Thứ nhất: Nếu chỉ
xét đơn thuần về khía cạnh vật chất, nghĩa là nhìn nhận dựa vào tên gọi, logo
thì nhãn hiệu, nhãn mác hàng hóa
và thương hiệu rất khó phân biệt, nếu không muốn nói là một. Tất nhiên, ở đây
cũng có thể tìm ra sự khác biệt, đó là khi nói đến thương hiệu người ta thường
nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập trong
nhãn hiệu hàng hóa. Ví dụ, chúng ta có thể chỉ nghe nói đến "Nâng niu bàn
chân Việt" là đã nghĩ ngay đến Biti's.
Thứ hai: Thuật ngữ
thương liệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ được dùng trong những ngữ cảnh khác
nhau. Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong
các quy định của luật pháp Việt Nam, nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp và
marketing thì người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu. Trong tiếng Anh, 2
thuật ngữ Brand và Trademark cũng tồn tại song song và người ta cũng dùng trong
những ngữ cảnh tương ứng như vậy. Thực tế, trong các tài liệu của nước ngoài,
chúng ta thường gặp các cụm từ "Building Brand", "Brand
Strategy"; "Brand Image"; "Brand Vision"; "Brand
Manager"… mà hiểu theo cách của chúng tôi là "Xây dựng thương hiệu";
"Chiến lược thương hiệu"; "Hình ảnh thương hiệu"; "Tầm
nhìn thương hiệu"; "Quản trị thương hiệu". Trong khi đó thuật ngữ
"Trademark" lại chỉ gặp khi nói về vấn đề đăng ký bảo hộ hoặc trong
các văn bản pháp lý (chẳng hạn registered trademarks), mà không gặp các cụm từ
tương ứng là "Building trademark"; "Trademark Manager";
"Trademark Vision". Đến đây lại gặp phải một khúc mắc về dịch thuật?
Đó là, Brand trong nguyên nghĩa từ tiếng Anh là nhãn hiệu, dấu hiệu; còn
Trademar có thể được dịch là dấu hiệu thương mại? Tuy nhiên, với quan điểm của
mình, các nội dung được trình bày trong bài viết này hướng vào thuật ngữ Brand,
mà vẫn theo chúng tôi, hiện nay tại Việt Nam đang được nhiều người hiểu là
thương hiệu. Như vậy thì sự tranh cãi về thuật ngữ thương hiệu và nhãn hiệu vẫn
chưa ngã ngũ, mà chủ yếu là do cách tiếp cận từ những góc độ khác nhau của vấn
đề.
Thứ ba: Cũng có thể
phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa trên một số khía cạnh cụ thể như
sau:
- Nói đến thương hiệu
không chỉ là nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hóa mà quan trọng
hơn là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Nó thật sự
trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu hàng
hóa là phần xác.
- Nhãn hiệu được tạo
ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một
thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu
dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân.
- Thương hiệu nổi tiếng
sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp
lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10
năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).
- Nhãn hiệu hàng hóa
được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả
phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét