Hiển thị các bài đăng có nhãn tui vai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tui vai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Túi vải không dệt bảo vệ môi trường ?


Những loại túi mới như túi PP dệt hay túi vải không dệt được ra đời để thay thế túi nilon. Một số công ty ở Việt Nam như CP nhựa Rạng Đông, BKC cũng cũng bắt đầu sản xuất loại sản phẩm này nhưng vẫn chưa được nhiều người quan tâm sử dụng.

Khi túi nilon mới được phát minh, người ta coi đó là một phát kiến vĩ đại vì nó là loại vật liệu không thấm nước, bền vững trong tự nhiên. Song chính đặc tính khó phân hủy đó lại khiến cho nó trở nên nguy hiểm với môi trường. Những túi nilon nhuộm màu xanh, đỏ, nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc cho thực phẩm do chứa các kim loại như chì. Ngoài ra, cadimi còn gây tác hại cho não và là nguyên nhân chính gây ung thư.

Theo các nhà khoa học, túi nilon phải mất từ 500-1.000 năm mới tự phân hủy. Với tốc độ sử dụng như hiện nay, con người đang phải trả giá cho việc môi trường bị ô nhiễm từng ngày, từng giờ. Vậy đâu là giải pháp để hạn chế việc sử dụng túi nilon?

in tui vai khong det, tui vai, tui vai bao ve moi truong


Vải không dệt được tạo ra bằng cách sử dụng một loại vải giống làm từ sợi dài, liên kết với nhau bằng nhiệt hoặc xử lý dung môi. Vì vải này không được dệt như các loại vải thông thường khác nên được gọi là vải không dệt (Non-Woven). Nó là loại vải dễ phân hủy, vì thế được đánh giá là chất liệu thân thiện với môi trường. Trong tương lai, sản phẩm này có thể trở thành xu hướng mới của thời đại. Không những thế, vải không dệt còn vượt trội hơn so với các loại vải thường và các chất liệu khác về độ bền, tính đàn hồi, tính thẩm mỹ, khả năng chống thấm, chịu nhiệt…

Do vậy, túi vải không dệt có thể thay thế được túi nilon và phù hợp với nhu cầu thường nhật của chúng ta: dùng làm túi đi chợ hàng ngày, túi đóng gói sản phẩm trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ như bán hàng, dụng cụ học tập, túi thời trang…

Hãy cùng Apsara và bạn có thể thay thế túi nilon bằng túi làm từ vải không dệt từ bây giờ để cứu lấy môi trường. Tạo nên môi trường xanh và sạch nhé.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

In ấn những gì khi mở shop thời trang



In ấn cái gì? In ở đâu? In như thế nào? là các câu hỏi thường gặp ở các shop mới mở.
Vì thế bạn nên chú ý những điểm sau:

- Điểm mục sản phẩm cần in:
1. Túi đựng sản phẩm: túi nilon, túi vải hay túi giấy
2. Mác giấy, mác vải (đối với các shop có yếu tố sản xuất)
3. Danh thiếp (card visit hay name card) cửa hàng
4. Thẻ VIP
5. Tờ rơi, tờ gấp
6. Voucher / coupon
7. Thẻ giảm giá, thẻ tích điểm
8. Tem phụ sản phẩm
9. Thẻ nhân viên, sơ đồ, địa chỉ
10. Các ấn phẩm khác (catalogue, brochure,…)

Tích vào các sản phẩm cần thiết sau đó lên ý tưởng về mẫu sản phẩm và định số lượng cần in. Kiểm tra chi phí cho phép và cân đối chi phí cho từng mặt hàng theo thứ tự ưu tiên.

- Lên số lượng
Tiến hành định lượng sản phẩm tiêu thụ và lượng khách hàng mua, lượng khách quảng cáo trong tháng để tính ra lượng sản phẩm đặt in thật cần thiết, vừa đủ.

- Kiểm tra và cân đối chi phí:
Bạn định chi cho phần quảng cáo và tạo ra giá trị thương hiệu này là bao nhiêu? dự định sau bao lâu sẽ đặt in tiếp? Hãy chú ý về số lượng in và thời gian tiến hành in việc này sẽ khiến giá thành của sản phẩm in hoàn toàn khác biệt. Giá thành in ấn sẽ rẻ, thậm chí rất rẻ hay vô cùng ưu đãi khi bạn in số lượng lớn hoặc in một lúc nhiều sản phẩm nhưng thời gian in thư thả, không cần gấp.

- Tư vấn về mẫu, kích thước … cần in (với mỗi sản phẩm in cần có kích thước, nội dung in, hình ảnh, logo … cụ thể)

- In túi thì khổ bao nhiêu, chiều cao như thế nào và đựng sản phẩm gì, mức độ nặng của vật đựng bên trong tối đa là bao nhiêu? để từ đó có thể ra được kích thước hợp lý.

       + Đối với túi giấy: đối với cỡ túi nhỏ thì bạn thoải mái về số lượng, đối với kích thước trung bình hoặc lớn hơn bạn nên cân nhắc về số lượng đặt in bởi số lượng quá ít nhiều nơi sẽ không nhận.

       + Đối với túi nilon: có nhiều màu sắc, kích thước nhưng bạn nên lựa chọn kích thước hợp lý với độ dầy mỏng phù hợp với cân nặng sản phẩm đặt bên trong. Thông thường túi nilon in màu nhũ trông đẹp hơn nhưng màu nhũ độ bền không cao so với màu mực thường. Nếu mực thường nhưng bạn để hoa văn, chữ, logo hợp lý cách điệu túi vừa bền màu mực lại rất sang.
- In danh thiếp cửa hàng có thể kết hợp với in sơ đồ cửa hàng/shop khách sẽ lưu giữ tấm danh thiếp – sơ đồ đó lại về sau người đó dễ dàng tìm đến hoặc quay lại mua hàng.

- In mác giấy: nên in tấm mác trên chất liệu giấy dầy dặn, có cán màng như thế sẽ được 2 điểm: Giấy dầy giúp mác đẹp, không bị gẫy gập, cong, méo … Mác có cán nilon giúp mác trong quá trình vận chuyển không bị trầy xước, mục, nát, không bị mất chữ và có khả năng chịu nước cao, trong trường hợp bị dính nước cũng không bị nhòe mực hay nát, mục giấy.

- In mác vải: thông thường in mác vải cuộn. Có 3 loại đó là mác thêu, mác dệt và mác in. Trong 3 loại này thì mác thêu là đắt nhất sau đó là mác dệt và cuối cùng là mác in.

Về vải có đa dạng các chất liệu, nhưng thiên về 2 chất liệu satin và cotton, về kích cỡ mác phụ thuộc vào vị trí đặt mác trên quần áo như: mác sườn, mác tay áo, mác gấu áo hoặc ống quần, miệng túi áo, lề túi, lề túi quần … kích cỡ rất khác nhau.

- Đối với các sản phẩm khác: tùy theo nội dung và mẫu thiết kế mà bạn lựa chọn kích thước phù hợp. Nhưng bạn nên đặc biệt chú ý về giấy in, màu sắc, và hình khối sản phẩm để có được sản phẩm in sao cho đẹp nhất, có tác dụng quảng cáo cao nhất.

Chúc các bạn mở shop thuận lợi làm ăn phát đạt.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Túi vải không dệt thân thiện với môi trường ?


Trong những năm qua, các biện pháp và cách tuyên truyền hạn chế sự dụng bao nilon đã được phát triển mạnh mẻ nhưng việc sử dụng  bao nilon vẫn được người dùng khá phổ biến vì khi không dùng bao nilon thì sẽ dùng cái  gì thay thế vào ? Với câu hỏi như vậy thì gần đây giải pháp đáp lại là việc hưởng ứng sử dụng túi vải và túi giấy với khả năng tự hủy tốt và rất thân thiện với môi trường hiện tại. 

   
 Túi vải không dệt và túi giấy

Lúc này đây, các doanh nghiệp và các nhà sản xuất phải vào cuộc. Sản phẩm túi không dệt có khả năng phân hủy sinh học là một giải pháp thay thế tốt nhất và hiệu quả nhất. Đặc tính của các sản phẩm túi không dệt phân hủy sinh học là dưới sự tác động của vi sinh vật, sẽ biến đổi thành CO2 và H2O, khác với các loại túi phân hủy thông thường, chỉ vỡ vụn ra thành những mảnh nhỏ li ti. Những mảnh vụn này vẫn giữ nguyên tác hại đối với môi trường và có thể gây ngộ độc cho người và súc vật nếu vô tình ăn phải.


Một ngành kinh doanh mới mở ra, các doanh nghiệp bắt đầu vào cuộc và những cuộc cạnh tranh đã và đang diễn ra làm cho thị trường này trở nên nhộn nhịp, đặc biệt trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên vẫn chưa có một hướng dẫn hay quy định cụ thể của pháp luật nhằm tác động đến người dân phải sử dụng loại túi vải không dệt này, cũng như việc phân biệt đâu là túi phân hủy và túi phân hủy sinh học.


Vẫn còn nhiều điều mới mẻ và nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu ngoài lợi nhuận, còn phục vụ cho nhu cầu của con người và đi đầu trong việc bảo vệ môi trường. Người tiêu dùng và cả thị trường đang chờ đợi những giải pháp tốt hơn và cạnh tranh lành mạnh nhiều hơn nữa giữa các doanh nghiệp để các sản phẩm này có thể đến tay người tiêu dùng với một chi phí hợp lý hơn. Khi đó, giải pháp thay thế túi ni lông mới có khả năng trở thành hiện thực.