Hiển thị các bài đăng có nhãn in tui vai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn in tui vai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Sử dụng túi nilon hay túi vải?


Sở dĩ người ta sử dụng túi nilon nhiều như vậy là do nó có ưu điểm lớn là tiện sử dụng và có giá thành thấp. Các chiếc túi là vật dụng không thể thiếu với người mua cũng như chủ sạp, cửa hàng….

Ngoài những hàng quán, tiếng bán buôn, dòng người đông đúc, dễ dàng nhận ra được ở từng ngóc ngách trong khu chợ này hình ảnh của những chiếc túi nilon đủ các màu sắc xanh đỏ trắng vàng với kích thước to nhỏ khác nhau. Một mớ rau cũng một chiếc túi, quả cà chua cũng cho một túi riêng, rồi nào cá thịt, bánh trái… , chưa kể đến một túi lớn bọc ngoài cho tiện. Tính ra trung bình một người bước ra khỏi chợ cũng dùng đến gần 10 chiếc túi nilon.


in tui nilon, in tui vai, in an


Tuy nhiên, ít ai biết đến tác hại của những chiếc túi bé nhỏ quen thuộc đó. Quá trình tạo ra túi nilon thải ra rất nhiều khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, chưa kể sau khi sử dụng phải mất đến hàng trăm năm sau mới phân hủy hoàn toàn. Điều này gây ra tác hại nghiêm trọng đến môi trường, mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe con người.

Với những tác hại của túi nilon thì thay vào đó, hiện nay chiếc túi vải đã ra đời với chất liệu làm từ vải không dệt. Đây là chiếc túi có độ bền, có thể giặt rửa để sử dụng nhiều lần, và đặc biệt túi vải không dệt rất thân thiện với môi trường vì là túi sinh thái tự hủy.

 in tui nilon, in tui vai, in an

Những lợi thế khi sử dụng túi vải không dệt như khi người tiêu dùng đi mua sắm được một chiếc túi xách thời trang mà lại thân thiện môi trường, còn các doanh nghiệp có được những quảng cáo vô hình trên túi vải không dệt dễ in ấn, điều đó thật tốt cho cả hai, vì vậy túi vải không dệt hiện nay trên thị trường, nhiều hơn và phổ biến hơn. Độ bền của túi không dệt lên đến 5 năm, không cháy không độc, không mùi vị, và phân huỷ hết không gây ô nhiễm môi trường, được quốc tế công nhận sản phẩm sinh thái thân thiện môi trường bảo vệ Trái Đất.

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Mẹo in ấn hình lên vải

Để có những bức hình in ấn như mong đợi lên những tấm vải thô để làm quà tặng cũng như những vật kỹ niệm cho bạn bè người thân thì đầu tiên chúng ta cần có những đạo cụ này nhé:
- Xà phòng
- Keo sữa
- Cọ quét sơn
- Ảnh
 
Các bước thực hiện các bạn tham khảo nhé:
 
in an
Bước 1:
- Mài vụn xà phòng ra nà. Rùi cho nước nóng vào quấy cho tan sệt ra như hình.
in an
 
 
Bước 2:
- Cho keo sữa vào bát xà phòng, khuấy đều rùi dùng chổi quét hỗn hợp đó lên mặt trước bức ảnh.
Chúng mình nên chọn ảnh màu tối, như vậy in lên vải sẽ dễ hơn.
in an
 
 
Bước 3:
- Đặt vải lên mặt trước bức ảnh rùi quét thêm một lớp hỗn hợp xà phòng keo sữa lên mặt vải nha!
in an
 
Bước 4:
- Dùng thìa ấn nhẹ lên mặt vải để rùi đợi khô là bóc ra được rồi.
Và khi vải khô thì kết quả sẽ như thế này này...
 
in an
Tấm vải được in hình cũng nét đấy chứ
 
 
in an
Cắt tấm  vải được in đem trang trí lên bìa làm thiệp được đó!

Mẹo in ấn hình lên giấy

Không biết vẽ cũng chẳng có máy in ấn, thế mà bạn vẫn tạo ra được những tấm thiệp hết sức nghệ thuật đó!


Chuẩn bị những đạo cụ này nhé:
 

- Bìa trắng làm thiệp
- Một bức hình/ tranh cần in: chọn từ hình tạp chí, tranh in trên lịch,… Chú ý hình/ tranh bạn chọn phải là loại giấy in thông thường chưa có cán bóng (tức chưa phủ một lớp nilon mỏng ở trên)
- Một ít aceton hoặc xăng
- Băng dính
- Que nhựa hoặc bút bi hết mực
Đến phần hành động này: >


Bước 1:
- Gập tranh để lấy khuôn hình bạn muốn in vào thiệp, cắt gọn bớt phần tranh thừa chỉ để một chút bên ngoài cho dễ cầm, phần ngoài khung hình được dán kín bằng băng dính.


Bước 2:
- Úp mặt tranh vào tấm bìa, đặt sao cho khuôn hình vào đúng vị trí bạn muốn in lên thiệp.


Bước 3:
- Bạn có thể dán chút băng dính cho bìa được cố định trên một mặt phẳng.
- Đổ nhỏ giọt ít một xăng/ aceton lên mặt trái tranh cho thấm đều qua giấy, có tác dụng bóc tách mực in ra khỏi giấy.


Bước 4:
- Dùng que nhựa hoặc bút bi đã hết mực phết các đường chéo song song đều khắp khuôn hình bạn đã đổ xăng, phần mực in bị bóc tách sẽ dễ dàng in xuống bìa.

Bước 6:
- Nhẹ nhàng nhấc tranh ra, bạn sẽ thấy phần hình ảnh trên tranh đã được in xuống tấm bìa.
Cắt gọn tấm bìa và gập lại vuông vắn, thế là bạn đã có trong tay những tấm thiệp độc đáo rồi.
in an
Dạng thiệp in ấn bằng tay rất độc. hihi

in an
Kiểu in ấn thủ công này mang đến vẻ đẹp vintage mà bạn không cần phải chỉnh sửa đồ họa, rất tiện cho trang trí trên sổ tay lưu bút.

in an
Để có những tấm hình như thế này thì bạn hãy dùng thước kẻ dài gạt qua lại nhiều lần trên ảnh để không bị những đường gạch chéo như cách làm trên nhá!

in an
Nếu muốn in ấn hình từ ảnh rửa ra thì mình nên scan lại ảnh hoặc lấy file gốc in ra giấy thông thường sau đó làm như trên nha!

In ấn trên nhiều chất liệu

Không cần đến những máy móc phức tạp mà chúng mình vẫn có cách để in được.

In ấn màu là 1 vấn đề không đơn giản, nhất là in trên những chất liệu khó như gỗ, vải. Thế nhưng bằng những cách thủ công với nguyên liệu dễ kiếm và sẵn có mình lại dễ dàng thực hiện được. Nguyên tắc chung cho hầu hết những cách này là lấy hình mẫu được in sẵn để in lại vào những vật liệu khác.

1. In lên giấy
Bình thường muốn in hình màu ra giấy thì mọi người làm thế nào? In ra bằng máy in màu? Nhưng nhà mình không có thì phải làm thế nào?

Chỉ cần có aceton (a-xi-ton) hoặc xăng  là đã giải quyết được vấn đề rùi đấy.

Khi in ấn hình mình phải chọn ảnh giấy không quá dày, không cán ni-lông mỏng ở trên nhé! Với những ảnh rửa thông thường thì mình không thể in ấn trực tiếp theo cách này được, vì giấy ảnh dày sẽ khó ngấm aceton . Mình phải scan lại hoặc lấy file gốc in ra giấy thường trước rồi mới thao tác theo hướng dẫn được.

in an

2. In lên vải
Bạn có đoán được lần này mình sẽ dùng gì để in ấn không?  Chính là keo sữa và… xà phòng đấy. Công thức pha chế rất chi là đơn giản luôn nhé: mài vụn xà phòng ra rồi hòa với nước và keo sữa là xong.
Với cách in này thì mình nên dùng để làm đồ lưu niệm hay trang trí thì tốt hơn nhé!

in an
Đối với vải nhung thì chúng mình lại có một cách in riêng đấy. Không cần đến một loại hóa chất nào, cũng không cần pha chế gì cả đâu. 

in an

3.In lên gỗ
Keo sữa dường như là một “bí kíp” cho “công nghệ” in thủ công nên được dùng rất nhiều. Với sự trợ giúp này, in ảnh lên gỗ đã trở nên dễ hơn rất nhiều và hình ảnh lại rất sắc nét nữa. 

 

4. In lên nến
Cách in hoa văn lên nến là một trong những cách dễ nhất đấy. Sẽ rất đơn giản nếu mình có những hình mẫu từ mực hay màu vẽ. Rồi mình làm như thế này nè.


In ảnh lên nến cũng thực hiện được, nhưng sẽ mất thời gian hơn chút thôi.

5. Một số mẹo in khác
Giới thiệu thêm với các bạn một số loại hình in khác này.
Tiếp tục một ứng dụng nữa từ keo sữa nha! In nhưng thật ra lại không phải là in đâu. 


Dùng hoa để in hình hoa.

Hay dùng lá và sơn acrylic để có những bức in đường gân lá tuyệt đẹp.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Túi vải không dệt thân thiện với môi trường ?


Trong những năm qua, các biện pháp và cách tuyên truyền hạn chế sự dụng bao nilon đã được phát triển mạnh mẻ nhưng việc sử dụng  bao nilon vẫn được người dùng khá phổ biến vì khi không dùng bao nilon thì sẽ dùng cái  gì thay thế vào ? Với câu hỏi như vậy thì gần đây giải pháp đáp lại là việc hưởng ứng sử dụng túi vải và túi giấy với khả năng tự hủy tốt và rất thân thiện với môi trường hiện tại. 

   
 Túi vải không dệt và túi giấy

Lúc này đây, các doanh nghiệp và các nhà sản xuất phải vào cuộc. Sản phẩm túi không dệt có khả năng phân hủy sinh học là một giải pháp thay thế tốt nhất và hiệu quả nhất. Đặc tính của các sản phẩm túi không dệt phân hủy sinh học là dưới sự tác động của vi sinh vật, sẽ biến đổi thành CO2 và H2O, khác với các loại túi phân hủy thông thường, chỉ vỡ vụn ra thành những mảnh nhỏ li ti. Những mảnh vụn này vẫn giữ nguyên tác hại đối với môi trường và có thể gây ngộ độc cho người và súc vật nếu vô tình ăn phải.


Một ngành kinh doanh mới mở ra, các doanh nghiệp bắt đầu vào cuộc và những cuộc cạnh tranh đã và đang diễn ra làm cho thị trường này trở nên nhộn nhịp, đặc biệt trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên vẫn chưa có một hướng dẫn hay quy định cụ thể của pháp luật nhằm tác động đến người dân phải sử dụng loại túi vải không dệt này, cũng như việc phân biệt đâu là túi phân hủy và túi phân hủy sinh học.


Vẫn còn nhiều điều mới mẻ và nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu ngoài lợi nhuận, còn phục vụ cho nhu cầu của con người và đi đầu trong việc bảo vệ môi trường. Người tiêu dùng và cả thị trường đang chờ đợi những giải pháp tốt hơn và cạnh tranh lành mạnh nhiều hơn nữa giữa các doanh nghiệp để các sản phẩm này có thể đến tay người tiêu dùng với một chi phí hợp lý hơn. Khi đó, giải pháp thay thế túi ni lông mới có khả năng trở thành hiện thực.

Vải không dệt:cơ hội phát triến cho doanh nghiệp việt

Vải không dệt (non-woven fabric), là loại vải dễ phân hủy, được đánh giá là chất liệu thân thiện với môi trường. Vải không dệt là sản phẩm mang tính đổi mới, vượt trội hơn hẳn so với các loại vải thường và các chất liệu khác về độ bền, tính đàn hồi, tính thẩm mĩ, khả năng chống thấm, chịu nhiệt… với nhiều ứng dụng như: chăn chống khuẩn, da nhân tạo, khẩu trang, túi vải ,… và đặc biệt là sản phẩm túi vải không dệt với tên gọi là túi vải thân thiện với môi trường chắc chắn sẽ trở thành xu hướng mới của thời đại.

tui vai khong det

Vải không dệt được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau như trong y tế dùng để làm mặt nạ, chăn chống khuẩn, da nhân tạo, …;trong xây dựng được dùng để sản xuất tấm chống ẩm, cách âm, chống rung… Trong đời sống hàng ngày, vải không dệt được dùng làm nguyên liệu chần chăn, làm lớp lót áo, đệm, quần áo bảo hộ lao động chống cháy, thảm lót,túi vải, tã giấy của trẻ em, khẩu trang, lưới lọc chất lỏng, vải bọc…

Nhằm phổ biến kiến thức về mặt hàng vải không dệt, đồng thời cung cấp thông tin về nhu cầu và các cơ hội thâm nhập thị trường Nhật Bản, ngày 29/9 vừa qua, Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu – Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức buổi “ Tư vấn phát triển sản xuất và xuất khẩu vải không dệt sang thị trường Nhật Bản” tại Hà Nội.

Tại buổi tư vấn, ông Fumio Koyama – Cố vấn Cao cấp Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản – JICA cho biết, trong 8 tháng ở Việt Nam ông đã đi thăm quan nhiều cửa hàng, siêu thị của Việt Nam, tuy nhiên không thấy có nhiều sản phẩm được làm từ vải không dệt được bán, trừ các sản phẩm nhập khẩu. Với nhiều tính năng tiện ích, vải không dệt rất được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản. Theo số liệu thống kê, tiêu thụ vải không dệt của Nhật Bản năm 2009 đạt 338.480 tấn trong đó sản phẩm được dùng trong vệ sinh y tế chiếm 26,7%, đồ dùng trong nhà 18,5%, nội thất xe ô tô 18,3%, xây dựng dân dụng 8,7%... Chủ yếu các sản phẩm này được nhập khẩu từ bên ngoài. Nhờ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, hầu hết các sản phẩm từ vải không dệt của Việt Nam vào Nhật Bản đều được miễn thuế. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Tuy nhiên, tại buổi tư vấn, nhiều doanh nghiệp bày tỏ lo ngại về những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của Nhật Bản cũng như khả năng cạnh tranh với các sản phẩm từ Trung Quốc. Ông Lê Hoài Đức, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Thái Dương cho biết, vải không dệt là một sản phẩm rất tiềm năng, hiện tại mỗi tháng công ty sản xuất hàng chục nghìn tấn vải không dệt làm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất thành phẩm trong nước và xuất khẩu sang một số nước Mỹ, Hàn Quốc. Hiện giá thành nguyên liệu của vải không dệt còn tương đối cao so với các nguyên liệu thay thế khác nên vẫn chưa được ưa chuộng tại nội địa, do đó, công ty hiện đang tìm hướng để mở rộng xuất khẩu. Tuy nhiên, đây thực sự là bài toán khó đối với doanh nghiệp, đặc biệt là phải cạnh tranh với các đối thủ từ Trung Quốc.

Ông Koyama cho biết, hiện tại Trung Quốc đang gặp khó khăn do chi phí nhân công trong nước tăng cao, đồng nhân dân tệ lên giá nên lợi thế về giá của Trung Quốc cũng sẽ dần bị phá vỡ. Người tiêu dùng Nhật Bản hiện không còn chuộng các sản phẩm “Made in China” do lo ngại về chất lượng. Rất nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đang chuyển hướng kinh doanh từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nhật Bản rất khó tính về chất lượng sản phẩm, nhưng là đối tác trung thành. Khi đạt được các yêu cầu của khách hàng Nhật thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những hợp đồng ổn định và lâu dài. Với kinh nghiệm lâu năm, ông Koyama sẽ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vải không dệt đạt được các tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản, để có thể thâm nhập vào thị trường nhiều tiềm năng này.