Hiển thị các bài đăng có nhãn in bao bì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn in bao bì. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

kỹ thuật in offset và cách phân loại máy in ấn

Trong ví dụ bên dưới ấn phẩm được trải qua 4 lần in ấn, mỗi lần 1 màu. Lưu ý là thứ tự in ấn các màu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào màu sắc của ấn phẩm. 

Màu sắc ấn phẩm thường không đúng do kỹ thuật viên máy in ấn thường không biết chính xác màu hoặc các màu đang in đã chính xác hay chưa, có cần tăng giảm nữa hay không. Và ngay cả khi phát hiện sai sót về màu đã in ấn thì cũng không điều chỉnh được.
Ngoài ra, khi in đi in lại nhiều lần sẽ dẫn đến hiện tượng dãn giấy. Và điều này là nguyên nhân tạo nên các ấn phẩm không sắc nét, hình ảnh và chữ bị chồng màu.

phan loai may in an trong ky thuat in offset, in ấn

 

Phân loại máy in ấn trong kỹ thuật in offset (theo số màu)

In offset sử dụng máy in 2 màu. Ấn phẩm phải trải qua 2 lần in ấn, mỗi lần in 2 màu.
Giống như trường hợp máy  in 1 màu đã nêu ở trên, màu sắc ấn phẩm của máy in 2 màu cũng thường không đúng.
Ngoài ra, hiện tượng dãn giấy cũng xảy ra ở loại máy in này.

Tại sao máy in 1 hoặc 2 màu vẫn được sử dụng trong in ấn?

Mặc dù có nhiều khuyết điểm so với máy in 4 màu, máy in 1 hoặc 2 màu vẫn được sử dụng vì lý do kinh tế: giá thành in ấn rẻ hơn so với máy in 4 màu.

phan loai may in an trong ky thuat in offset, in ấn

Ngoài ra, còn một lý do khác nữa là khi in ấn các ấn phẩm 1 màu (ví dụ như in ấn văn bản chữ đen) hoặc 2 màu (ví dụ như in giấy tiêu đề bao gồm 1 màu logo và 1 màu thông tin địa chỉ) thì sử dụng máy in 1 màu/ 2 màu kinh tế hơn.
In offset sử dụng máy in 4 màu. Ấn phẩm chỉ trải qua 1 lần in ấn duy nhất.
Màu sắc được điều chỉnh liên tục và tức thời sẽ tạo ra các bản in đẹp và đúng màu.
Tuy vậy, chất lượng hàng in ấn cuối cùng cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như chất lượng máy in, bản kẽm, trình độ/ kinh nghiệm của thợ in ấn, chất lượng của bản thiết kế, giấy in...Máy in 4 màu tốt chỉ là một phần đóng góp quan trọng vào ấn phẩm in ấn.

phan loai may in an trong ky thuat in offset, in ấn

Máy in > 4 màu (ví dụ: 5 hoặc 6 màu). Màu pha (custom color).
Việc sử dụng màu pha được xuất phát từ nhu cầu phải in một màu nào đó chính xác và đều màu mà nó thường đòi hỏi mực in là một màu riêng biệt hoặc màu đó không thể tạo ra được bởi sự kết hợp của bốn màu cơ bản CMYK (ví dụ như màu nhũ, màu đồng). Máy in 5 màu in thêm được 1 màu pha. Máy in 6 màu in thêm được 2 màu pha... Máy in 4 màu cũng có thể in được màu pha bằng cách in 2 lần: lần thứ nhất in 4 màu cơ bản CMYK, lần thứ hai in màu pha.

phan loai may in an trong ky thuat in offset, in ấn

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

In túi nilon thời trang

- In túi nilon vẫn không hề giảm xuống mắc dù sau khi nhà nước đã thông báo đánh thuế môi trường lên loại sản phẩm này. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng túi nilon vẫn còn rất cao và vẫn chưa có sản phẩm nào thay thế với chi phí tương đương hoặc rẻ hơn

- Một số túi nilon thời trang các shop thường dùng có kích thước : 17 x 25 (cm), 20 x 30(cm), 24 x 34(cm), 26 x 40(cm), 30 x 42(cm), 35 x 50(cm), 40 x 60(cm). Kích thước trên được ghi theo chiều ngang x chiều dài.

- In ấn trên túi nilon cũng đơn giản hơn rất nhiều so với những chất liệu khác, kỹ thuật in lụa là phổ biến nhất trong in ấn túi nilon. Chi phí thất nhưng chất lượng vẫn đạt được yêu cầu của khách hàng.

in an tui nilon In túi nilon thời trang 

Túi nilon được chia ra làm rất nhiều loại nhưng để sử dụng trong lĩnh vực shop thời trang thì chỉ có 2 loại: loại PE và loại HD (bao xốp).
Đặc điểm nhận dạng của bao PE: dẻo, bóng, bề mặt trơn lán.
Đặc điểm nhận dạng của bao PP: cứng, xốp, bề mặt hơi nhám.
Giá bao nilon PE và HD thường chênh lệch với nhau từ 15,000 – 20,000 VNĐ/kg

Tui nilon shop In túi nilon thời trang 

- Màu sắc bao nilon rất đa dạng: màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu đen…. các bạn có thể chọn những màu sắc phù hợp với shop của mình. In ấn lên túi nilon cũng rất đa dạng màu, các bạn có thể in được 4 màu lên túi hoặc nhiều hơn tuỳ vào độ khó của nội dung được in. Tất nhiên chi phí cũng sẽ tăng lên đáng kể.

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

In ấn kỹ thuật số ?

In ấn kỹ thuật số là kỹ thuật in phun trực tiếp từ máy in kỹ thuật số ra các vật liệu như vải, giấy cuộn, hiflex... cho chất lượng khá cao. In ấn kỹ thuật số phần lớn sử dụng hiện tượng tĩnh điện để chuyển đặt mực in lên trên vật liệu in.
 

 in ấn, in nhanh
 In Kỹ thuật số trong in ấn
Công nghệ in ấn này phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với các sản phẩm đa dạng từ các máy sao chép (photocopy) màu hay đen trắng cho tới các máy in mầu hiện đại như Xerox iGen3, Kodak Nexpress, hay loạt máy HP Indigo. iGen3 và Nexpress sử dụng trống mực còn Indigo dùng mực lỏng.

In kỹ thuật số được ứng dụng nhiều trong quảng cáo ngoài trời, các bài in khổ lớn hoặc in các hình ảnh, các tài liệu nhỏ, số lượng ít... dùng trong gia đình và văn phòng.
  • Tùy máy mà số lượng đầu phun có thể từ 4-18 đầu phun.
  • Độ phân giải đạt từ 72 - 2400 DPI.
  • Kích thước in: Chiều rộng đạt tới 5,3m.
  • Tốc độ in có thể đạt tới 500m2/máy/ngày
     in ấn, in nhanh
Ưu điểm: chi phí thấp, in ấn số lượng ít, có thể in trên nhiều loại chất liệu khác nhau như: in hiflex, in pp, in decal, in silk; nhất là có thể in khổ lớn.

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Mẹo in ấn hình lên vải

Để có những bức hình in ấn như mong đợi lên những tấm vải thô để làm quà tặng cũng như những vật kỹ niệm cho bạn bè người thân thì đầu tiên chúng ta cần có những đạo cụ này nhé:
- Xà phòng
- Keo sữa
- Cọ quét sơn
- Ảnh
 
Các bước thực hiện các bạn tham khảo nhé:
 
in an
Bước 1:
- Mài vụn xà phòng ra nà. Rùi cho nước nóng vào quấy cho tan sệt ra như hình.
in an
 
 
Bước 2:
- Cho keo sữa vào bát xà phòng, khuấy đều rùi dùng chổi quét hỗn hợp đó lên mặt trước bức ảnh.
Chúng mình nên chọn ảnh màu tối, như vậy in lên vải sẽ dễ hơn.
in an
 
 
Bước 3:
- Đặt vải lên mặt trước bức ảnh rùi quét thêm một lớp hỗn hợp xà phòng keo sữa lên mặt vải nha!
in an
 
Bước 4:
- Dùng thìa ấn nhẹ lên mặt vải để rùi đợi khô là bóc ra được rồi.
Và khi vải khô thì kết quả sẽ như thế này này...
 
in an
Tấm vải được in hình cũng nét đấy chứ
 
 
in an
Cắt tấm  vải được in đem trang trí lên bìa làm thiệp được đó!

Mẹo in ấn hình lên giấy

Không biết vẽ cũng chẳng có máy in ấn, thế mà bạn vẫn tạo ra được những tấm thiệp hết sức nghệ thuật đó!


Chuẩn bị những đạo cụ này nhé:
 

- Bìa trắng làm thiệp
- Một bức hình/ tranh cần in: chọn từ hình tạp chí, tranh in trên lịch,… Chú ý hình/ tranh bạn chọn phải là loại giấy in thông thường chưa có cán bóng (tức chưa phủ một lớp nilon mỏng ở trên)
- Một ít aceton hoặc xăng
- Băng dính
- Que nhựa hoặc bút bi hết mực
Đến phần hành động này: >


Bước 1:
- Gập tranh để lấy khuôn hình bạn muốn in vào thiệp, cắt gọn bớt phần tranh thừa chỉ để một chút bên ngoài cho dễ cầm, phần ngoài khung hình được dán kín bằng băng dính.


Bước 2:
- Úp mặt tranh vào tấm bìa, đặt sao cho khuôn hình vào đúng vị trí bạn muốn in lên thiệp.


Bước 3:
- Bạn có thể dán chút băng dính cho bìa được cố định trên một mặt phẳng.
- Đổ nhỏ giọt ít một xăng/ aceton lên mặt trái tranh cho thấm đều qua giấy, có tác dụng bóc tách mực in ra khỏi giấy.


Bước 4:
- Dùng que nhựa hoặc bút bi đã hết mực phết các đường chéo song song đều khắp khuôn hình bạn đã đổ xăng, phần mực in bị bóc tách sẽ dễ dàng in xuống bìa.

Bước 6:
- Nhẹ nhàng nhấc tranh ra, bạn sẽ thấy phần hình ảnh trên tranh đã được in xuống tấm bìa.
Cắt gọn tấm bìa và gập lại vuông vắn, thế là bạn đã có trong tay những tấm thiệp độc đáo rồi.
in an
Dạng thiệp in ấn bằng tay rất độc. hihi

in an
Kiểu in ấn thủ công này mang đến vẻ đẹp vintage mà bạn không cần phải chỉnh sửa đồ họa, rất tiện cho trang trí trên sổ tay lưu bút.

in an
Để có những tấm hình như thế này thì bạn hãy dùng thước kẻ dài gạt qua lại nhiều lần trên ảnh để không bị những đường gạch chéo như cách làm trên nhá!

in an
Nếu muốn in ấn hình từ ảnh rửa ra thì mình nên scan lại ảnh hoặc lấy file gốc in ra giấy thông thường sau đó làm như trên nha!

In ấn trên nhiều chất liệu

Không cần đến những máy móc phức tạp mà chúng mình vẫn có cách để in được.

In ấn màu là 1 vấn đề không đơn giản, nhất là in trên những chất liệu khó như gỗ, vải. Thế nhưng bằng những cách thủ công với nguyên liệu dễ kiếm và sẵn có mình lại dễ dàng thực hiện được. Nguyên tắc chung cho hầu hết những cách này là lấy hình mẫu được in sẵn để in lại vào những vật liệu khác.

1. In lên giấy
Bình thường muốn in hình màu ra giấy thì mọi người làm thế nào? In ra bằng máy in màu? Nhưng nhà mình không có thì phải làm thế nào?

Chỉ cần có aceton (a-xi-ton) hoặc xăng  là đã giải quyết được vấn đề rùi đấy.

Khi in ấn hình mình phải chọn ảnh giấy không quá dày, không cán ni-lông mỏng ở trên nhé! Với những ảnh rửa thông thường thì mình không thể in ấn trực tiếp theo cách này được, vì giấy ảnh dày sẽ khó ngấm aceton . Mình phải scan lại hoặc lấy file gốc in ra giấy thường trước rồi mới thao tác theo hướng dẫn được.

in an

2. In lên vải
Bạn có đoán được lần này mình sẽ dùng gì để in ấn không?  Chính là keo sữa và… xà phòng đấy. Công thức pha chế rất chi là đơn giản luôn nhé: mài vụn xà phòng ra rồi hòa với nước và keo sữa là xong.
Với cách in này thì mình nên dùng để làm đồ lưu niệm hay trang trí thì tốt hơn nhé!

in an
Đối với vải nhung thì chúng mình lại có một cách in riêng đấy. Không cần đến một loại hóa chất nào, cũng không cần pha chế gì cả đâu. 

in an

3.In lên gỗ
Keo sữa dường như là một “bí kíp” cho “công nghệ” in thủ công nên được dùng rất nhiều. Với sự trợ giúp này, in ảnh lên gỗ đã trở nên dễ hơn rất nhiều và hình ảnh lại rất sắc nét nữa. 

 

4. In lên nến
Cách in hoa văn lên nến là một trong những cách dễ nhất đấy. Sẽ rất đơn giản nếu mình có những hình mẫu từ mực hay màu vẽ. Rồi mình làm như thế này nè.


In ảnh lên nến cũng thực hiện được, nhưng sẽ mất thời gian hơn chút thôi.

5. Một số mẹo in khác
Giới thiệu thêm với các bạn một số loại hình in khác này.
Tiếp tục một ứng dụng nữa từ keo sữa nha! In nhưng thật ra lại không phải là in đâu. 


Dùng hoa để in hình hoa.

Hay dùng lá và sơn acrylic để có những bức in đường gân lá tuyệt đẹp.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Túi nilon in ấn thương hiệu, logo, slogan

Túi nilon in ấn

Có 2 loại túi nilon thường được dùng để in ấn, túi xốp và túi PE. Đặc điểm nhận dạng của 2 loại túi này có thể tham khảo tại phần thuật ngữ chuyên ngành. Và cũng có 2 cách để in ấn trên túi nilon:
In lụa: kỹ thuật dùng khung lụa, đổ màu và khung lụa và kéo màu cho thấm qua khung lụa theo những nội dung có trên khung.

- Ưu điểm: giá rẻ, dễ dàng in ấn, có thể chùi những nội dung bị sai. Thời gian sản xuất nhanh, số lượng ít có thể làm được.
- Nhược điểm: In được ít màu, không in chồng màu được

In ống đồng:  Là loại in bằng máy, có ống trục (gọi là ống đồng) để in film lên ống đồng đó. Chỉ cần đổ mực vào để máy chạy là có sản phẩm

- Ưu điểm: in được nhiều màu, thể hiện được hình ảnh rõ nét và sự chính xác giữa các màu rất cao. Thời gian sản xuất lâu hơn so với in lụa nhưng số lượng càng lớn thì in ống đồng lại nhanh hơn so với in lụa.
- Nhược điểm: in số lượng lớn, chi phí tiền trục khá đắt,

In ấn thương hiệu, logo, slogan sao cho đẹp

Túi nilon là tui được sử dụng nhiều nhất trong các loại túi, theo thống kê của TNS thì có đến 80% các shop thời trang, nhà may sử dụng tui nilon để đựng sản phẩm hàng hoá của mình. Điều này có thể thấy tầm quan trọng trong việc quảng báo trên túi nilon lớn như thế nào. Tuỳ theo loại hình, mô hình công ty, chúng ta có thể sử dụng túi nilon cao cấp hoặc loại thường.

Tui nilon có rất nhiều loại trên thị trường và độ dày mỏng cũng ảnh hưởng đến chất lượng, trong khi in ấn cần chú ý đến những chi tiết để không làm bao nilon trở nên xấu.

Tui nilon thiet ke Túi nilon in ấn thương hiệu, logo, slogan

Một số túi nilon của những thương hiệu lớn có trang trí rất đẹp, thể hiện sự đẳng cấp: túi nilon An Phước, Túi nilon Ninomax, Túi nilon Zara, Túi nilon Đẹp, Burbery, Lacoste, Hermes, Nhà Bè, Việt Tiến, Vans, Mattana, Vancl, đều có cách bố cục rất hợp lý và sử dụng ít màu.

in an tui nilon dep Túi nilon in ấn thương hiệu, logo, slogan
Túi nilon đẹp chỉ cần 2 màu để thiết kế và trang trí, điều này cũng làm cho việc in ấn trở nên dễ dàng hơn, không bị chồng quá nhiều màu khi in (phương pháp in lụa), nếu công ty hoặc cửa hàng thời trang có nhiều kinh phí thì chúng ta nên sử dụng kiểu in máy (in ống đồng). Kỹ thuật in ống đồng sẽ giúp chúng ta in được nhiều màu sắc trên túi nilon hơn và độ chính xác rất cao, không làm bị lệch màu hoặc chồng màu (thường bi lỗi ở kĩ thuật in lụa).

In túi nilon cần chọn màu sắc tương phản với màu bao, vì như vậy sẽ làm nổi bật hơn chi tiết được in trên túi nilon. Ví dụ: khi dùng bao nilon đen bóng thì nên in màu nhũ bạc hoặc màu nhũ vàng. Màu nhũ là một màu tạo nên độ óng ánh khi bao nilon được phản chiếu dưới ánh sáng. Hoặc khi dùng báo trắng thì nên in màu nhũ vàng, màu đen…

Tui nilong in nhu vang Túi nilon in ấn thương hiệu, logo, slogan
Mẫu túi nilon in nhũ vàng – Nhìn rất cao cấp

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

In ấn sử dụng giấy gì?

Nói về giấy trong ngành in ấn thì có rất nhiều, tính không hết đâu, giấy ở Việt Nam, giấy ở nước ngoài và giấy trên toàn thế giới, rất là nhiều loại. Làm sao đ biết hết? 

- Những người sành rồi thì thấy nó đơn giản, những người mới vào nghề thấy mơ hồ, chúng ta sẽ tìm hiểu cơ bản v giấy trong in ấn

 Những điều cơ bản về giấy trong in ấn
- Giấy in Ford ( viết tắt là F ) là giấy trắng nhám 2 mặt, loại giấy VP mà ta thường hay sử dụng ấy.
in ấn sử dụng giấy gì
- Giấy in Couchue ( viết tắt là C ) là giấy trắng 2 mặt láng bóng, mềm & mịn thường dùng in tờ rơi, in brochure, in catologue......
in ấn sử dụng giấy gì
- Giấy in Briston ( viết tắt là B ) là giấy trắng 2 mặt bóng, ko láng và mềm như C, thường để in brochure, in folder, in catalogue, in ấn Namecard, in hộp giấy...
in ấn sử dụng giấy gì
- Giấy in Duplex ( viết tắt la D ) là giấy 1 mặt bóng, 1 mặt nhám ( màu khác ) , thường để in Hộp giấy, in túi giấy,.....
in ấn sử dụng giấy gì
- Còn định lượng : là cái số mà các bạn thấy phía sau ấy ( vd : C ' 230. B ' 250 ). Đó là độ dày của giấy

Tổng hợp những loại giấy cơ bản trong in ấn:
- Couche (có 2 mặt láng : dùng để in ấn:..........)
- Couche (matt) ( có 2 mặt hơi láng, không bằng couche, nhìn kỹ sẽ thấy sớ giấy để in ấn: ruột tạp chí,....)
- Bristol ( 2 mặt láng như couche dùng để in ấn:..........)
- Duplex ( dày để in hộp,...)
- Kgraf ( màu vàng vàng để in bao bì đựng sản phẩm, bao thư,...)
- Gấy ford ( in ấn tiêu đề, bao thư,...)

in ấn sử dụng giấy gì
- Ivory ( 2 mặt láng, và có loại 1 mặt láng, dùng in folder,.....)
in ấn sử dụng giấy gì
- Econo ( nhám, sần như fo, in ấn name card, sản phẩm cao cấp)
in ấn sử dụng giấy gì
- Biston ( gần giống econo nhưng rẻ tiền hơn)
- Giấy mỹ thuật (đắc tiền để in ấn thiệp cưới, chứng chỉ, chứng nhận,.........cao cấp hơn econo)

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Các công nghệ in ấn hiện đại

Hiện nay trong ngành in ấn chúng ta đã nghe khá nhiều về hai công nghệ là CTF (Computer to Press) và CTP (Computer to Plate) thì hiện nay đã xuất hiện hệ thống chế bản hiện đại hơn là công nghệ CTPress (Computer To Press) từ máy tính trực tiếp ghi bản trên máy in và công nghệ Computer to Print máy tính điều khiển máy in tạo ra sản phẩm in mà không cần chế ra bản in . Trong khi đó ở Việt Nam, tuy việc áp dụng kỹ thuật số vào lĩnh vực chế bản đã khá phổ biến nhưng nhìn chung còn ở mức độ thấp so với thế giới.

công nghệ in ấn

Các công nghệ chế bản in ấn hiện đại

Chúng ta chỉ mới đầu tư một số hệ thống CTP cho những công ty in ấn/ nhà in lớn có tiềm lực tài chính, còn đa số các công ty in ấn / nhà in ở nước ta hiện nay vẫn sử dụng công nghệ CTF có sử dụng giấy scan và dàn trang thủ công, công nghệ dàn trang điện tử và ra phim tấm vẫn chưa được áp dụng nhiều. Sau đây tôi xin được giới thiệu một cách tổng quan về các công nghệ chế bản chủ yếu được áp dụng trên thế giới hiện nay.

1. Công nghệ CTF trong in ấn

Công nghệ CTF là công nghệ chế bản số trong đó dữ liệu số (Digital) từ máy tính được chuyển thành dữ liệu tương tự (Anolog) trên film thông qua các máy ghi film, film được đem bình trước khi phơi để truyền hình ảnh lên bản in ấn. Quy trình tổng quát của công nghệ CTF được mô tả theo sơ đồ sau:

+ Nhập dữ liệu vào máy tính
+ Xử lý, Dàn trang trên máy tính
+ Xuất ra phim  hoặc giấy scan

Hiện nay, công nghệ CTF sử dụng trong các nhà in không có sự đồng bộ, có 3 mức độ công nghệ CTF khác nhau đang được áp dụng tại các nhà in / công ty in ấn ở nước ta, đó là công nghệ CTF có sử dụng giấy scan, công nghệ CTF xuất phim theo từng trang và công nghệ CTF xuất phim khổ bản in.
công nghệ in ấn

1.1. Công nghệ CTF có sử dụng giấy scan

Đây là phương pháp thủ công nhất trong công nghệ CTF, phim chỉ sử dụng cho các ảnh tách màu, chữ được in n trên giấy scan bằng máy in Laser. 

Sau đó chữ và ảnh được đem bình và phơi tạo bản in. Phương pháp này đòi hỏi nhiều lao động thủ công và không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật do sử dụng giấy scan (độ đen của chữ không đảm bảo, độ biến dạng của giấy scan lớn hơn và không đồng bộ với phim khi phơi bản cùng).

Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay lại được áp dụng phổ biến tại các nhà in / công ty in ấn ở nước ta, nguyên nhân là do yếu tố kinh tế vì khi sử dụng giấy scan sẽ làm giảm chi phí đáng kể so với chỉ sử dụng phim và thị trường nước ta chưa quá khắt khe trong vấn đề chất lượng

1.2. Công nghệ CTF xuất Film theo từng trang

Các trang bao gồm chữ và ảnh được xây dựng hoàn chỉnh bằng các phần mềm dàn trang sau đó được xuất ra film và đem bình theo đúng maket khách hàng. Hiện tại, phương pháp này chỉ được áp dụng cho các tạp chí chất lượng cao với chất lượng, độ chính xác cao và thời gian sản xuất ngắn.

1.3. Công nghệ CTF xuất Film khổ bản in ấn

Sau khi nhập chữ, quét ảnh, xử lý ảnh và dàn trang trên máy tính, các trang riêng rẽ sẽ được sắp xếp lên một khuôn có kích thước xác định (bằng kích thước bản in) trên máy tính, sau khi thêm các dấu ốc phục vụ cho công việc in ấn và gia công sau in ấn, một máy ghi phim khổ lớn sẽ được sử dụng để xuất ra những tấm phim phân màu có khổ bằng khổ bản in và công việc tiếp theo chỉ là phơi bản.

Công nghệ này đảm bảo được các yêu cầu về độ chính xác và chất lượng bản in làm ra, giảm bớt được khâu bình bản thủ công, vì vậy giảm đáng kể thời gian sản xuất và không phải sử dụng các nguyên vật liệu trong công việc bình bản như băng dính, đế bình… 

Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số ít nhà in / công ty in ấn có thể áp dụng công nghệ này do vốn đầu tư khá lớn vì phải đầu tư máy ghi phim khổ lớn, chi phí sản xuất tăng khi ghi phim khổ lớn. Ngoài ra, để áp dụng được công nghệ này đòi hỏi phải có giải pháp hoàn chỉnh về qui trình chế bản kỹ thuật số như PDF để có thể bình bản điện tử trên máy tính.

công nghệ in ấn

2. Computer to plate

“Computer to plate” là cụm từ mô tả công nghệ chế bản, trong đó dữ liệu số từ máy tính được ghi trực tiếp lên bản in mà không qua khâu trung gian là film. Bản in sau khi được ghi hình có thể được hiện ngay trên hệ thống máy ghi bản hoặc được đưa tới hiện ở máy hiện bản chuyên dụng. 

Sau đó, bản in được lắp lên máy in theo cách thông thường để tiến hành công việc in ấn. Công nghệ này hiện nay khá phổ biến trên thế giới do những ưu điểm vượt trội của nó so với công nghệ CTF. Một hệ thống CTP thông thường gồm 3 thành phần cơ bản là: Máy tính, hệ thống ghi hình và bản in.

- Công nghệ CTP bỏ qua được khâu trung gian từ phim ra bản nên không còn khái niệm dotgain trong quá trình này và chất lượng bản in tạo ra là có thể kiểm soát được.

- Sử dụng được loại T’ram FM và T’ram XM (là sự kết hợp giữa T’ram FM và AM), do đó có độ phân giải của bản in tạo ra rất lớn, với loại T’ram FM có thể đạt độ phân giải 600lpi và 400lpi với T’ram XM (độ phân giải của bản in thông thường hiện nay nhỏ hơn 200lpi). 
Như vậy, chất lượng bản in tạo ra khá hoàn hảo và loại bỏ được gần như hoàn toàn hiện tượng moiré thường gặp khi sử dụng T’ram AM.

- Do giảm bớt các khâu trung gian nên giảm thiểu rủi ro, sai hỏng, sự định vị chồng màu dễ dàng và chính xác hơn, khi có sai hỏng có thể nhận biết và điều chỉnh một cách dễ dàng và nhanh chóng, nâng cao hiệu quả công việc giảm thời gian chế bản, tăng năng suất lao động.

- Loại bỏ được các nguyên vật liệu trung gian như phim, giấy scan, mica, băng dính…Do đó giảm chi phí sản xuất, loại bỏ được rác thải và các hóa chất độc hại với môi trường như phim, dung dịch hiện phim…

- Giảm số lượng công nhân do đó giảm chi phí sản xuất

Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ CTP cho các nhà in / công ty in ấn nước ta hiện nay vẫn còn gặp một số khó khăn như giá thành bản in cao, yêu cầu trình độ của người công nhân, thiết bị máy móc của hệ thống này hiện đại và rất mới chưa phổ biến trên thị trường và giá thành còn khá cao. Nhưng trong tương lai, với xu thế phát triển hiện nay nhất định công nghệ CTP sẽ là một công nghệ chế bản tối ưu và sẽ được ứng dụng phổ biến tại nước ta.

3. Công nghệ Computer to Press (CTPress)

Công nghệ CTP và công nghệ CTF vừa được mô tả trên đây vẫn còn phụ thuộc vào phương pháp in an truyền thống và những qui định của máy in trong quá trình sản xuất. 

Hiện nay trên thế giới, đã xuất hiện những hệ thống chế bản ưu việt hơn có thể chuyển đổi trực tiếp từ dữ liệu số trên máy tính trực tiếp thành hình ảnh trên tờ in tại máy in, bỏ qua các bước trung gian là chế ra phim hoặc bản in và việc lắp bản in lên máy bằng tay. Công nghệ này được gọi là công nghệ Computer to Press (CTPress), có hai công nghệ CTPress khác nhau là công nghệ Computer to press/direct imaging và công nghệ Computer to print.

công nghệ in ấn

3.1 Công nghệ Computer to press/direct imaging

Công nghệ này là một lĩnh vực của công nghệ chế bản Computer to press. Trong đó, một bản in được ghi hình ngay trên trục ống bản của máy in, quá trình ghi bản này được điều khiển từ máy tính. 

Sau khi nhập dữ liệu, và dàn trang trên máy tính, một bộ phận ghi hình bằng tia laser sẽ hoạt động dưới sự điều khiển của thiết bị xử lý ảnh tram, thiết bị này sẽ xử lý dữ liệu để thực hiện quá trình ghi hình trực tiếp lên bản in, ở máy in nhiều màu bộ phận ghi hình bằng tia laser sẽ ghi những hình ảnh phân màu lên các bản in cùng một lúc ở tất cả các cụm in ấn, công việc ghi hình diễn ra khá nhanh (chỉ vài phút) và sau đó quá trình in an có thể được tiến hành ngay. Quy trình công nghệ Computer to press được mô tả bởi sơ đồ sau:

+ Nhập dữ liệu vào máy tính
+ Xử lý dữ liệu
+ Ghi hình lên bản trên máy in

công nghệ in ấn 

Hiện nay, có 2 công nghệ Computer to press/direct imaging khác nhau phụ thuộc vào tính chất của bản in ấn , đó là công nghệ Computer to press/direct imaging với bản in được ghi hình 1 lần duy nhất trong mỗi lần sản xuất in an và công nghệ Computer to press/direct imaging với bản in mà hình ảnh trên nó có thể thay đổi sau mỗi lượt in ấn mà chất lượng các tờ in an không thay đổi.

Công nghệ CTPress với hình ảnh in có thể thay đổi sau mỗi lượt in ấn, hiện nay mới chỉ được nghiên cứu và thử nghiệm ở một số trung tâm nghiên cứu khoa học của các công ty sản xuất thiết bị in ấn lớn trên thế giới và chưa được áp dụng trong thực tế, tuy nhiên đây thực sự là một công nghệ tiên tiến có nhiều ưu điểm và hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp in an.

3.2. Công nghệ Computer to Print

cong nghe che ban in an , in ấn

Công nghệ Computer to Print hay còn có thể gọi là công nghệ “không ép in”, đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay trong lĩnh vực chế bản. Điều đặc biệt của công nghệ này là nó không sử dụng bản in ấn mà dữ liệu số từ máy tính được truyển trực tiếp thành hình ảnh trên tờ in ở máy in ấn. 

Công nghệ náy dựa theo nguyên tắc chụp ảnh tĩnh điện và sử dụng một chất màu đặc biệt, công nghệ này cũng cho phép in ra các hình ảnh khác nhau giữa các lượt in ấn.

Các việc chuẩn bị trước khi in ấn




Để sản xuất ra một ấn phẩm (sách, poster, một tờ báo, tờ rơi, brochure giới thiệu sản phẩm.. ),  ta cần phải thực hiện nhiều công đoạn.

Trong ngành in ấn ta có thể chia  thành 3 công đoạn :

- Khâu trước in (pre-press) hay gọi là chế bản:
Bao gồm các công việc chuẩn bị các dữ kiện ban đầu (nhập liệu dung các bài viết, tìm kiếm & vẽ các hình ảnh minh họa, scan và chỉnh sửa hình ảnh), sau đó lên bố cục, màu sắc, rồi dùng các phần mềm chuyên dụng để thiết kế nên sản phẩm trên máy tính (Photoshop, Illustrator, Corel Draw), các phần mềm dàn trang (layout) như Page Maker, QuarkXpress... Sau khi đã thiết kế xong trên máy tính, ta có thể tiếp tục công đoạn bình trang điện tử trên máy tính (thông thường la với các sản phẩm như sách báo, tạp chí ...). Cuối cùng là đem xuất ra phim hoặc ra luôn bản in rồi "bắt-xê" qua cho khâu tiếp theo là khâu in ấn.

 quy trinh truoc khi in an | in an
Nói cách khác, khâu trước in sẽ làm việc trên máy tính với các phần mềm thiết kế chế bản và làm việc với các thiết bị máy ghi phim & ghi bản.

- Khâu in (press):
Là công đoạn làm việc với máy in, vận hành máy in để in ra sản phẩm. Trong in ấn lại có in offset, in flexo, in ống đồng, in lụa... SV học chuyên ngành in ấn sẽ được trang bị kiến thức về các công nghệ in an , cấu tạo của máy in, nguyên lý in an, quy trình vận hành máy in, các quy tắc an toàn lao động và cách khắc phục một số sự cố xảy ra trong quá trình in ấn.

quy trinh truoc khi in an | in an
- Khâu sau in (post-press) hay gọi là thành phẩm:
Bao gồm các công đoạn cuối cùng để hoàn tất sản phẩm in ấn: cắt xén, cán màng, cấn bế, ép nhũ, ép chìm nổi, gấp dán, khâu chỉ đóng kim....

quy trinh truoc khi in an | in an

Quy trình trước khi in ấn

Quy trình trước in ấn là hàng loạt những công việc ta làm trước khi bắt đầu giai đoạn in ấn!
Ta biết rằng, để bắt đầu in, ta phải có bản in.

Mà bản in là do khâu chế bản - khâu trước in làm ra.

Vì vậy ta phải tổng hợp hết những dữ liệu và yêu cầu của khách hàng, kết hợp với những điều kiện nhà in / công ty in (máy in, khổ in, giấy in,...) để ra file hoàn chỉnh đem đi ra film (--> bản PS) hay bản CTP.