Hiển thị các bài đăng có nhãn tui vai khong det. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tui vai khong det. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Túi vải không dệt thân thiện với môi trường ?


Trong những năm qua, các biện pháp và cách tuyên truyền hạn chế sự dụng bao nilon đã được phát triển mạnh mẻ nhưng việc sử dụng  bao nilon vẫn được người dùng khá phổ biến vì khi không dùng bao nilon thì sẽ dùng cái  gì thay thế vào ? Với câu hỏi như vậy thì gần đây giải pháp đáp lại là việc hưởng ứng sử dụng túi vải và túi giấy với khả năng tự hủy tốt và rất thân thiện với môi trường hiện tại. 

   
 Túi vải không dệt và túi giấy

Lúc này đây, các doanh nghiệp và các nhà sản xuất phải vào cuộc. Sản phẩm túi không dệt có khả năng phân hủy sinh học là một giải pháp thay thế tốt nhất và hiệu quả nhất. Đặc tính của các sản phẩm túi không dệt phân hủy sinh học là dưới sự tác động của vi sinh vật, sẽ biến đổi thành CO2 và H2O, khác với các loại túi phân hủy thông thường, chỉ vỡ vụn ra thành những mảnh nhỏ li ti. Những mảnh vụn này vẫn giữ nguyên tác hại đối với môi trường và có thể gây ngộ độc cho người và súc vật nếu vô tình ăn phải.


Một ngành kinh doanh mới mở ra, các doanh nghiệp bắt đầu vào cuộc và những cuộc cạnh tranh đã và đang diễn ra làm cho thị trường này trở nên nhộn nhịp, đặc biệt trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên vẫn chưa có một hướng dẫn hay quy định cụ thể của pháp luật nhằm tác động đến người dân phải sử dụng loại túi vải không dệt này, cũng như việc phân biệt đâu là túi phân hủy và túi phân hủy sinh học.


Vẫn còn nhiều điều mới mẻ và nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu ngoài lợi nhuận, còn phục vụ cho nhu cầu của con người và đi đầu trong việc bảo vệ môi trường. Người tiêu dùng và cả thị trường đang chờ đợi những giải pháp tốt hơn và cạnh tranh lành mạnh nhiều hơn nữa giữa các doanh nghiệp để các sản phẩm này có thể đến tay người tiêu dùng với một chi phí hợp lý hơn. Khi đó, giải pháp thay thế túi ni lông mới có khả năng trở thành hiện thực.

Vải không dệt:cơ hội phát triến cho doanh nghiệp việt

Vải không dệt (non-woven fabric), là loại vải dễ phân hủy, được đánh giá là chất liệu thân thiện với môi trường. Vải không dệt là sản phẩm mang tính đổi mới, vượt trội hơn hẳn so với các loại vải thường và các chất liệu khác về độ bền, tính đàn hồi, tính thẩm mĩ, khả năng chống thấm, chịu nhiệt… với nhiều ứng dụng như: chăn chống khuẩn, da nhân tạo, khẩu trang, túi vải ,… và đặc biệt là sản phẩm túi vải không dệt với tên gọi là túi vải thân thiện với môi trường chắc chắn sẽ trở thành xu hướng mới của thời đại.

tui vai khong det

Vải không dệt được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau như trong y tế dùng để làm mặt nạ, chăn chống khuẩn, da nhân tạo, …;trong xây dựng được dùng để sản xuất tấm chống ẩm, cách âm, chống rung… Trong đời sống hàng ngày, vải không dệt được dùng làm nguyên liệu chần chăn, làm lớp lót áo, đệm, quần áo bảo hộ lao động chống cháy, thảm lót,túi vải, tã giấy của trẻ em, khẩu trang, lưới lọc chất lỏng, vải bọc…

Nhằm phổ biến kiến thức về mặt hàng vải không dệt, đồng thời cung cấp thông tin về nhu cầu và các cơ hội thâm nhập thị trường Nhật Bản, ngày 29/9 vừa qua, Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu – Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức buổi “ Tư vấn phát triển sản xuất và xuất khẩu vải không dệt sang thị trường Nhật Bản” tại Hà Nội.

Tại buổi tư vấn, ông Fumio Koyama – Cố vấn Cao cấp Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản – JICA cho biết, trong 8 tháng ở Việt Nam ông đã đi thăm quan nhiều cửa hàng, siêu thị của Việt Nam, tuy nhiên không thấy có nhiều sản phẩm được làm từ vải không dệt được bán, trừ các sản phẩm nhập khẩu. Với nhiều tính năng tiện ích, vải không dệt rất được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản. Theo số liệu thống kê, tiêu thụ vải không dệt của Nhật Bản năm 2009 đạt 338.480 tấn trong đó sản phẩm được dùng trong vệ sinh y tế chiếm 26,7%, đồ dùng trong nhà 18,5%, nội thất xe ô tô 18,3%, xây dựng dân dụng 8,7%... Chủ yếu các sản phẩm này được nhập khẩu từ bên ngoài. Nhờ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, hầu hết các sản phẩm từ vải không dệt của Việt Nam vào Nhật Bản đều được miễn thuế. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Tuy nhiên, tại buổi tư vấn, nhiều doanh nghiệp bày tỏ lo ngại về những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của Nhật Bản cũng như khả năng cạnh tranh với các sản phẩm từ Trung Quốc. Ông Lê Hoài Đức, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Thái Dương cho biết, vải không dệt là một sản phẩm rất tiềm năng, hiện tại mỗi tháng công ty sản xuất hàng chục nghìn tấn vải không dệt làm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất thành phẩm trong nước và xuất khẩu sang một số nước Mỹ, Hàn Quốc. Hiện giá thành nguyên liệu của vải không dệt còn tương đối cao so với các nguyên liệu thay thế khác nên vẫn chưa được ưa chuộng tại nội địa, do đó, công ty hiện đang tìm hướng để mở rộng xuất khẩu. Tuy nhiên, đây thực sự là bài toán khó đối với doanh nghiệp, đặc biệt là phải cạnh tranh với các đối thủ từ Trung Quốc.

Ông Koyama cho biết, hiện tại Trung Quốc đang gặp khó khăn do chi phí nhân công trong nước tăng cao, đồng nhân dân tệ lên giá nên lợi thế về giá của Trung Quốc cũng sẽ dần bị phá vỡ. Người tiêu dùng Nhật Bản hiện không còn chuộng các sản phẩm “Made in China” do lo ngại về chất lượng. Rất nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đang chuyển hướng kinh doanh từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nhật Bản rất khó tính về chất lượng sản phẩm, nhưng là đối tác trung thành. Khi đạt được các yêu cầu của khách hàng Nhật thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những hợp đồng ổn định và lâu dài. Với kinh nghiệm lâu năm, ông Koyama sẽ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vải không dệt đạt được các tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản, để có thể thâm nhập vào thị trường nhiều tiềm năng này.