếp cận với người tiêu dùng, một vũ khí chiến lược của các công ty thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh.

bao bi, nhan mac, nhan, in bao bi, in nhan mac

Với công cụ mới Design Machine, Coca-Cola Enterprises, nhà phân phối và công ty đóng chai lớn nhất của Coke ở Mỹ đã tạo ra đến 700.000 mẫu lon theo ý của khách hàng và hy vọng có thể đưa ra thêm hơn 50% mẫu lon nữa trong năm tới nhờ vào trang web này.

Với trước kia, đội ngũ thiết kế phải mất vài tuần hoặc vài tháng để cho ra đời những mẫu lon cũng như những trang trí trong cửa hàng.

Hiện nay, chỉ cần một người ngồi tại bàn với máy tính văn phòng, truy cập vào trang web Design Machine để tìm kiếm các layout thiết kế phù hợp, chỉnh sửa lại hình ảnh và ngôn từ thích hợp từ bảy ngôn ngữ. Sau đó, chuyển tập tin này đến nhà máy in Coca-Cola những mẫu thiết kế đó sẽ đến cửa hàng ngay trong ngày.

Trang web Design Machine gồm hai phần: thư viện kỹ thuật số của thương hiệu và công cụ thiết kế sản xuất. Khi truy cập và trang web, đầu tiên những marketer của Coke trên toàn cầu vào phần thư viện kỹ thuật số tìm kiếm một mẫu thích hợp nhất theo thương hiệu; sự kiện (ví dụ có thể đánh vào ô tìm kiếm chữ “Olympic Bắc Kinh” hay “ngày 4.7”); hoặc hình thức muốn thiết kế (ví dụ, một nhãn dán hay một poster trưng bày trong cửa hàng).

Sau đó, họ sử dụng công cụ thiết kế để chỉnh sửa theo ý mình đồng thời đặt logo của cửa hàng về mẫu thiết kế sẽ được trưng bày. Người sử dụng không cần phải đợi sự đồng ý bản thiết kế từ Coca-Cola mẹ vì những thông số thiết kế đã được cài sẵn trong designMachine đảm bảo cho ra những mẫu thiết kế cuối cùng phù hợp với tiêu chuẩn toàn cầu do đội ngũ thiết kế của trụ sở chính ở Atlanta thiết lập.

Công cụ thiết kế trực tiếp mới này đã giải quyết được bài toán hóc búa về thiết kế tại Coca-Cola: làm thế nào để những mẫu thiết kế vừa mang màu sắc và phong cách của mỗi địa phương nơi coke có mặt, vừa cân bằng chiến lược toàn cầu hóa của công ty.

Hệ thống thiết kế Design Machine này không chỉ cho phép Coca-Cola có thể kiểm soát được thương hiệu của mình trên toàn cầu mà còn giúp các thương hiệu của Coke thích ứng với địa phương một cách hiệu quả.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Bao bì Coca-cola



Nhãn hiệu Coca-cola đã rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt cũng như trên thế giới về lĩnh vực nước giải khát có gas. Vậy từ khi bắt đầu hình thành nên Coca-cola đã trãi qua bao nhiêu bao bì và mẫu mã để làm hài lòng khách hàng. Với bài viết này chúng ta sẽ thấy được những mẫu mã Coca-cola từ xưa đến nay.
  
Coca-Cola (hay còn gọi là Coke) được bán dưới hình thức rót ra từ vòi giống như bia cho đến năm 1894, khi người chủ của nó bắt đầu cho đồ uống pha chế này vào chai. Với sự ra đời của chai thủy tinh, sự sáng tạo cho bao bì của Coca-Cola đã bắt đầu.

Sự thay đổi đầu tiên về bao bì của Coca-Cola không phải cho mục đích bán hàng mà là để chống lại sự giả mạo, sao chép. Năm 1960, Coke bắt đầu sử dụng  thiết kế lon. Vào năm 1977, Coke cuối cùng cũng đăng ký nhãn hiệu kiểu dáng chai và cái tên “Coke-Cola và Coke”. Năm 1977 cũng đánh dấu sự ra đời của loại chai 2 lít. Kể từ đó, Coca-Cola đã cho ra đời rất nhiều mẫu thiết kế bao bì cho thương hiệu của mình. Trong nhiều dự án quảng cáo, concept chính là hình ảnh thiết kế bao bì Coca-Cola.

Coca-Cola luôn tái thiết kế bao bì của nó và đã sử dụng nhiều chất liệu như thủy tinh, thiếc, nhựa… và công ty vẫn đang tìm kiếm những cách mới hơn và thân thiện với môi trường hơn để đóng gói sản phẩm nước giải khát. Họ cũng giới thiệu những mẫu chai và lon đặc biệt để đánh dấu những ngày và sự kiện đặc biệt.

Dưới đây, Designs.vn xin giới thiệu những thiết kế bao bì sáng tạo của Coca-Cola mà chúng tôi đã sưu tầm được. Hy vọng các bạn sẽ thích thú với nó.




bao bi

bao bi

bao bi

bao bi

bao bi

bao bi

bao bi

bao bi

bao bi

bao bi

bao bi

bao bi

bao bi
 

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Bao bì Nutifood



Bao bì không chỉ là vỏ bọt quảng cáo cho sản phẩm mà là hình ảnh của từng thương hiệu để khẳng định sức mạnh cũng như điểm khác biệt so với các thương hiệu. Dưới đây chúng  ta sẽ tỉm hiểu về bao bì của Nutifood

Hội đồng quản trị của Nutifood đã có quyết định can đảm khi thay đổi cả bộ máy tổ chức của công ty và chấp thuận cho ban lãnh đạo thiết kế lại toàn bộ chiến lược và cấu trúc thương hiệu cho các dòng sản phẩm.

in an bao bi“Việc thay đổi trên nằm trong chiến lược phát triển mới của Nutifood, vì trong điều kiện thị trường cạnh tranh bình đẳng, sự thành bại phụ thuộc rất nhiều vào thực lực và tầm nhìn của mỗi doanh nghiệp để có thể khẳng định tên tuổi và duy trì lợi thế dài hạn trên thương trường”, ông Nguyễn Công Hải, Giám đốc Marketing của Nutifood, nói.

Vì sao Nutifood bắt đầu chiến lược kinh doanh mới bằng việc xây dựng lại cấu trúc thương hiệu và hệ thống bao bì sản phẩm? Ông Hải cho biết, khi xem xét nền tảng chiến lược và triết lý kinh doanh, ban lãnh đạo công ty đã đặt ra câu hỏi cần làm gì để nhãn hiệu sản phẩm phát triển hơn.

Nutifood có sản phẩm rất đa dạng, nhưng mức độ nhận biết của nhãn hiệu và tính đồng nhất trong thiết kế bao bì của các sản phẩm lại không tốt. Khi các sản phẩm của công ty được trưng bày trên quầy, kệ của điểm bán lẻ thì có vẻ các sản phẩm này không có “bà con” gì với nhau, nghĩa là người tiêu dùng không thấy có sợi dây liên hệ giữa chúng.

“Vì thế, công ty quyết định phải có bước đột phá trong việc xây dựng lại tín hiệu về nhận biết nhãn hiệu cho sản phẩm một cách đồng nhất. Để làm được việc này, chúng tôi hiểu rằng mình nên có một công ty tầm cỡ quốc tế giúp tư vấn và thiết kế bao bì và đó là lý do Nutifood chấp nhận chi ra số tiền lớn để mời Cowan, nhà thiết kế thương hiệu hàng đầu của Úc”, ông Hải cho biết.

Ông Blair Triplett, Giám đốc kinh doanh của Cowan ở khu vực châu Á, cho rằng vấn đề của thương hiệu là ở chỗ làm sao để bán được sản phẩm. Nếu việc thiết kế bao bì thực hiện tốt, nó sẽ truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp về sản phẩm đến người tiêu dùng.

Một thiết kế kiểu dáng và bao bì sản phẩm đạt yêu cầu phải bắt nguồn từ chiến lược thương hiệu, chiến lược sản phẩm cũng như chiến lược phát triển của công ty. Việc tìm hiểu thị trường, nhu cầu, mong đợi của khách hàng, cũng như các phương tiện mà thương hiệu hay sản phẩm có thể tiếp cận đến người sử dụng sẽ giúp nhà thiết kế tìm ra sự khác biệt trong sáng tạo, từ đó giúp chuyển tải những giá trị của doanh nghiệp.

Ngày nay, bao bì đóng một vai trò quyết định trong sự lựa chọn của khách hàng. Nhưng lâu nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường quá chú trọng đến quảng cáo và các phương thức tiếp thị khác mà quên đi yếu tố bao bì. Bao bì là công cụ để truyền tải thông tin và tính cách của một sản phẩm, nó được thể hiện thông qua màu sắc, kiểu dáng, hình ảnh và ngôn ngữ.

“Trong hệ thống phân phối hiện đại, khi mà siêu thị và các cửa hàng tiện nghi đang dần thay cho những tiệm tạp hóa và chợ hiện nay, bao bì đóng một vai trò quan trọng đối với quyết định chọn lựa sản phẩm của người tiêu dùng trong hàng trăm loại hàng hóa cùng loại trên kệ trưng bày”, ông Triplett nhấn mạnh.

Lâu nay, không ít doanh nghiệp đã sai lầm khi đánh giá thấp vai trò của bao bì. Người tiêu dùng yêu thích một sản phẩm nào đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng bao bì là yếu tố quan trọng và sống lâu nhất với sản phẩm.

Bao bì và cách chơi chữ



Thông tin trên bao bì thực phẩm có thể bị thổi phồng hay làm lập lờ để quyến rũ bạn mua sản phẩm mà không nhận ra sự thật lấp ló phía sau. Nhất là với những món chocolate, kẹo bánh, kem, nước ngọt … nhập khẩu, thì thông tin chỉ được dịch ra sơ lược, không cung cấp đủ những gì bạn cần và muốn biết.


bao bi dep, in an bao bi 1. Ý nghĩa thực sự đằng sau fat-free, low-calorie, lite…

Reduced-fat: Hàm lượng chất béo được cắt giảm.

So với các sản phẩm thường, lượng chất béo ở đây chỉ bằng ¾ hoặc ít hơn. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo rằng một loại thực phẩm reduced-fat là sẽ ít béo. Nó đơn giản chỉ ít hơn so với các sản phẩm cùng loại mà thôi.






Light hay Lite: Thực phẩm nhẹ nhàng hơn về việc cung cấp calories.

Sản phẩm sẽ đáp ứng một trong những tiêu chuẩn sau:

- Lượng calories chỉ bằng 2/3 so với loại thường.

- Lượng chất béo chỉ bằng ½ so với loại thường.

- Có thể cả loại thường và light (hay lite) đều ít béo và ít calories, nhưng sản phẩm dán nhãn light hay lite chỉ có ½ lượng muối so với loại thường.

Low-fat: Ít béo.

Trong một phần ăn (serving), chỉ có nhiều nhất là 3g chất béo. Đừng nhầm serving với cả sản phẩm. Một sản phẩm có thể được chia làm nhiều serving. Ví dụ một gói snack 60g có thể được chia ra đến 3 serving, mỗi cái có giá trị 20g. Bạn mà cứ tưởng lượng calories và chất béo trong cả gói là của một serving rồi tha hồ măm măm là thôi rồi.

% fat-free, ví dụ như “98% fat-free”.

98% fat-free có nghĩa là 98% trọng lượng sản phẩm là của những thành phần không phải chất béo; hay nói cách khác, món này chỉ chứa có 2% trọng lượng là chất béo mà thôi. Điều này hoàn toàn khác với % calories nhé. Ít chất béo ch ư a chắc là ít calories. Lượng calories đến từ 2% chất béo vẫn chiếm đến 25% tổng lượng calories.

Fat-free, nonfat, skim: Chỉ có tối đa nửa gram chất béo trong mỗi serving.

Sugar-free: Có ít hơn nửa gram đường trong mỗi serving.

Các giá trị Calories khác nhau:

Reduced-calorie: 3/4 calories so với loại thường.

Low-calorie: tối đa 40 calories trong mỗi serving.

Calorie-free: không tới 5 calories cho một serving.

Những vỏ kẹo, vỏ chocolate có thể làm bạn điên đầu!

Một món low-fat không nhất thiết sẽ low-calorie. Đôi khi một thanh chocolate low-fat có thể nạp cho bạn nhiều năng lượng hơn cả một thanh bình thường! Lý do: nhà sản xuất thay thế chất béo bằng carbohydras, làm cho lượng calories tăng lên chóng mặt. Chưa kể, “thương hiệu” ít béo cho bạn cảm giác yên tâm và ăn nhiều hơn bình thường cho sướng miệng. Hậu quả là ăn thức ăn ít béo mà lại tăng cân vù vù. Bao bì sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về thực phẩm và có thể lên một chương trình ăn uống khỏe mạnh, với điều kiện bạn phải biết cách giải mã chúng.

2. Những thuật ngữ không cần quan tâm đến:

Bởi chúng xuất hiện trên giấy gói nhằm mục đích quảng cáo, chứ giá trị thông tin là … về mo! Các cơ quan kiểm định xem những dòng chữ này là vô hại, nên chúng chẳng phải qua một cửa khẩu kiểm tra nào cả.

- Farm fresh/ Farm house/ Country fresh - Thực phẩm tươi, mới “chuyển phát nhanh” từ nông trại): Những từ này vẽ cho chúng ta bức tranh về những nông trại yên bình, đàn gia súc khỏe mạnh tung tăng tự do kiếm ăn, gần gũi với thiên nhiên … Nhưng 80% chúng lại đến từ những xưởng chăn nuôi gia súc hàng loạt với các “cỗ máy” đẻ trứng hay vắt sữa được vận hành bằng thức ăn công nghiệp và những loại thuốc tăng trọng.

- Traditional - Làm từ những nguyên liệu truyền thống: Nhưng còn việc nhà sản xuất sử dụng những nguyên-phụ liệu hóa học chẳng truyền thống chút nào để tăng hương vị sản phẩm thì có ai đề cập đến đâu!

- Special (đặc biệt)/ selected (hàng tuyển): Đáng tiếc rằng người thực hiện công đoạn đặc biệt hóa sản phẩm hay tuyển sản phẩm thì … vô danh! Chắng có ai làm chứng và càng không có giấy chứng nhận.

- Wholesome (lành mạnh)/ nutritious (bổ dưỡng): Miễn ăn vào không gây bệnh và có những yếu tố dinh dưỡng cơ bản, thì hãng nào cũng có thể tự tin in dòng chữ này lên bao bì.
Ngoài ra còn tìm nhiều cách chơi chữ để nhà sản xuất không phải tốn chi phí tốn kém nhằm đạt được những tiêu chuẩn khắt khe, mà vẫn “bắt mắt” khách hàng:

- Juice drink – Nước trái cây: Các loại nước trái cây chỉ chứa 5% là nước ép từ trái cây thật đã đủ tiêu chuẩn để đóng cộp cộp chữ này lên bao bì. 95% còn lại thì tùy nghi! Có thể là các loại đường hóa học, màu thực phẩm, mùi nhân tạo … Nếu bạn muốn uống nước ép trái cây nguyên chất thì nên tìm loại thức uống có dòng chữ “Fruit juice”.

- 20% more potato - Thêm 20% khoai tây: Nếu hàm lượng khoai tây trong món snack hay bánh ấy là 200gr, thì 20% khuyến mãi thêm chỉ có 10gr. Không hẳn là một món hời!

- Strawberry flavour yoghurt - Yoghurt vị dâu tươi: Đừng ngây thơ nghĩ rằng nhà sản xuất sử dụng dâu thật để tạo hương vị cho hũ yoghurt. Vị dâu nhân tạo sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí sản xuất hơn nhiều.

3. Những từ ngữ đáng tin cậy:

Không nhà sản xuất nào cả gan cho in những dòng chữ sau đây nếu chưa được sự cho phép của các cơ quan kiểm định thực phẩm.

- Freedom food - Thực phẩm tự do: Đây là các sản phẩm đến từ hệ thống trang trại nằm trong sự quản lí của tổ chức RSPCA (Mĩ). Các trang trại này được chứng nhận là đảm bảo một cuộc sống thoải mái và khỏe mạnh cho các loại gia súc, gia cầm à chất lượng thực phẩm cũng an toàn hơn.

- Organic - Thực phẩm hữu cơ: Hơi hơi giống “rau sạch, thịt sạch” ở nước ta. Những thực phẩm organic phải được nuôi trồng hoàn toàn bằng những phương pháp tự nhiên như rau không được sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, hay gia súc không được dùng thuốc tăng trọng, các biện pháp biến đổi gen…

- Vegetarian (dành cho người ăn kiêng): Đây là thực phẩm không có bất cứ nguyên-phụ liệu nào từ thịt động vật.

4. Hàm lượng cao vs hàm lượng thấp:

Đừng để bị rối tinh lên bởi các thuật ngữ như Hàm lượng chất béo thấp, Lượng canxi cao gấp đôi, Hàm lượng chất khoáng cao …, rồi đem “thí điểm” kế hoạch ăn kiêng của mình.

- Đường:

Hàm lượng cao: 10g/100g

Hàm lượng thấp: 2g/100g

- Chất béo:

Hàm lượng cao: 20g/ 100g

Hàm lượng thấp: 3g/100g

- Chất béo bão hòa:

Hàm lượng cao: 5g/100g

Hàm lượng thấp: 1g/100g

- Muối:

Hàm lượng cao: 0,5g/100g

Hàm lượng thấp: 0,1g/100g

- Chất xơ:

Hàm lượng cao: 3g/100g

Hàm lượng thấp: 0.5g/100g