Hiển thị các bài đăng có nhãn in an bao bi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn in an bao bi. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Tư vấn chọn túi nilon (bao nilon)

In ấn bao nilon (túi ni lông) cho shop thời trang là một trong những dịch vụ của APSARA. Với kinh nghiệm trên 15 năm trong lĩnh vực in ấn bao nilon bằng kỹ thuật in lụa truyền thống, chúng tôi tin rằng đủ khả năng và năng lực sản xuất đáp ứng các yêu cầu của các shop thời trang và nhà may.

Để có được những mẫu bao nilon (bọc ni lông) vừa ý và đẹp mắt, các bạn cần phải chú ý đến một số vấ đề sau trước khi đặt in ấn bao bì.

1. Chọn kích thước túi phù hợp với nhu cầu sử dụng của shop, cửa hàng

Theo APSARA đề nghị thì các bạn nên cho loại bao nilon có kích thước sau:
- Nếu shop thời trang hoặc nhà may của bạn thường xuyên đựng 1 áo, 2 áo, 1 quần thì nên chọn loại bao có kích thước cao 24 x ngang 34 (cm).

- Nếu bạn thường bán 2 áo hoặc 2 quần jeans trở lên hoặc 1 áo đầm thì nên chọn loại bao 26 x 40 hoặc 30 x 42. Đây là 2 loại bao sẽ đựng vừa đủ.

- Nếu shop bạn bán những đơn hàng nhiều thì nên chọn túi nilon 35 x 50. Bạn sẽ đựng được trên 4 áo hoặc trên 2 quần....


in tui nilon, in bao nilon, in bao bi, in an bao bi, chon mua tui nilon

2. Chọn màu sắc của bao nilon

- Thường dùng nhất tại các shop thời trang là bao màu trắng. Vì màu trắng khi in lên sẽ rất dễ đẹp và nhìn sang trọng hơn so với những màu khác.

- Tiếp theo là bao màu đen, với những cửa hàng thời trang có phong cách thì nên chọn loại này. Nó sẽ làm mạnh mẽ thêm cho shop của bạn.

- Ngoài ra túi nilon còn có những màu sau: màu cam, màu xanh lá, màu hồng (nếu shop bạn là áo quần dành cho nữ và trẻ trung thì dùng màu này rất hợp).



in tui nilon, in bao nilon, in bao bi, in an bao bi, chon mua tui nilon


3. Chọn màu chữ in trên túi nilon

- Bao trắng thì nên đi với chữ đen hoặc chữ đỏ sẽ làm nổi bật túi đựng quần áo cho shop của bạn.
- Bao đen thì nên in chữ nhũ vàng hoặc nhũ bạc thì sẽ làm sang trọng hơn.
- Bao hồng thì in với chữ trắng để tăng thêm phần nữ tính và nhẹ nhàng.
- Bao xanh lá thì in màu đen là phù hợp hơn so với những màu như: đỏ hoặc cam (2 màu này sẽ làm chìm nội dung bạn muốn quảng cáo trên túi nilon)


in tui nilon, in bao nilon, in bao bi, in an bao bi, chon mua tui nilon


4. Nội dung in trên bao bì cần phải to & rõ

- Do kỹ thuật in trên bao nilon còn những hạn chế nhất định, để có được những túi nilon đẹp cần phải thiết kế để nội dung không quá nhỏ và hình ảnh cũng vậy. Để khi in lên thì nội dung đọc được.

- Tránh các trường hợp in các màu chồng lên nhau, vì như vậy sẽ khó khăn hơn trong việc in ấn dẫn đến là tỉ lệ chính xác sẽ thấp. Ngoài ra chi phí lại cao do in chồng màu.

- Thiết kế cần phải có bố cục rõ ràng và đầy đủ thông tin (tên shop, thông tin quảng cáo, địa chỉ), nhiều nơi chỉ in có tên shop thiếu phần thông tin bên shop bán những mặt hàng nào hoặc thiếu địa chỉ.... Vấn đề này rất nhiều shop thời trang và nhà may gặp phải.


in tui nilon, in bao nilon, in bao bi, in an bao bi, chon mua tui nilon


5. Chọn chất liệu bao nilon

- Bao nilon có 2 loại chất liệu thường được dùng cho các cửa hàng thời trang: túi nilon HD và túi nilon PE
- Bao nilon HD: đặc tính là xốp, hơi cứng và không được mịn. (giá thành thấp)
- Bao nilon PE: đặc tính là dẻo, mềm và bóng. (giá thành hơi cao)


in tui nilon, in bao nilon, in bao bi, in an bao bi, chon mua tui nilon

6. Số lượng đặt hàng & thời gian giao hàng

- Số lượng đặt hàng là 30kg cho 1 kích thước hoặc 2 kích thước (in chung 1 film)
- Thời gian giao hàng từ 4 - 6 ngày làm việc.
- Các shop nên đặt bao trước khi bao nilon trong shop còn quá ít. Một số shop đợi đến khi nào gần hết bao thì mới bắt đầu đặt hàng và yêu cầu làm gấp, điều này hoàn toàn được nhưng in gấp thường chất lượng không được đẹp lắm.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Giải pháp cho các mẫu bao bì mới


Các nhà tiếp thị ngày càng hiểu tầm quan trọng của bao bì tới quyết định mua hàng tại nơi bán. Theo đó, nhiều nhà tiếp thị đang hướng tới các hệ thống bao bì mới để đánh giá được hiệu quả đầu tư phát triển bao bì.

Các công ty tiếp cận thách thức này bằng cách áp dụng hoặc chấp nhận các phương pháp nghiên cứu mà họ đang sử dụng để đánh giá hiệu quả của quảng cáo. Mặc dù vậy, việc áp dụng này cũng đặt ra một số khó khăn, vì nhiều nhân tố của bao bì và marketing tại điểm bán  thường  khác so với hoạt động quảng cáo. Với suy nghĩ này, chúng ta có thể sử dụng 5 nguyên tắc để đảm bảo rằng các nghiên cứu định tính đo lường chính xác ảnh hưởng của hệ thống bao bì mới, cũng như giúp đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác.

in an bao bi, in bao bi, in an


Nguyên tắc 1: Tránh các cuộc thi  
Bao bì chính là để thông tin và thuyết phục khách hàng, nhưng những nghiên cứu về bao bì nếu không được thực hiện tốt có thể sẽ chỉ đưa ra được những kết luận không cần thiết về “thiêt kế hình vẽ”, thay vì cần phải đánh giá hiệu quả thông tin của bao bì. Chính vì lý do này, một nguyên tắc quan trọng nhất khi nghiên cứu bao bì là thiết kế một nghiên cứu hoàn chỉnh, từng người tham gia nghiên cứu sẽ nhìn và phản ứng lại từng bao bì. Kết quả tìm được sẽ so sánh chéo (những người đã thấy loại bao bì đang lưu hành với những người được quan sát bao bì mới đang nghiên cứu). Cách làm này thúc đẩy sự phát triển và đưa ra các bao bì mới, nó cũng đánh giá hiệu quả các thay đổi về bao bì ảnh hưởng tới thái độ và ứng xử của người mua như thế nào.

Khi người mua hàng so sánh trực tiếp những mẫu bao bì khác nhau (của cùng một nhãn hiệu) trên cơ sở đặt cạnh nhau, việc so sánh sẽ tạo ra một cái nhìn không chính xác, vì cách nhìn đó ít khi người mua gặp phải tại cửa hàng. Khi đó, sự so sánh đặt cạnh nhau thường làm cho mục tiêu nghiên cứu trở thành sự kiểm tra trình độ của “Nhà chỉ đạo nghệ thuật” (Art Directors) hay “Nhà quản trị thương hiệu” (Brand Managers), thay vì mục tiêu nghiên cứu cũ là xem xét xem người mua hàng quyết định có mua hàng hay không. Do đó, kết quả là “80% khách hàng thích nhãn hiệu mới hơn nhãn hiệu cũ” không có ý nghĩa nhiều tới việc thay đổi bao bì có ảnh hưởng tới bán hàng như thế nào. Cuối cùng, sự đánh giá về hệ thống bao bì không chỉ là các yếu tố về thiết kế, mà là về mức độ ảnh hưởng tới hành vi mua như thế nào.

Nguyên tắc 2: Đo lường khả năng bắt mắt ngay trên kệ hàng
Bao bì là thông tin duy nhất về sản phẩm trên kệ hàng, nó phải thực thi nhiệm vụ thu hút khách hàng trong thời gian rất ngắn, thông thường chỉ 10 - 20 giây, đó là thời gian trung bình của người mua ra quyết định mua. Theo đó, thách thức cho bao bì là cần phải tạo ra cơ hội bán hàng trong 10 – 20 giây ngắn ngủi ấy. Trong thực tế, sau nhiều năm nghiên cứa của  PRS Eye-Tracking cho thấy, người mua hàng thậm chí chưa bao giờ nhìn quá một phần ba số thương hiệu trưng bày. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nếu bao bì được chú ý một cách nhanh chóng cũng có nghĩa là sẽ có nhiều khả năng được mua hơn.

 Đối với các thương hiệu lớn, vấn đề là làm sao thúc đẩy mua hàng nhanh chóng bằng cách hướng người mua hàng tới các sản phẩm mà họ mong muốn và có khả năng tăng cường hành vi mua bằng cách làm nổi bật tính năng mới của sản phẩm. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu người mua hàng không thể tìm thấy hàng muốn mua trong 10-15 giây thì họ sẽ chuyển sang mua thương hiệu khác.

Thật không may rằng có ít cách thức đo lường hiệu quả trưng bày trên kệ bán của sản phẩm, các điều tra nhanh và ẩu về truyền tải thông tin rất dễ dấn đến hiểu lầm. Đặc biệt, khi bao bì được trưng bày tách biệt (trên bàn hoặc trên màn hình), người mua không thể đo lường một cách chính xác khả năng dễ phát hiện trên giá của hàng hoá cũng như khả năng trưng bày tại cửa hàng. Thêm vào đó, nếu khả năng nhớ lại việc tiêu dùng sản phẩm là kém và các chỉ số về đánh giá hiệu quả trưng bày được đo sai, nhà sản xuất khó đưa ra quyết định đúng. Không có cách thức nào khác để đo lường những hiện tượng xảy ra khi người mua hàng tiếp xúc với bao bì trên giá hàng, chẳng hạn họ sẽ để ý cái gì, cảm giác ra sao và mua những gì. Điều quan trọng là hầu hết các quyết định thiết kế bao bì lại bị ảnh hưởng bởi những kiến thức thu được từ những điều tra như thế này, thay vì phải nghiên cứu xem thực tế người mua hàng nghĩ gì hay nhớ gì.

Nguyên tắc 3: Cần có sự cạnh tranh
Bao bì khác với quảng cáo ở chỗ nó thường phải cạnh tranh trực tiếp với các bao bì khác của đối thủ cạnh tranh được đặt ngay bên cạnh. Nói cách khác, bao bì ít khi được đánh giá một mình. Đối với thiết kế bên ngoài cần đánh giá trên nguyên tắc cạnh tranh và nghiên cứu cần thu thập dữ liệu trên cơ sở so sánh các bao bì với nhau, nhất là đối với các thương hiệu hàng đầu. 

Thêm vào đó, bởi vì khách hàng thường dành vài giây trong việc so sánh các sản phẩm khác nhau, nên cần so sánh các hệ thống bao bì về khả năng truyền đạt thông điệp ngay lập tức. Một thiết kế bao bì tốt thường tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng bằng cách nắm bắt hướng tiếp cận chủ chốt thông qua sự trình bày độc đáo (màu sắc, hình dáng, biểu tượng) hoặc nổi bật rõ ràng thông điệp để tạo sự khác biệt. Đối với khía cạnh truyền đạt thông điệp, nghiên cứu PRS Eye-Tracking về nhãn hiệu chỉ rõ rằng “càng đơn giản càng tốt”, và nếu đưa ra quá nhiều thông điệp sẽ giảm hiệu quả.

Nguyên tắc 4: Đưa ra bao bì “hoàn chỉnh”, không trình bày chỉ những thành phần đơn lẻ 
Để tạo ra sự rõ ràng và hiệu quả, cần định rõ các đặc điểm cụ thể của bao bì. Tuy nhiên, khách hàng thường phản ứng hoặc đánh giá các đặc điểm của bao bì (như logo, màu sắc...) trên quan điểm mỹ thuật thay vì quan điểm mua hàng. Hướng suy nghĩ này dẫn tới quan điểm: các yếu tố cụ thể của bao bì được xếp tương đương với phản ứng của khách hàng đối với bao bì. Quan trọng hơn, tách rời cách yếu tố của bao bì sẽ dẫn tới trạng thái tâm lý: thiết kế cần tối ưu hoá từng thành phần của bao bì thay vì tổng thể (như nắp chai, màu sắc…) 

Nhiều nghiên cứu đã thu thập các dữ liệu về phản ứng của khách hàng đối với bao bì trên quan điểm tổng thể. Các nghiên cứu này đã khám phá ra các yếu tố của bao bì ảnh hưởng tới phản ứng của khách hàng. Người bán hàng có thể kiểm tra các version khác nhau của bao bì để xác định khả năng ảnh hưởng của từng yếu tố của bao bì nếu đặt trên giá bán hàng và thông điệp có thể mang lại. Xét tổng quan, mục tiêu quan trọng nhất là có thể xác định được điểm mạnh và hạn chế của bao bì, xác định các vấn đề quan trọng, vấn đề đáng quan tâm và thông điệp đem lại.

Nguyên tắc 5: Không dựa vào một giải pháp duy nhất 
Các Chuyên gia tiếp thị luôn phải tìm kiếm những giải pháp mới cho thiết kế bao bì. Vấn đề cần quan tâm ở đây là “Liệu những cải tiến mới có thể tạo ra nhiều đơn hàng hơn không?”.

Dù vậy, nghiên cứu chỉ ra rằng mua hàng một lần chỉ là môt phần nhỏ của câu chuyện, chỉ có một số ít bao bì thay đổi có thể đáp ứng được mục tiêu tăng đột biến lượng bán. Thực tế, một lần thay đổi bao bì ít tồn tại được trong thời gian dài nhưng có thể làm cho khách hàng của đối thủ chuyển sang dùng thử nếu thấy đặc biêt. Nói cách khác, mục tiêu chính là tạo ra một khả năng tiêu dùng cho người chưa phải là khách hàng. 

Để có một sự phỏng đoán khá chính xác về tỷ suất đầu tư (ROI), nghiên cứu về bao bì nên có thêm sự tìm tòi về kích thích mua hàng với một loạt các nghiên cứu liên quan trực tiếp tới tiềm năng xây dựng khách hàng dài hạn. Ví dụ nghiên cứu cách trình bày trên giá, về thẩm mỹ, khả năng tạo sự khác biệt và cách thuyết phục người mua hàng. 
Cuối cùng các công ty đầu tư vào nghiên cứu bao bì sẽ thu được nhiều lợi ích, tạo ra những mẫu bao bì độc đáo, thúc đẩy bán hàng trên thị trường.  

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Túi nilon bọc rau quả thì đẹp nhưng rất độc



Những loại rau, quả được bọc nilon, các hóa chất không bay hơi được, chúng sẽ bám lại trên thành túi nilon rồi ngấm lại vào vỏ, sau đó khuếch tán và tiếp tục ngấm sâu vào ruột quả
Bất chấp những cảnh báo về sức khỏe người tiêu dùng, nhiều loại hoa quả trên thị trường tiếp tục mang lại những tác động độc hại kép vì ngoài việc được sử dụng chất bảo quản, hoa quả còn được bọc trong túi nilon gây ra những ảnh hưởng độc hại đến người sử dụng.

Trên thị trường, các loại hoa quả được bọc trong túi nilon dưới nhiều hình thức: Bọc từng quả riêng biệt hoặc để tiện vận chuyển, tránh va đập dẫn đến thâm, thối, người kinh doanh bọc hoa quả thành từng lô nhỏ trong túi nilon với nhiều kích cỡ khác nhau.

bao bi, tui nilon

 Ghi nhận trên các trung tâm buôn bán hoa quả, các chợ lớn, sạp bán hàng thì nho các loại, lựu, táo, ổi, lê, … (những loại quả kích cỡ tương đối nhỏ) là các loại quả thường xuyên được bọc trong túi nilon nhất.

“Việc bọc hoa quả bằng túi nilon có những ích lợi nhất định cho người kinh doanh. Ngoài việc giảm thiểu những tác động xấu từ va đập cơ học dẫn đến xây sát thì túi nilon cũng giúp hoa quả đẹp hơn, che bớt các vết thâm và có thể “đánh lừa” người tiêu dùng”, TS Vật lý Nguyễn Đình Khải cho biết.

Tuy nhiên, ông Khải nhấn mạnh rằng có ít người tiêu dùng nhận thức được tác hại kép từ hoa quả bọc túi nilon.

“Những loại quả có bọc túi nilon được bảo quản bằng thuốc bảo vệ thực vật. Dù túi nilon đó có nguồn gốc từ đâu thì cũng rất độc hại”, ông Khải nói.

Ông phân tích: Bình thường hoa quả được bảo quản bằng thuốc bảo quản thực vật thì thời gian hoa quả tươi lâu đã được kéo dài ra rồi. Nhưng khi có túi nilon bọc bên ngoài, hoa quả còn tươi lâu hơn nữa.

Lý do là túi nilon cho phép hoa quả ít tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài, có tác dụng ức chế lâu hơn quá trình hô hấp tự nhiên của hoa quả, khiến chúng lâu chín hơn, xanh lâu hơn, tươi lâu hơn.

“Điều nguy hiểm hơn cả là quá trình hô hấp tự nhiên của quả sẽ sinh nhiệt, hơi nước. Nếu không có túi nilon thì nhiệt độ sẽ khiến các giọt nước có chứa hóa chất bảo quản bốc hơi bớt đi. Nhưng khi đã bọc nilon rồi, các hóa chất không bay hơi được, chúng sẽ bám lại trên thành túi nilon rồi ngấm lại vào vỏ, sau đó khuếch tán và tiếp tục ngấm sâu vào ruột quả”, ông Khải lưu ý.

Là người nghiên cứu lâu năm về các phương pháp bảo quản thực vật, và cũng đã đi nhiều nơi, sang cả Trung Quốc để tham khảo các phương pháp của họ, ông Khải nói: “Các túi nilon chính là mầm mống của nhiều căn bệnh hiểm nghèo sau này (như ung thư chẳng hạn)”.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Nhãn hiệu và cách thức giữ vững nhãn hiệu


Nhãn hiệu là một trong những thành tố quan trọng trong các chiến lược tiếp thị của DN vì chúng cho phép nhận diện và chứng thực các loại hàng hoá và dịch vụ với nhãn mác, bao bì của họ trên thị trường và phân biệt sản phẩm của DN này với sản phẩm của DN khác. Do đó, đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài là phương thức hữu hiệu nhằm tránh tình trạng... mất nhãn hiệu thường thấy của các DN Việt Nam trong thời gian qua.

Những dấu hiệu nhận biết của một nhãn hiệu nói lên sự khác biệt về nhãn mác, bao bì , chất lượng sản phẩm và trong bối cảnh toàn cầu hoá và thương mại điện tử đang gia tăng thì nhãn hiệu là một trong những cách thức để khách hàng nhận diện các sản phẩm và dịch vụ của Cty. Sự bảo hộ nhãn hiệu loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng đối với những sản phẩm và dịch vụ tương tự không bảo hộ. Những hành vi gây tổn thất, làm giảm uy tín hoặc xâm phạm giá trị của nhãn hiệu đã được bảo hộ có thể gây hại lớn đến hoạt động kinh doanh của DN. Từ khi VN gia nhập WTO, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài đang được các DN ngày càng quan tâm nhằm đảm bảo vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Xu thế chung hiện nay của các DN là không đơn thuần làm gia công cho các Cty nước ngoài mà chủ động xây dựng thương hiệu riêng của mình với tham vọng phát triển ngang tầm với các DN nước ngoài.


in bao bi, in an bao bi, in an, lam nhan mac, nhan mac, in nhan mac


Tạo lập thương hiệu tại nước ngoài: có quá sức?

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất về top 200 Doanh Nghiệp Việt Nam của Tổ Chức Liên Hợp Quốc UNDP (United Nations Development Programme) thì: "Phần lớn các DN VN được hỏi đều cho rằng tạo dựng thương hiệu ở nước ngoài là việc làm tốn kém và khó khăn. Phần lớn các DN VN thâm nhập thị trường quốc tế thông qua các tập đoàn phân phối toàn cầu dưới thương hiệu của họ. Những tập đoàn này không sẵn sàng chấp nhận việc các DN VN tạo dựng thương hiệu độc lập. Dù sao, làm như vậy vẫn còn là điều vượt quá năng lực và nguồn lực của phần lớn các DN lớn của VN". Theo số liệu của Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO thì kể từ khi nhãn hiệu đầu tiên của VN được đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid (năm 1986) đến tháng 10/2007, mới có 156 nhãn hiệu của VN được đăng ký và nộp đơn theo hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Madrid, trong khi đó, số lượng nhãn hiệu từ các nước chỉ định đăng ký tại VN là 59.014. Nhìn vào con số này có thể nhận thấy số lượng nhãn hiệu của VN được đăng ký quốc tế còn rất hạn chế so với số lượng nhãn hiệu từ các nước chỉ định vào VN.

Mặc dù có những khó khăn nhất định về tài chính và thủ tục khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, tuy nhiên nhiều DN VN đã quan tâm đăng ký nhãn hiệu từ khá sớm và đã có những thành công đáng kể trên thị trường quốc tế. Trong số các DN đã đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid, không chỉ các DN lớn với những nhãn hiệu đã được khẳng định vị trí trên thị trường trong nước như: Vinamilk cho sản phẩm sữa, Sài Gòn cho sản phẩm bia, Minh Long cho sản phẩm gốm sứ, Vinataba cho sản phẩm thuốc lá, Kymdan cho sản phẩm đệm mút, Miliket cho sản phẩm mì tôm, Thiên Long cho các sản phẩm bút, Hồng Hà cho các loại văn phòng phẩm, PetroVietnam cho dầu khí và các dịch vụ liên quan đến dầu khí, Vinacafe cho sản phẩm cà phê, Vinatea cho sản phẩm chè, Traphaco cho các sản phẩm dược... mà còn có những nhãn hiệu dường như chưa được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến như: cà phê Mỹ Lệ của Cty TNHH Mỹ Lệ (tỉnh Bình Phước), giày dép Tân Tuấn Kiệt của Cty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Tuấn Kiệt (TP HCM), trà Trâm Anh của DN Trâm Anh (tỉnh Lâm Đồng), nhãn hiệu Lekima của DNTN Hương Nam Phương (TP HCM).

Một trong những ví dụ điển hình về sự nỗ lực xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế là thương hiệu "Minh Long" của Cty gốm sứ Minh Long I. Hiện tại, sản phẩm gốm sứ Minh Long không chỉ chinh phục được người tiêu dùng trên thị trường trong mà còn chiếm lĩnh được các thị trường lớn như Pháp, Đức, Thụy sĩ, Anh và Mỹ... Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu tại thị trường nước ngoài, ngay từ năm 2000, Cty Minh Long đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid cho các sản phẩm gốm sứ và chỉ định đăng ký tại 16 quốc gia chủ yếu là các nước có nền công nghiệp gốm sứ phát triển của Châu Âu như Pháp, Đức, Cộng hoà Séc, Nga, Hungary... Chính nhờ ý thức tạo dựng và bảo vệ tài sản trí tuệ cũng như sự quyết tâm của DN mà Cty gốm sứ Minh Long không gặp phải những thua thiệt khi thâm nhập thị trường nước ngoài mặc dù các loại sản phẩm của Cty là nhóm sản phẩm rất dễ bị làm giả, làm nhái.

Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: Cách thức nào?

Việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài có thể được thực hiện bằng cách nộp đơn đăng ký đơn lẻ tại từng quốc gia nơi DN xuất khẩu hàng hoá/dịch vụ hoặc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid.

Trong trường hợp nộp đơn đăng ký tại từng quốc gia, trình tự, thủ tục nộp đơn sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật quốc gia đó. Thông thường, DN sẽ phải thực hiện việc nộp đơn thông qua một tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ tại nước sở tại.

Trong trường hợp DN tham gia vào thị trường của một số quốc gia và cần đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia đó thì việc đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid là lựa chọn tốt nhất cho DN. VN đã gia nhập Thoả ước Madid từ năm 1949. Ngày 11/7/2006 VN tiếp tục trở thành thành viên chính thức tham gia Nghị định thư Madrid về nhãn hiệu hàng hoá. Đây là cơ hội để nhãn hiệu của các nước trong hệ thống Madrid được bảo hộ ở VN và hàng hoá trong nước vươn ra thị trường quốc tế vì so với Thỏa ước, Nghị định thư có nhiều ưu điểm và tạo thuận lợi hơn cho các chủ đơn của các quốc gia thành viên.

Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid được quản lý bởi WIPO cho phép DN khả năng bảo hộ một nhãn hiệu ở 77 quốc gia và Cộng đồng Châu Âu (EC) bằng cách nộp một đơn với một trong những ngôn ngữ (Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha) và một khoản lệ phí bằng đồng Francs Thụy sĩ. Người nộp đơn muốn sử dụng hệ thống Madrid phải nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở một cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của quốc gia hay vùng lãnh thổ trước khi đăng ký bảo hộ quốc tế. Từ đó, việc đăng ký quốc tế có thể được duy trì và đổi mới thông qua một thủ tục đơn giản tại WIPO.

Do Viêt Nam là thành viên của cả hai văn kiện quốc tế là Thỏa ước và Nghị định thư Madrid, do vậy, các cá nhân, pháp nhân, tổ chức của VN có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo quy định của cả hai văn kiện này.

Theo qui định của Thỏa ước Madrid:

Để được đăng ký nhãn hiệu theo thỏa ước Madrid, nhãn hiệu nhất thiết phải đã được đăng ký bảo hộ. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Pháp, trong đó chỉ rõ các nước thành viên mà DN muốn nhãn hiệu được bảo hộ. Đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Ngày nộp đơn được quy định là ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được Đơn nếu đơn được gửi cho Văn phòng quốc tế trong vòng 2 tháng. Sau khi Đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế, mọi giao dịch giữa người nộp đơn và Văn phòng quốc tế đều phải thông qua Cục Sở hữu trí tuệ kể cả việc sửa đổi tài liệu, hạn chế danh mục sản phẩm, chuyển giao quyền đã đăng ký. Thủ tục xét nghiệm đơn đăng ký theo Thoả ước Madrid được tiến hành độc lập tại mỗi nước thành viên, việc từ chối bảo hộ của một nước thành viên không làm ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Theo quy định trong vòng 12 tháng kể từ khi đơn được nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ.

Theo qui định của Nghị định thư Madrid:

Trình tự, thủ tục nộp đơn và quá trình xét nghiệm đơn theo nghị định thư cũng tương tự như nộp đơn theo thoả ước Madrid, tuy nhiên, thời gian để nhãn hiệu được coi là chấp nhận bảo hộ tại nước chỉ định trong trường hợp nước đó không từ chối bảo hộ là 18 tháng. Việc đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư có những thuận lợi hơn so với đăng ký theo Thỏa ước, như: việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể thực hiện ngay sau khi nhãn hiệu đó được nộp đơn ở VN; Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể được làm bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh...

Để có thể bơi ra biển lớn WTO, các con thuyền nhỏ - DN VN cần phải có ý thức và biết cách tự bảo vệ mình, tự làm cho mình lớn mạnh. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài chính là một trong những biện pháp nhằm tạo dựng sự lớn mạnh cho DN. Có như vậy mới có thể trụ vững và khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế.

Nhãn mác, bao bì và yếu tố màu sắc của nó


Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng yếu tố màu sắc thực sự góp phần nâng cao nhận thức về bao bì, nhãn mác, nhãn hiệu và đóng vai trò lớn trong các lựa chọn mua sắm của khách hàng. Nó cũng gợi mở trí nhớ và khích lệ cảm xúc. Ngay cả khi màu sắc bao bì, nhãn mác, nhãn hiệu của bạn đã hợp lý, đừng dừng lại ở đó. Hãy chắc chắn rằng những màu sắc bạn lựa chọn đang truyền tải một thông điệp thích hợp tới các khách hàng.

Lấy ví dụ ở logo công ty bạn. Xét về mặt cốt lõi của hình ảnh bao bì, nhãn mác, nhãn hiệu, nó gửi đi một thông điệp then chốt về sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn, hoặc ở một góc độ nào đó, nó tạo ra sự khác biệt giữa nhãn hiệu công ty bạn với các nhãn hiệu cạnh tranh khác. Mỗi một màu sắc đều mang trong mình một thông điệp riêng biệt. Điều này có nghĩa là nếu logo của bạn sử dụng bốn màu sắc, bạn đang gửi đi bốn thông điệp khác nhau trong cùng một lần. Thậm chí nếu các thông điệp là bổ sung cho nhau, chỉ một vài khách hàng có thể nhớ và liên tưởng tới tất cả các ý tưởng trong nhãn hiệu của bạn.

in bao bi, in nhan mac, lam nhan mac, in an, in an bao bi

Một ví dụ khác đó là ở tấm danh thiếp kinh doanh, phần đầu đề thư hay các sản phẩm văn phòng phẩm khác. Không kể đến những nỗ lực nhãn hiệu cố kết, một tấm danh thiếp đa màu sắc có thể được xem là một lựa chọn tốt, nhưng càng nhiều màu sắc bạn sử dụng, yếu tố khác biệt sẽ càng ít đi. Bạn đang sử dụng màu sắc để củng cố các đặc tính nhãn hiệu, hay bạn đang gửi đi các thông điệp xung đột lẫn nhau? Một số công ty thành công có những cách thức sử dụng màu sắc nhãn hiệu của riêng mình. Trong tâm trí của người tiêu dùng, UPS là màu nâu. Trong thị trường nước giải khát, Coke là màu đỏ. Hơn nữa, màu xanh của IBM là khác hẳn so với màu xanh của Tiffany. Mỗi một công ty hàng đầu trên thị trường thường lựa chọn một màu sắc cụ thể đóng vai trò là màu sắc chủ đạo cho logo và hình ảnh nhãn hiệu của mình. Một vài công ty lựa chọn sự phối kết hợp của hai màu sắc, như FedEx với màu tía và màu da cam, song hiếm khi bạn thấy được một nhãn hiệu lớn được xây dựng trên nền tảng quá hai màu sắc cơ bản.

Ngoại lệ có thể là ở những công ty có sản phẩm hay dịch vụ khá đa dạng và có nội dung thiên về màu sắc, chẳng hạn như Skittles với bảy sắc cầu vồng của các hương vị hoa quả, hay các công ty in ấn. Bài học thất bại của một số hãng bia mới ở châu Âu đã chứng tỏ cho tầm quan trọng của yếu tố đặc trưng trong màu sắc nhãn hiệu. Sau khi thành lập, nhiều hãng bia đã sử dụng màu xanh lá cây cho hình ảnh nhãn hiệu của mình. Đây là một lựa chọn sai lầm khi mà qua thời gian, nhãn hiệu của các công ty bia này không những không gây được ấn tượng mà có phần ngày một phai mờ hơn. Nguyên nhân xuất phát ở chỗ tại châu Âu cũng như trên toàn thế giới, màu xanh lá cây đã quá in đậm trong tâm trí người tiêu dùng như là một màu đặc trưng của hãng nhãn hiệu bia Heineiken. Họ không mấy quan tâm tới những màu sắc tương tự và do đó, những nhãn hiệu có màu xanh lá cây sẽ không gây được sự chú ý nào cả. Rõ ràng, việc sử dụng màu sắc một cách riêng biệt sẽ là tốt nhất trong hình ảnh nhãn hiệu hay các dữ liệu tiếp thị.

John Williams, chủ tịch kiêm sáng lập viên LogoYes.com, trang web đầu tiên và lớn nhất thế giới về logo và nhãn hiệu công ty, đề xuất về việc xây dựng một bảng màu sắc hai thành phần cho hình ảnh nhãn hiệu bao gồm những màu chủ đạo cho logo cùng các văn phòng phẩm khác và những màu bổ sung cùng hình ảnh đồ hoạ phụ trợ cho trang web và các dữ liệu in ấn phức tạp hơn. Với 25 năm kinh nghiệm quảng cáo của mình, John đã xây dựng các chuẩn mực nhãn hiệu cho nhiều công ty trong danh sách Fortune 100 (100 công ty lớn nhất thế giới) như Mitsubishi, IBM, GM,…. Ông khuyên rằng trước khi lựa chọn một bảng màu sắc phù hợp cho việc xây dựng nhãn hiệu, bạn hãy quan tâm tới những vấn đề sau:

1) Các màu sắc có lôi cuốn những khách hàng mục tiêu của mình?

Theo John Williams, việc xây dựng màu sắc nhãn hiệu lôi cuốn còn là một phương thức tiếp thị hiệu quả. Tuy nhiên, nhiệm vụ này không mấy dễ dàng do có khá nhiều yếu tố khác nhau tác động. Cùng với thời gian, sản phẩm phải được khách hàng chấp nhận nên khi chọn màu biểu tượng cho sản phẩm đòi hỏi bạn phải có tầm nhìn sao cho màu sắc đó luôn mới mẻ, hiện đại trong con mắt khách hàng. Bạn hãy tính tới độ tuổi, giới tính, văn hoá và các yếu tố nhân khẩu học khác của các khách hàng mục tiêu.

2) Màu sắc chủ đạo của mình có riêng biệt?

Nó có nổi bật so với các nhãn hiệu cạnh tranh khác? Nếu nhãn hiệu của bạn nhỏ hơn, việc chia sẻ cùng màu sắc với những hãng dẫn đầu thị trường có thể là hợp lý lúc ban đầu. Song việc này rất dễ đẩy mạnh vị thế của các hãng dẫn đầu thị trường đó do sự nhầm lẫn của người tiêu dùng giữa nhãn hiệu của bạn với nhãn hiệu của hãng kia. Tốt nhất, hãy tạo dựng cho nhãn hiệu một màu sắc riêng biệt. Nhiều thập kỷ qua, màu đỏ luôn là đặc trưng của hãng bột ngọt Ajinomoto. Màu đỏ đó không hề thay đổi theo thời gian, thể hiện sự vững bền của công ty và của sản phẩm, đồng thời ăn sâu vào tâm trí của từ thế hệ khách hàng này đến thế hệ khách hàng khác.

3) Màu sắc mang ý nghĩa hay truyền tải thông điệp gì?

Ý nghĩa hay thông điệp của màu sắc cần thích hợp với nhãn hiệu của bạn. Mỗi sản phẩm đều có mối liên hệ nhất định với màu sắc nào đó. Nhất là những sản phẩm nổi tiếng thường được nhớ tới và nhận ra qua dấu hiệu chủ yếu là màu sắc.

4) Màu sắc chủ đạo có hợp thời hay đảm bảo sự bền vững nhất định?

Yếu tố thời trang hay xu hướng luôn thích hợp với các khách hàng trẻ tuổi, nhưng có thể không mấy dễ dàng với những khách hàng lớn tuổi hơn. Do vậy, tuỳ từng khác hàng mục tiêu, yếu tố màu sắc sẽ có thay đổi cho thích hợp. Một điều cần chú ý khác đó là màu sắc nhãn hiệu cần có sự bền vững, chứ không thể thay đổi liên tục được. Phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, bạn có thể lựa chọn cho mình những màu sắc nhất định và phù hợp. Song quan trọng ở chỗ bạn cần đảm bảo tính ổn định cho màu sắc đó. Hàng trăm năm qua, chúng ta luôn dễ dàng nhận thấy trên thị trường những biểu tượng màu sắc cố định như màu vàng của chè Lipton, màu đỏ của Coca Cola,…

5) Những màu sắc trực tuyến tương ứng sẽ là gì?

Sau khi xác định bảng phối màu sắc, thách thức tiếp theo của bạn sẽ là đảm bảo một sự mô phỏng tối ưu các màu sắc nhãn hiệu của bạn trên tất cả các phương tiện truyền thông khác nhau. Bạn cần giữ vững sự trung thành với các màu sắc nhãn hiệu đã lựa chọn trong các bản mô phỏng và nhớ rằng chính yếu tố xuyên suốt này đóng vai trò thiết yếu để lôi kéo người tiêu dùng. Một cách khá đơn giản, càng nhiều màu sắc không có nghĩa là càng lôi cuốn hơn. Màu sắc nên tách biệt với nhãn hiệu, và sẽ đóng vai trò khích lệ sự liên tưởng tới nhãn hiệu. Công ty nào lựa chọn cho mình những màu sắc nhãn hiệu một cách chiến lược và sử dụng chúng một cách xuyên suốt chắc chắn sẽ có những tương lai sáng lạn.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Yếu tố thiết kế bao bì đẹp (Packaging Design)

"Packaging design” là sự kết hợp giữa nguyên liệu, cấu trúc, cách trình bày, hình ảnh, màu sắc và những thành phần khác tạo ra sự thu hút thị giác cho mục đích truyền thông mục tiêu và chiến lược marketing của một thương hiệu hay sản phẩm.

Vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việc quyết định lựa chon mua hàng của họ. Để luôn là lựa chọn số một của khách hàng trước những đối thủ cạnh tranh thì đâu là yếu tố chính trong việc xây dựng những yếu tố thành công trong việc thiết kế bao bì ?

Dựa trên cơ sở những nhân tố tác động đến khách hàng khi lựa chọn và so sánh những sản phẩm cùng loại chúng ta hãy tham khảo 8 yếu tố cơ bản trong việc lựa chọn thiết kế một bao bì đẹp, đó là:

in an bao bi, in bao bi, bao bi dep, in bao bi dep

1.Sự phối hợp nhất quán:

Đây là tiêu chuẩn cốt lõi của một bao bì thành công. Sự phối hợp nhất quán là phải thể hiện được một phong cách riêng của thương hiệu sản phẩm. Màu sắc, bố cục, phông nền là những yếu tố giúp cho việc nhận dạng hình ảnh thương hiệu nhanh hơn nhiều lần, và giúp cho khách hàng có thể nhớ được những đặc tính riêng của sản phẩm đó, mặc dù họ có thể mua hàng ở nhiều cửa hàng khác nhau. Một sản phẩm có thể thay đổi màu sắc bao bì theo từng giai đoạn để tạo sự hấp dẫn, nhưng nó phải tuân theo nguyên tắc nhất quán trong việc nhận diện thương hiệu sản phẩm đó.

2.Sự ấn tượng:

Khi tặng quà cho một ai đó thì việc gói quà đã thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận. Một món quà được gói đẹp và chăm chút trước hết đã gây được một ấn tượng ban đầu tốt đẹp đối với người nhận, cho dù chưa biết món quà bên trong như thế nào. Bao bì của sản phẩm cũng vậy, cách thiết kế và đóng gói bao bì cũng đã thể hiện được một phần của sản phẩm bên trong bao bì. Tính ấn tượng còn đặc biệt có ý nghĩa với những bao bì cao cấp dành cho những sản phẩm sang trọng. Việc thiết kế bao bì cho những mặt hàng đắt giá đòi hỏi phải có sự chọn lựa kĩ từ chất liệu cho đến màu sắc thiết kế., thông qua đó thể hiện được “đẳng cấp” của người mua.

3.Sự nổi bật:

Trên một kệ trưng bày không chỉ có sản phẩm của chúng ta mà còn có thể có các sản phẩm khác cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy sự nổi bật là một yếu tố rất quan trọng để tạo ra sự khác biệt. Nhà thiết kế phải hiểu rằng sản phẩm sẽ được người tiêu dùng so sánh, nhận định với hàng loạt những sản phẩm khác với rất nhiều phong cách và màu sắc đa dạng. Và để có thể cạnh tranh được, nhà thiết kế phải làm cách nào để sản phẩm của mình sẽ là điểm nhấn giữa một loạt sản phẩm khác. Muốn làm được điều này đòi hỏi nhà sản xuất đã phải nghiên cứu kĩ thị trường từ bước định vị sản phẩm đầu tiên đến việc xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả. Khả năng sáng tạo cao cũng sẽ giúp việc thiết kế bao bì tránh được những lối mòn quen thuộc đến nhàm chán của các bao bì ngoài thị trường.

4.Sự hấp dẫn:

Trong một số ngành hàng, đặc biệt trong ngành mỹ phẩm, bao bì phải thể hiện được sự hấp dẫn, lôi cuốn, gây thiện cảm và nhấn mạnh các đặc tính của sản phẩm . Bao bì trong những ngành này có thể được xem như một phần của sản phẩm tạo ra những giá trị cộng thêm cho khách hàng. Sản phẩm được thiết kế dành cho nam giới bao bì phải thể hiện được sự nam tính , khác hẳn với sản phẩm dành cho nữ giới với những đường nét mềm mại quyến rũ.

5.Sự đa dụng:

Bao bì thông thường người ta chỉ nghĩ đến việc đựng sản phẩm và sử dụng xong rồi bỏ, rất lãng phí. Vì vậy trong cuộc cạnh tranh ngày nay người ta thường tìm cách thêm giá trị sử dụng cho bao bì. Những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt đôi khi sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của sản phẩm so với các đối thủ khác. Bao bì sữa tắm ngày nay thường có thêm móc để treo trong phòng tắm thuận tiện , hình dáng thon để cầm nắm được dễ dàng. Nắp đậy của của những chai Comfort làm mềm vải có thêm chức năng làm mức đo lượng sử dụng. Hộp bánh kẹo bằng thiếc rất sang trọng và khi dùng hết có thể sử dụng làm hộp đựng linh tinh.Tất cả những điều này giúp cho sản phẩm trở nên thông dụng và phù hợp hơn trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng.

6.Chức năng bảo vệ:

Đã là bao bì thì luôn phải có chức năng bảo vệ sản phẩm bên trong. Tuy nhiên không thiếu những bao bì đã không xem trọng chức năng này. Bao bì phải được thiết kế làm sao bảo vệ được sản phẩm bên trong một cách an toàn nhất. Người ta ưa thích dùng bao bì kín hoặc hút chân không để giúp cho sản phẩm để được lâu hơn. Bao bì dành cho thực phẩm và đồ uống phải đáp ứng được những tiêu chuẩn bắt buộc trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.

7.Sự hoàn chỉnh:

Yếu tố này giúp cho việc thiết kể kiểu dáng bao bì phù hợp với sản phẩm bên trong của nó và điều kiện sử dụng sản phẩm đó. Bao bì phải thích hợp với việc treo hoặc trưng bày trên kệ bán hàng, có thể dễ dàng để trong hộp carton. Bao bì dành cho thức ăn phải để được vào tủ lạnh vừa vặn và không tốn không gian.. Bút viết dành cho trẻ em phải khác với bút viết dành cho nguời lớn. Bút để kẹp trên áo khác với bút cất trong cặp. Rất nhiều yếu tố mà khách hàng quan tâm cần phải được nhà thiết kế xem xét một cách tỉ mỉ để tạo cho bao bì một sự hoàn thiện tránh mọi khuyết điểm không đáng có. Sẽ có sự lựa chọn nên nhấn mạnh điểm nào giữa sự tiện lợi, sự nổi bật hay sự đa dụng để tạo ra sự hoàn chỉnh cho sản phẩm.

8.Sự cảm nhận qua các giác quan:

Một bao bì tốt phải thu hút được sự cảm nhận tốt của người tiêu dùng về sản phẩm thông qua việc nhìn ngắm, săm soi và sờ mó vào sản phẩm. Chúng ta thường ít chú ý đến xúc giác của người tiêu dùng mà thường chỉ nhấn mạnh vào yếu tố bắt mắt. Nhưng xúc giác lại có vai trò quan trọng trong việc cảm nhận về kích cỡ, kết cấu sản phẩm, chất liệu bao bì và từ đó ảnh hưởng đến việc nhận xét chất lượng sản phẩm.

Chúng ta không thể bỏ qua một yếu tố nào trong những yếu tố trên vì nó sẽ làm mất đi một lợi thế không nhỏ so với đối thủ cạnh tranh. Việc áp dụng những yếu tố này còn đỏi hỏi phải tìm hiểu kĩ nhu cầu và đối tượng khách hàng hướng đến. Xác định được đâu là nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng đối một sản phẩm và đối với bao bì sản phẩm sẽ giúp cho việc định hướng và thiết kế được nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Bao bì Nutifood



Bao bì không chỉ là vỏ bọt quảng cáo cho sản phẩm mà là hình ảnh của từng thương hiệu để khẳng định sức mạnh cũng như điểm khác biệt so với các thương hiệu. Dưới đây chúng  ta sẽ tỉm hiểu về bao bì của Nutifood

Hội đồng quản trị của Nutifood đã có quyết định can đảm khi thay đổi cả bộ máy tổ chức của công ty và chấp thuận cho ban lãnh đạo thiết kế lại toàn bộ chiến lược và cấu trúc thương hiệu cho các dòng sản phẩm.

in an bao bi“Việc thay đổi trên nằm trong chiến lược phát triển mới của Nutifood, vì trong điều kiện thị trường cạnh tranh bình đẳng, sự thành bại phụ thuộc rất nhiều vào thực lực và tầm nhìn của mỗi doanh nghiệp để có thể khẳng định tên tuổi và duy trì lợi thế dài hạn trên thương trường”, ông Nguyễn Công Hải, Giám đốc Marketing của Nutifood, nói.

Vì sao Nutifood bắt đầu chiến lược kinh doanh mới bằng việc xây dựng lại cấu trúc thương hiệu và hệ thống bao bì sản phẩm? Ông Hải cho biết, khi xem xét nền tảng chiến lược và triết lý kinh doanh, ban lãnh đạo công ty đã đặt ra câu hỏi cần làm gì để nhãn hiệu sản phẩm phát triển hơn.

Nutifood có sản phẩm rất đa dạng, nhưng mức độ nhận biết của nhãn hiệu và tính đồng nhất trong thiết kế bao bì của các sản phẩm lại không tốt. Khi các sản phẩm của công ty được trưng bày trên quầy, kệ của điểm bán lẻ thì có vẻ các sản phẩm này không có “bà con” gì với nhau, nghĩa là người tiêu dùng không thấy có sợi dây liên hệ giữa chúng.

“Vì thế, công ty quyết định phải có bước đột phá trong việc xây dựng lại tín hiệu về nhận biết nhãn hiệu cho sản phẩm một cách đồng nhất. Để làm được việc này, chúng tôi hiểu rằng mình nên có một công ty tầm cỡ quốc tế giúp tư vấn và thiết kế bao bì và đó là lý do Nutifood chấp nhận chi ra số tiền lớn để mời Cowan, nhà thiết kế thương hiệu hàng đầu của Úc”, ông Hải cho biết.

Ông Blair Triplett, Giám đốc kinh doanh của Cowan ở khu vực châu Á, cho rằng vấn đề của thương hiệu là ở chỗ làm sao để bán được sản phẩm. Nếu việc thiết kế bao bì thực hiện tốt, nó sẽ truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp về sản phẩm đến người tiêu dùng.

Một thiết kế kiểu dáng và bao bì sản phẩm đạt yêu cầu phải bắt nguồn từ chiến lược thương hiệu, chiến lược sản phẩm cũng như chiến lược phát triển của công ty. Việc tìm hiểu thị trường, nhu cầu, mong đợi của khách hàng, cũng như các phương tiện mà thương hiệu hay sản phẩm có thể tiếp cận đến người sử dụng sẽ giúp nhà thiết kế tìm ra sự khác biệt trong sáng tạo, từ đó giúp chuyển tải những giá trị của doanh nghiệp.

Ngày nay, bao bì đóng một vai trò quyết định trong sự lựa chọn của khách hàng. Nhưng lâu nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường quá chú trọng đến quảng cáo và các phương thức tiếp thị khác mà quên đi yếu tố bao bì. Bao bì là công cụ để truyền tải thông tin và tính cách của một sản phẩm, nó được thể hiện thông qua màu sắc, kiểu dáng, hình ảnh và ngôn ngữ.

“Trong hệ thống phân phối hiện đại, khi mà siêu thị và các cửa hàng tiện nghi đang dần thay cho những tiệm tạp hóa và chợ hiện nay, bao bì đóng một vai trò quan trọng đối với quyết định chọn lựa sản phẩm của người tiêu dùng trong hàng trăm loại hàng hóa cùng loại trên kệ trưng bày”, ông Triplett nhấn mạnh.

Lâu nay, không ít doanh nghiệp đã sai lầm khi đánh giá thấp vai trò của bao bì. Người tiêu dùng yêu thích một sản phẩm nào đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng bao bì là yếu tố quan trọng và sống lâu nhất với sản phẩm.

Bao bì và cách chơi chữ



Thông tin trên bao bì thực phẩm có thể bị thổi phồng hay làm lập lờ để quyến rũ bạn mua sản phẩm mà không nhận ra sự thật lấp ló phía sau. Nhất là với những món chocolate, kẹo bánh, kem, nước ngọt … nhập khẩu, thì thông tin chỉ được dịch ra sơ lược, không cung cấp đủ những gì bạn cần và muốn biết.


bao bi dep, in an bao bi 1. Ý nghĩa thực sự đằng sau fat-free, low-calorie, lite…

Reduced-fat: Hàm lượng chất béo được cắt giảm.

So với các sản phẩm thường, lượng chất béo ở đây chỉ bằng ¾ hoặc ít hơn. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo rằng một loại thực phẩm reduced-fat là sẽ ít béo. Nó đơn giản chỉ ít hơn so với các sản phẩm cùng loại mà thôi.






Light hay Lite: Thực phẩm nhẹ nhàng hơn về việc cung cấp calories.

Sản phẩm sẽ đáp ứng một trong những tiêu chuẩn sau:

- Lượng calories chỉ bằng 2/3 so với loại thường.

- Lượng chất béo chỉ bằng ½ so với loại thường.

- Có thể cả loại thường và light (hay lite) đều ít béo và ít calories, nhưng sản phẩm dán nhãn light hay lite chỉ có ½ lượng muối so với loại thường.

Low-fat: Ít béo.

Trong một phần ăn (serving), chỉ có nhiều nhất là 3g chất béo. Đừng nhầm serving với cả sản phẩm. Một sản phẩm có thể được chia làm nhiều serving. Ví dụ một gói snack 60g có thể được chia ra đến 3 serving, mỗi cái có giá trị 20g. Bạn mà cứ tưởng lượng calories và chất béo trong cả gói là của một serving rồi tha hồ măm măm là thôi rồi.

% fat-free, ví dụ như “98% fat-free”.

98% fat-free có nghĩa là 98% trọng lượng sản phẩm là của những thành phần không phải chất béo; hay nói cách khác, món này chỉ chứa có 2% trọng lượng là chất béo mà thôi. Điều này hoàn toàn khác với % calories nhé. Ít chất béo ch ư a chắc là ít calories. Lượng calories đến từ 2% chất béo vẫn chiếm đến 25% tổng lượng calories.

Fat-free, nonfat, skim: Chỉ có tối đa nửa gram chất béo trong mỗi serving.

Sugar-free: Có ít hơn nửa gram đường trong mỗi serving.

Các giá trị Calories khác nhau:

Reduced-calorie: 3/4 calories so với loại thường.

Low-calorie: tối đa 40 calories trong mỗi serving.

Calorie-free: không tới 5 calories cho một serving.

Những vỏ kẹo, vỏ chocolate có thể làm bạn điên đầu!

Một món low-fat không nhất thiết sẽ low-calorie. Đôi khi một thanh chocolate low-fat có thể nạp cho bạn nhiều năng lượng hơn cả một thanh bình thường! Lý do: nhà sản xuất thay thế chất béo bằng carbohydras, làm cho lượng calories tăng lên chóng mặt. Chưa kể, “thương hiệu” ít béo cho bạn cảm giác yên tâm và ăn nhiều hơn bình thường cho sướng miệng. Hậu quả là ăn thức ăn ít béo mà lại tăng cân vù vù. Bao bì sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về thực phẩm và có thể lên một chương trình ăn uống khỏe mạnh, với điều kiện bạn phải biết cách giải mã chúng.

2. Những thuật ngữ không cần quan tâm đến:

Bởi chúng xuất hiện trên giấy gói nhằm mục đích quảng cáo, chứ giá trị thông tin là … về mo! Các cơ quan kiểm định xem những dòng chữ này là vô hại, nên chúng chẳng phải qua một cửa khẩu kiểm tra nào cả.

- Farm fresh/ Farm house/ Country fresh - Thực phẩm tươi, mới “chuyển phát nhanh” từ nông trại): Những từ này vẽ cho chúng ta bức tranh về những nông trại yên bình, đàn gia súc khỏe mạnh tung tăng tự do kiếm ăn, gần gũi với thiên nhiên … Nhưng 80% chúng lại đến từ những xưởng chăn nuôi gia súc hàng loạt với các “cỗ máy” đẻ trứng hay vắt sữa được vận hành bằng thức ăn công nghiệp và những loại thuốc tăng trọng.

- Traditional - Làm từ những nguyên liệu truyền thống: Nhưng còn việc nhà sản xuất sử dụng những nguyên-phụ liệu hóa học chẳng truyền thống chút nào để tăng hương vị sản phẩm thì có ai đề cập đến đâu!

- Special (đặc biệt)/ selected (hàng tuyển): Đáng tiếc rằng người thực hiện công đoạn đặc biệt hóa sản phẩm hay tuyển sản phẩm thì … vô danh! Chắng có ai làm chứng và càng không có giấy chứng nhận.

- Wholesome (lành mạnh)/ nutritious (bổ dưỡng): Miễn ăn vào không gây bệnh và có những yếu tố dinh dưỡng cơ bản, thì hãng nào cũng có thể tự tin in dòng chữ này lên bao bì.
Ngoài ra còn tìm nhiều cách chơi chữ để nhà sản xuất không phải tốn chi phí tốn kém nhằm đạt được những tiêu chuẩn khắt khe, mà vẫn “bắt mắt” khách hàng:

- Juice drink – Nước trái cây: Các loại nước trái cây chỉ chứa 5% là nước ép từ trái cây thật đã đủ tiêu chuẩn để đóng cộp cộp chữ này lên bao bì. 95% còn lại thì tùy nghi! Có thể là các loại đường hóa học, màu thực phẩm, mùi nhân tạo … Nếu bạn muốn uống nước ép trái cây nguyên chất thì nên tìm loại thức uống có dòng chữ “Fruit juice”.

- 20% more potato - Thêm 20% khoai tây: Nếu hàm lượng khoai tây trong món snack hay bánh ấy là 200gr, thì 20% khuyến mãi thêm chỉ có 10gr. Không hẳn là một món hời!

- Strawberry flavour yoghurt - Yoghurt vị dâu tươi: Đừng ngây thơ nghĩ rằng nhà sản xuất sử dụng dâu thật để tạo hương vị cho hũ yoghurt. Vị dâu nhân tạo sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí sản xuất hơn nhiều.

3. Những từ ngữ đáng tin cậy:

Không nhà sản xuất nào cả gan cho in những dòng chữ sau đây nếu chưa được sự cho phép của các cơ quan kiểm định thực phẩm.

- Freedom food - Thực phẩm tự do: Đây là các sản phẩm đến từ hệ thống trang trại nằm trong sự quản lí của tổ chức RSPCA (Mĩ). Các trang trại này được chứng nhận là đảm bảo một cuộc sống thoải mái và khỏe mạnh cho các loại gia súc, gia cầm à chất lượng thực phẩm cũng an toàn hơn.

- Organic - Thực phẩm hữu cơ: Hơi hơi giống “rau sạch, thịt sạch” ở nước ta. Những thực phẩm organic phải được nuôi trồng hoàn toàn bằng những phương pháp tự nhiên như rau không được sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, hay gia súc không được dùng thuốc tăng trọng, các biện pháp biến đổi gen…

- Vegetarian (dành cho người ăn kiêng): Đây là thực phẩm không có bất cứ nguyên-phụ liệu nào từ thịt động vật.

4. Hàm lượng cao vs hàm lượng thấp:

Đừng để bị rối tinh lên bởi các thuật ngữ như Hàm lượng chất béo thấp, Lượng canxi cao gấp đôi, Hàm lượng chất khoáng cao …, rồi đem “thí điểm” kế hoạch ăn kiêng của mình.

- Đường:

Hàm lượng cao: 10g/100g

Hàm lượng thấp: 2g/100g

- Chất béo:

Hàm lượng cao: 20g/ 100g

Hàm lượng thấp: 3g/100g

- Chất béo bão hòa:

Hàm lượng cao: 5g/100g

Hàm lượng thấp: 1g/100g

- Muối:

Hàm lượng cao: 0,5g/100g

Hàm lượng thấp: 0,1g/100g

- Chất xơ:

Hàm lượng cao: 3g/100g

Hàm lượng thấp: 0.5g/100g

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Mẹo in ấn hình lên vải

Để có những bức hình in ấn như mong đợi lên những tấm vải thô để làm quà tặng cũng như những vật kỹ niệm cho bạn bè người thân thì đầu tiên chúng ta cần có những đạo cụ này nhé:
- Xà phòng
- Keo sữa
- Cọ quét sơn
- Ảnh
 
Các bước thực hiện các bạn tham khảo nhé:
 
in an
Bước 1:
- Mài vụn xà phòng ra nà. Rùi cho nước nóng vào quấy cho tan sệt ra như hình.
in an
 
 
Bước 2:
- Cho keo sữa vào bát xà phòng, khuấy đều rùi dùng chổi quét hỗn hợp đó lên mặt trước bức ảnh.
Chúng mình nên chọn ảnh màu tối, như vậy in lên vải sẽ dễ hơn.
in an
 
 
Bước 3:
- Đặt vải lên mặt trước bức ảnh rùi quét thêm một lớp hỗn hợp xà phòng keo sữa lên mặt vải nha!
in an
 
Bước 4:
- Dùng thìa ấn nhẹ lên mặt vải để rùi đợi khô là bóc ra được rồi.
Và khi vải khô thì kết quả sẽ như thế này này...
 
in an
Tấm vải được in hình cũng nét đấy chứ
 
 
in an
Cắt tấm  vải được in đem trang trí lên bìa làm thiệp được đó!

Mẹo in ấn hình lên giấy

Không biết vẽ cũng chẳng có máy in ấn, thế mà bạn vẫn tạo ra được những tấm thiệp hết sức nghệ thuật đó!


Chuẩn bị những đạo cụ này nhé:
 

- Bìa trắng làm thiệp
- Một bức hình/ tranh cần in: chọn từ hình tạp chí, tranh in trên lịch,… Chú ý hình/ tranh bạn chọn phải là loại giấy in thông thường chưa có cán bóng (tức chưa phủ một lớp nilon mỏng ở trên)
- Một ít aceton hoặc xăng
- Băng dính
- Que nhựa hoặc bút bi hết mực
Đến phần hành động này: >


Bước 1:
- Gập tranh để lấy khuôn hình bạn muốn in vào thiệp, cắt gọn bớt phần tranh thừa chỉ để một chút bên ngoài cho dễ cầm, phần ngoài khung hình được dán kín bằng băng dính.


Bước 2:
- Úp mặt tranh vào tấm bìa, đặt sao cho khuôn hình vào đúng vị trí bạn muốn in lên thiệp.


Bước 3:
- Bạn có thể dán chút băng dính cho bìa được cố định trên một mặt phẳng.
- Đổ nhỏ giọt ít một xăng/ aceton lên mặt trái tranh cho thấm đều qua giấy, có tác dụng bóc tách mực in ra khỏi giấy.


Bước 4:
- Dùng que nhựa hoặc bút bi đã hết mực phết các đường chéo song song đều khắp khuôn hình bạn đã đổ xăng, phần mực in bị bóc tách sẽ dễ dàng in xuống bìa.

Bước 6:
- Nhẹ nhàng nhấc tranh ra, bạn sẽ thấy phần hình ảnh trên tranh đã được in xuống tấm bìa.
Cắt gọn tấm bìa và gập lại vuông vắn, thế là bạn đã có trong tay những tấm thiệp độc đáo rồi.
in an
Dạng thiệp in ấn bằng tay rất độc. hihi

in an
Kiểu in ấn thủ công này mang đến vẻ đẹp vintage mà bạn không cần phải chỉnh sửa đồ họa, rất tiện cho trang trí trên sổ tay lưu bút.

in an
Để có những tấm hình như thế này thì bạn hãy dùng thước kẻ dài gạt qua lại nhiều lần trên ảnh để không bị những đường gạch chéo như cách làm trên nhá!

in an
Nếu muốn in ấn hình từ ảnh rửa ra thì mình nên scan lại ảnh hoặc lấy file gốc in ra giấy thông thường sau đó làm như trên nha!