Hiển thị các bài đăng có nhãn in an. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn in an. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Nhãn mác, bao bì và yếu tố màu sắc của nó


Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng yếu tố màu sắc thực sự góp phần nâng cao nhận thức về bao bì, nhãn mác, nhãn hiệu và đóng vai trò lớn trong các lựa chọn mua sắm của khách hàng. Nó cũng gợi mở trí nhớ và khích lệ cảm xúc. Ngay cả khi màu sắc bao bì, nhãn mác, nhãn hiệu của bạn đã hợp lý, đừng dừng lại ở đó. Hãy chắc chắn rằng những màu sắc bạn lựa chọn đang truyền tải một thông điệp thích hợp tới các khách hàng.

Lấy ví dụ ở logo công ty bạn. Xét về mặt cốt lõi của hình ảnh bao bì, nhãn mác, nhãn hiệu, nó gửi đi một thông điệp then chốt về sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn, hoặc ở một góc độ nào đó, nó tạo ra sự khác biệt giữa nhãn hiệu công ty bạn với các nhãn hiệu cạnh tranh khác. Mỗi một màu sắc đều mang trong mình một thông điệp riêng biệt. Điều này có nghĩa là nếu logo của bạn sử dụng bốn màu sắc, bạn đang gửi đi bốn thông điệp khác nhau trong cùng một lần. Thậm chí nếu các thông điệp là bổ sung cho nhau, chỉ một vài khách hàng có thể nhớ và liên tưởng tới tất cả các ý tưởng trong nhãn hiệu của bạn.

in bao bi, in nhan mac, lam nhan mac, in an, in an bao bi

Một ví dụ khác đó là ở tấm danh thiếp kinh doanh, phần đầu đề thư hay các sản phẩm văn phòng phẩm khác. Không kể đến những nỗ lực nhãn hiệu cố kết, một tấm danh thiếp đa màu sắc có thể được xem là một lựa chọn tốt, nhưng càng nhiều màu sắc bạn sử dụng, yếu tố khác biệt sẽ càng ít đi. Bạn đang sử dụng màu sắc để củng cố các đặc tính nhãn hiệu, hay bạn đang gửi đi các thông điệp xung đột lẫn nhau? Một số công ty thành công có những cách thức sử dụng màu sắc nhãn hiệu của riêng mình. Trong tâm trí của người tiêu dùng, UPS là màu nâu. Trong thị trường nước giải khát, Coke là màu đỏ. Hơn nữa, màu xanh của IBM là khác hẳn so với màu xanh của Tiffany. Mỗi một công ty hàng đầu trên thị trường thường lựa chọn một màu sắc cụ thể đóng vai trò là màu sắc chủ đạo cho logo và hình ảnh nhãn hiệu của mình. Một vài công ty lựa chọn sự phối kết hợp của hai màu sắc, như FedEx với màu tía và màu da cam, song hiếm khi bạn thấy được một nhãn hiệu lớn được xây dựng trên nền tảng quá hai màu sắc cơ bản.

Ngoại lệ có thể là ở những công ty có sản phẩm hay dịch vụ khá đa dạng và có nội dung thiên về màu sắc, chẳng hạn như Skittles với bảy sắc cầu vồng của các hương vị hoa quả, hay các công ty in ấn. Bài học thất bại của một số hãng bia mới ở châu Âu đã chứng tỏ cho tầm quan trọng của yếu tố đặc trưng trong màu sắc nhãn hiệu. Sau khi thành lập, nhiều hãng bia đã sử dụng màu xanh lá cây cho hình ảnh nhãn hiệu của mình. Đây là một lựa chọn sai lầm khi mà qua thời gian, nhãn hiệu của các công ty bia này không những không gây được ấn tượng mà có phần ngày một phai mờ hơn. Nguyên nhân xuất phát ở chỗ tại châu Âu cũng như trên toàn thế giới, màu xanh lá cây đã quá in đậm trong tâm trí người tiêu dùng như là một màu đặc trưng của hãng nhãn hiệu bia Heineiken. Họ không mấy quan tâm tới những màu sắc tương tự và do đó, những nhãn hiệu có màu xanh lá cây sẽ không gây được sự chú ý nào cả. Rõ ràng, việc sử dụng màu sắc một cách riêng biệt sẽ là tốt nhất trong hình ảnh nhãn hiệu hay các dữ liệu tiếp thị.

John Williams, chủ tịch kiêm sáng lập viên LogoYes.com, trang web đầu tiên và lớn nhất thế giới về logo và nhãn hiệu công ty, đề xuất về việc xây dựng một bảng màu sắc hai thành phần cho hình ảnh nhãn hiệu bao gồm những màu chủ đạo cho logo cùng các văn phòng phẩm khác và những màu bổ sung cùng hình ảnh đồ hoạ phụ trợ cho trang web và các dữ liệu in ấn phức tạp hơn. Với 25 năm kinh nghiệm quảng cáo của mình, John đã xây dựng các chuẩn mực nhãn hiệu cho nhiều công ty trong danh sách Fortune 100 (100 công ty lớn nhất thế giới) như Mitsubishi, IBM, GM,…. Ông khuyên rằng trước khi lựa chọn một bảng màu sắc phù hợp cho việc xây dựng nhãn hiệu, bạn hãy quan tâm tới những vấn đề sau:

1) Các màu sắc có lôi cuốn những khách hàng mục tiêu của mình?

Theo John Williams, việc xây dựng màu sắc nhãn hiệu lôi cuốn còn là một phương thức tiếp thị hiệu quả. Tuy nhiên, nhiệm vụ này không mấy dễ dàng do có khá nhiều yếu tố khác nhau tác động. Cùng với thời gian, sản phẩm phải được khách hàng chấp nhận nên khi chọn màu biểu tượng cho sản phẩm đòi hỏi bạn phải có tầm nhìn sao cho màu sắc đó luôn mới mẻ, hiện đại trong con mắt khách hàng. Bạn hãy tính tới độ tuổi, giới tính, văn hoá và các yếu tố nhân khẩu học khác của các khách hàng mục tiêu.

2) Màu sắc chủ đạo của mình có riêng biệt?

Nó có nổi bật so với các nhãn hiệu cạnh tranh khác? Nếu nhãn hiệu của bạn nhỏ hơn, việc chia sẻ cùng màu sắc với những hãng dẫn đầu thị trường có thể là hợp lý lúc ban đầu. Song việc này rất dễ đẩy mạnh vị thế của các hãng dẫn đầu thị trường đó do sự nhầm lẫn của người tiêu dùng giữa nhãn hiệu của bạn với nhãn hiệu của hãng kia. Tốt nhất, hãy tạo dựng cho nhãn hiệu một màu sắc riêng biệt. Nhiều thập kỷ qua, màu đỏ luôn là đặc trưng của hãng bột ngọt Ajinomoto. Màu đỏ đó không hề thay đổi theo thời gian, thể hiện sự vững bền của công ty và của sản phẩm, đồng thời ăn sâu vào tâm trí của từ thế hệ khách hàng này đến thế hệ khách hàng khác.

3) Màu sắc mang ý nghĩa hay truyền tải thông điệp gì?

Ý nghĩa hay thông điệp của màu sắc cần thích hợp với nhãn hiệu của bạn. Mỗi sản phẩm đều có mối liên hệ nhất định với màu sắc nào đó. Nhất là những sản phẩm nổi tiếng thường được nhớ tới và nhận ra qua dấu hiệu chủ yếu là màu sắc.

4) Màu sắc chủ đạo có hợp thời hay đảm bảo sự bền vững nhất định?

Yếu tố thời trang hay xu hướng luôn thích hợp với các khách hàng trẻ tuổi, nhưng có thể không mấy dễ dàng với những khách hàng lớn tuổi hơn. Do vậy, tuỳ từng khác hàng mục tiêu, yếu tố màu sắc sẽ có thay đổi cho thích hợp. Một điều cần chú ý khác đó là màu sắc nhãn hiệu cần có sự bền vững, chứ không thể thay đổi liên tục được. Phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, bạn có thể lựa chọn cho mình những màu sắc nhất định và phù hợp. Song quan trọng ở chỗ bạn cần đảm bảo tính ổn định cho màu sắc đó. Hàng trăm năm qua, chúng ta luôn dễ dàng nhận thấy trên thị trường những biểu tượng màu sắc cố định như màu vàng của chè Lipton, màu đỏ của Coca Cola,…

5) Những màu sắc trực tuyến tương ứng sẽ là gì?

Sau khi xác định bảng phối màu sắc, thách thức tiếp theo của bạn sẽ là đảm bảo một sự mô phỏng tối ưu các màu sắc nhãn hiệu của bạn trên tất cả các phương tiện truyền thông khác nhau. Bạn cần giữ vững sự trung thành với các màu sắc nhãn hiệu đã lựa chọn trong các bản mô phỏng và nhớ rằng chính yếu tố xuyên suốt này đóng vai trò thiết yếu để lôi kéo người tiêu dùng. Một cách khá đơn giản, càng nhiều màu sắc không có nghĩa là càng lôi cuốn hơn. Màu sắc nên tách biệt với nhãn hiệu, và sẽ đóng vai trò khích lệ sự liên tưởng tới nhãn hiệu. Công ty nào lựa chọn cho mình những màu sắc nhãn hiệu một cách chiến lược và sử dụng chúng một cách xuyên suốt chắc chắn sẽ có những tương lai sáng lạn.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Những mẫu quảng cáo in ấn thức ăn nhanh



Thức ăn nhanh hiện tại được ưa chuộng trên thị trường để đáp ứng nhu cầu tiện lợi của mọi người. Với những bữa ăn chất lượng, đắt tiền được chuẩn bị nhanh chóng bởi những nhà hàng này, bạn sẽ không phải lo lắng về việc lựa chọn ăn gì, uống gì khi bạn chỉ có rất ít thời gian.

Vì hiện nay có rất nhiều địa điểm ăn uống được lập ra, các hãng đồ ăn nhanh lớn và nổi tiếng phải tìm cách tạo ra những mẫu quảng cáo được thiết kế và in ấn bắt mắt, hấp dẫn để có thể tiếp tục thu hút khách hàng.

Vậy làm thế nào để các của hàng ăn nhanh này xây dựng hình ảnh và sản phẩm của họ thông qua mẫu quảng cáo in ấn? Bên cạnh quảng cáo ngoài trời đầy mới lạ, những mẫu quảng cáo in ấn thú vị của các chuỗi cửa hàng ăn nhanh mà chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Buger King

Đây là một trong số nhiều quảng cáo của Buger King lôi kéo không chỉ các khách hàng trung thành mà còn cả trẻ em. Quảng cáo này cố gắng pha trộn giữa truyện cổ tích và cách Buger King có thể mang hơi thở cuộc sống lên bàn ăn.

 in dep, in nhanh, in an bao bi

McDonald's
 in an bao bi, in an, in dep, in nhanh

Không thể phủ nhận rằng McDonald’s là một trong những hãng đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới. Menu phong phú của hãng luôn khiến khách hàng thích thú. Bạn sẽ không ngạc nhiên rằng có nhiều công ty khác ”đối đầu” với sản phẩm hấp dẫn của họ.


Sheetz
 in an bao bi, in an, in dep, in nhanh 

Đồ ăn nhanh Sheetz là chuỗi các cửa hàng thuận tiện kết hợp với các điểm bán xăng. Nó mang theo những thẻ gắn với sản phẩm có nội dung MTO: Made to Oder ( Làm ra để phục vụ) – cho thấy sự ngon miệng và tươi của các bữa ăn của hãng này.


Hardee's
 in an bao bi, in an, in dep, in nhanh

Burger có lẽ là loại đồ ăn nhanh được nhiều người ưa chuộng nhất. Ở Hardee’s, họ muốn mọi người biết họ nghiêm túc đến thế vào với mỗi chiếc Burger.

KFC
 in an bao bi, in an, in dep, in nhanh

Với quảng cáo này của KFC, nó đơn giản cho thấy rằng Zinger là thịt gà nguyên chất. Bằng cách thêm sự hài hước và sáng tạo vào quảng cáo, bạn có thể hiểu rõ hơn Burger của họ có nhiều thịt như nào.

Subway
 in an bao bi, in an, in dep, in nhanh

Subway là nhà hàng Mỹ cung cấp bánh mỳ kẹp tươi và sa lát. Với quảng cáo in này, bạn sẽ chú ý đến giá trị của sản phẩm, chúng chắc chắn được làm ra bởi nguyên liệu bột mỳ cao cấp.

Dunkin' Donut
 in an bao bi, in an, in dep, in nhanh

Dunkin’ Donut đã xuất hiện trên thị trường từ lâu và vẫn chứng tỏ được sự tận tâm của họ trong việc cung cấp cà phê và bánh nướng. Nhãn hiệu này cũng chắc chắn rằng các sản phẩm khác cũng nóng và tươi như bánh khoai tây chiên trong quảng cáo trên.

New York Fries
 in an bao bi, in an, in dep, in nhanh

 New York Fries có lẽ là cửa hàng đầu tiên bạn nghĩ đến khi nhắc tới khoai tây chiên kiểu Pháp. Chuỗi của hàng này đã thể hiện sự chân thật của các sản phẩm qua quảng cáo trên.


Krispy Kreme
 in an bao bi, in an, in dep, in nhanh

Hãy để Krispy Kreme thu hút bạn bởi sự ngon tuyệt và tan chảy trong miệng của Socola xuất hiện trong quảng cáo này.

Panda Express
 in an bao bi, in an dep

Panda Express vận chuyển nhanh ẩm thực Trung Quốc đến với bạn. Trong chiến dịch quảng cáo trên, bạn có thể thấy sự cố gắng của nhà hàng trong việc xây dựng tin tưởng của khách qua mỗi đơn đặt hàng.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Thiết kế catalogue đẹp



in an, in catalogue
 Công ty bạn đang chuẩn bị cho một chiến dịch ra mắt sản phẩm mới, hay tham gia một hội chợ - triển lãm, … Điều bạn cần và nghỉ tới ngay lúc này là làm thế nào để thu hút sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm của bạn. Một mẫu catalogue chuyên nghiệp, ấn tượng thõa mãn các yêu cầu của các sản phẩm của công ty sẽ được thiết kế phù hợp với dòng sản phẩm là giải pháp chúng tôi muốn thể hiện cho khách hàng.




Thiết kế catalogue đẹp và đẳng cấp, chuyên nghiệp mang một bản sắc & sắc thái riêng của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp ấn tượng ban đầu về mặt hàng, thương hiệu của mình với đối tác và người tiêu dùng.

Một mẫu thiết kế catalogue được thiết kế tốt không chỉ đơn thuần là các hình ảnh đồ họa thông thường, mà hơn thế nữa, nó mang theo các thông điệp tiềm ẩn mà bạn muốn nhắn gởi đến khách hàng của mình. Đây là nhân tố quan trọng trong việc tạo ấn tượng đầu tiên cho khách hàng về tính chuyên nghiệp và sự uy tín của công ty.

Quyết định cuối cùng của khách hàng không chỉ phụ thuộc vào nội dung của thông điệp bạn đưa ra, nó còn phụ thuộc vào cách trình bày thông điệp đó như thế nào. Do vậy hãy để sự chuyên nghiệp

Catalogue nên in trên chất liệu giấy gì ?

Catalogue thường được in ấn trên chất liệu giấy Couché, Biston hoặc giấy Mỹ Thuật.

Giấy Couché và Biston có bề mặt láng bóng và mịn, khi in trên chất liệu hai loại giấy này thì độ chuẩn sác về màu sắc và độ nét của hình ảnh cao. Nếu sản phẩm của bạn đòi hỏi độ chính sác về màu sắc và độ nét của hình ảnh thì nên in trên giấy Couché hoặc Biston.

Giấy Mỹ Thụât có rất nhiều loại: láng bóng, sù xì, đường gân, ...

Nếu Catalogue của bạn chú trọng đến sợ sang trọng thi nên in trên giấy Mỹ Thuật. Giấy Mỹ Thuật sẽ tạo cho Catalogue của bạn sự sang trọn cần thiết, nhưng màu sắc và hình ảnh thi sẽ không chuẩn sác và sắc sảo như trên mặt giấy Couché và Biston

Định lượng giấy in catalogue

Tùy thuộc vào số trang của Catalogue để chọn định lượng giấy phù hợp

Nếu Catalogue 8, 12 hoặc 16 trang thì nên in giấy giày (Couché 210 trở lên), Catalogue ít trang lại in giấy mỏng thi nó sẽ rất mềm và dễ gãy người sem rất khó vì vậy nên in trên chất liệu giấy giày để tạo cho Catalogue sự cứng cáp hơn.

Nếu Catalogue 20, 32 trang trở lên thi không cần phải in với chất liệu giấy quá giày, mà nên in trang Bìa giấy giày và cán một lớp màng ở mặt ngoài (màng mờ hoặc màng bóng) Ruột giấy mỏng. Bìa in giấy Couché hoặc Biston 250 hoặc 280, Ruột in giấy Couché 120 hoặc 150.

 Chọn kích thước nào cho phù hợp với khổ giấy in

Catalogue thường được in với kích thước A4 (20.5 x 29.5)cm hoặc A5 (14.5 x 20.5)cm in với kích thước này thì bạn tiết kiệm được tối đa khổ giấy.


Folder đẹp (kẹp file hay kẹp tài liệu)


Folder có thể được coi là không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, hay dịch vụ. Để giới thiệu đến khách hàng một sản phẩm, hay dịch vụ thì một bộ Name card, Brochure kẹp trong một Folder là vô cùng cần thiết vì hầu hết tính năng, tác dụng, hình ảnh, thông điệp quảng cáo, địa chỉ, điện thoại liên hệ đều sẵn sàng nằm gọn trong bìa Folder

Trong một số trường hợp Folder còn được dùng xem như một Brochure giới thiệu sản phẩm và dịch vụ kèm theo thông tin về công ty.

Chất liệu kỹ thuật in ấn:

Về phần chất liệu in: thông thường in ấn bằng giấy Couche hoặc giấy Biston định lượng giấy khoảng từ 280 - 300 gsm, Hiện tại khách hàng thường sử dụng định lượng 250gsm và cán màng hai mặt (hoặc một mặt)

Ưu điểm của cán màng:

Cán màng sẽ tạo cho folder đẹp hơn, chắc chắn hơn, giày hơn, lâu hư hơn và hạn chế được trường hợp thấm nước, bị gãy khi gấp hay sếp lại và khi bi dơ có thể lấy khăn ướt lau được.

Ngoài giấy Couché và giấy Biston thì giấy Mỹ thuật cũng được sử dụng để in folder. với chất liệu giấy mỹ thuật thi folder nhìn sẽ sang trọng hơn, nhẹ nhàng hơn. Giấy Mỹ Thuật có rất nhiều loại để cho khách hàng lựa chọn.

Về kích thước chuẩn như sau:

Folder thường có kích thước 22 x 31cm và tai 7cm, tuy nhiên tùy theo Design của từng cty nên sẽ có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp Designer vẫn tạo ra những folder thể hiện một cách sáng tạo nhằm tạo sự thu hút truyền tải thông điệp của sản phẩm và dịch vụ.

Dưới đây là một số mẫu folder đep

kep file dep, kep tai lieu dep

kep file dep, kep tai lieu dep

kep file dep, kep tai lieu dep

kep file dep, kep tai lieu dep

Bộ nhận diện thương hiệu đẹp



Nhận diện thương hiệu (logo, profile, brochure, catalogue, card visit….)là một trong những khía cạnh quan trọng trong việc xây dựng tên tuổi cho một sản phẩm hoặc một tổ chức. Tạo ra một thương hiệu là phải tạo ra một hệ thống hình ảnh dễ  thu hút sự chú ý của mọi người và đồng thời dễ nhận ra, dễ ghi nhớ. Vì vậy, thiết kế và in ấn bộ nhận diện thương hiệu là công việc có nhiều thử thách cho các nhà thiết kế bởi vì họ phải làm việc, phối hợp cùng với màu sắc, logo, họa tiết, chất liệu…

Trong trường hợp bạn là nhà thiết kế và bạn đang rất cần ý tưởng để hoàn thành bộ nhận diện thương hiệu của mình thì bài viết này hoàn toàn là những gợi ý hay cho bạn. Chúng tôi sẽ giới thiệu 9 bộ nhận diện thương hiệu cực đẹp và đẳng cấp . Những bộ nhận diện thương hiệu này bao gồm từ những sản phẩm màu sắc đơn giản nhất cho đến sặc sỡ nhất và hỗ trợ rất hiệu quả cho việc quảng bá hình ảnh. Chúng cũng thể hiện khả năng kết hợp tuyệt vời của các nhà thiết kế từ những yếu tố khác nhau để đại diện cho một công ty hay một sản phẩm.

Dưới đây là những bộ nhận diện thương hiệu đẹp và bắt mắt gồm :

Logo, bao bì, túi giấy, catalogue, áo thun, kẹp file, thẻ nhân viên, danh thiếp, nhãn mác… 

Aishti

in an nhan dien thuong hieu

 Nexway
in an nhan dien thuong hieu

Wellend Health
  in an nhan dien thuong hieu


Internationale Spieltage SPIEL

in an nhan dien thuong hieu

MNW – National Museum in Warsaw

in an nhan dien thuong hieu

MiArt

in an nhan dien thuong hieu


Denim Pavilion

in an nhan dien thuong hieu






Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Bán manocanh tại HCM (Sài Gòn)



Manocanh là xuất xứ từ nền văn hóa phương Tây, được du nhập về Việt Nam từ thời Pháp thuộc, dùng trong ngành thời trang. Manocanh chính là những tượng người mẫu đứng ở trong các cửa hàng thời trang để giới thiệu sản phẩm mới. Hiện nay, ở các cửa hàng bán quần áo và trung tâm thương mại, hình ảnh các manocanh trưng bày không còn lạ lẫm nữa.

ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VỀ CÁC VẬT DỤNG – PHỤ KIỆN CHO NHÀ MAY VÀ SHOP THỜI TRANG TỪ ĐÓ APSARA ĐÃ RA ĐỜI


Với các sản phẩm kinh doanh chính của APSARA tại HCM- www.ApSaRa.com.vn:

1. Bao áo trùm Veston (Suit Cover)
2. Nhãn mác (Label)
3. Manocanh (Mannequins)
4. Móc gỗ/nhựa (Hanger)
5. Bao bì (Paper bag/Paper nilong)
6. Túi vải không dệt (Apsara Bag)

Manocanh cũng giúp làm nên đẳng cấp cửa hàng.

Các loại manocanh bán khá đa dạng: Từ người mẫu nữ chân dài, dáng chuẩn, khuôn mặt xinh đẹp, manocanh đàn ông với body chuẩn, dáng cao, bụng 6 múi, tới manocanh trẻ con với khuôn mặt tròn trịa, baby... Không chỉ bày trong cửa hàng, những mẫu manocanh này còn được đặt trên vỉa hè, gắn thêm tóc và lông mi giả, nhìn trông như người thật.

Giá mỗi manocanh phổ biến dao động từ 1 triệu đồng đến trên dưới 2 triệu đồng, tùy hình dáng, kích thước. Một số loại nhập ngoại có chất lượng tốt, giá đắt hơn, song nhu cầu trong nước chủ yếu dùng manocanh nhựa, giá trên dưới 1 triệu đồng.

APSARA VIỆT NAM

Địa chỉ: 127 Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 35026491 – (08) 38152085
Di động: 090 333 2050
Fax: (08) 38156082
Email: apsara_vina@yahoo.com.vn

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Card visit cuối năm 2012



Bước sang tháng 12, tháng giao thoa giữa năm cũ và năm mới Apsara xin gửi đến quý khách hàng và độc giả bộ sưu tập mẫu name card đẹp (card visit hay danh thiếp) đặc trưng cho tháng 12, một bộ sưu tập khá bắt mắt và đầy sáng tạo, mong rằng sẽ đem đến cho quý khách hàng và độc giả nhiều lựa chọn cho việc chọn mẫu card visit.

Kính chúc quý khách hàng và độc giả một tháng làm việc mới với nhiều thành công và sự thịnh vượng, mong rằng Apsarat ngày một đem lại nhiều hơn những sản phẩm in ấn độc đáo và chất lượng tới quý khách hàng.

Còn bây giờ hay cùng chiêm ngưỡng bộ sưu tập mẫu danh thiếp đẹp của tháng 12 nhé!

card visit dep 2012

card visit dep 2012

card visit dep 2012

card visit dep 2012

card visit dep 2012

card visit dep 2012

card visit dep 2012

card visit dep 2012

card visit dep 2012

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Nguồn góc in ấn


In ấn về bản chất là quá trình truyền mực in xuống bề mặt cần in. Có thể nói In ấn là một phát minh vĩ đại của lịch sử loài người, bởi nhờ in ấn mà kiến thức, văn hóa mới được lưu truyền rộng khắp và tồn tại từ đời này sang đời khác.



Lịch sử sơ khai của nghề in ấn được bắt nguồn từ Trung Quốc vào cuối thế kỷ thứ VI với việc sử dụng mộc bản thủ công để in. Sau quá trình lan truyền sang châu Âu và được Johannes Gutenberg người Đức phát minh ra in kỹ thuật bằng chữ kim loại vào thế kỷ XIV. Và cho đến nay rất nhiều công nghệ máy móc in ấn khác nhau đã được hình thành và cải tiến không ngừng trở thành một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ bậc nhất trên thế giới.

in an hcm






Ông tổ nghề In của Việt Nam



Thám hoa Lương Như Hộc (Lương Nhữ Học) (1420 - 1501), tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, là danh sĩ, quan nhà Hậu Lê. Ông là người hai lần làm sứ giả sang Trung Quốc và đã có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) và được tôn xưng là “ông tổ nghề khắc ván in”.



Nhờ hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học được nghề in mộc bản ở đây. Khi về nước, ông đã truyền bá nghề này cho nhân dân hai làng Liễu Tràng, Hồng Lục ở quê ông, khiến nghề in nơi đây trở nên phát triển. Chính vì lẽ đó, ông đã được coi là ông tổ sáng lập ra nghề in ở Việt Nam.



Mặc dù nghề in đã có trước đó, nhưng nó chỉ lưu hành trong phạm vi Phật giáo và quản lý nhà nước.Nhờ có sự truyền dạy của ông, làng Liễu Tràng - Hồng Lục đã trở thành trung tâm khắc ván in chữ và sau là tranh khắc của cả nước. Nhiều bộ sách đã được in khắc ở đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được những người thợ làng Hồng Lục, Liễu Tràng khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697).



Để ghi nhận công lao, dân làng Liễu Tràng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng và coi là tổ nghề của họ. Hiện nay vẫn còn ngôi đình thờ Thám hoa ở làng Liễu Tràng, đã được xếp hạng năm 1992, thường tổ chức lễ hội vào ngày 13-15 tháng 9 (âm lịch) hàng năm.



Có thể điểm mặt một số phương pháp in phổ biến hiện nay tại Việt Nam như:



1. In Flexo:

In flexo bắt nguồn từ chữ flexible, nghĩa là mềm dẻo. Khuôn in flexo cũng thuộc dạng khuôn in cao như in typo, tuy nhiên nó được chế tạo từ một loại chất dẻo  chuyên dùng (cao su hoặc nhựa photopolymer) bằng quá trình phơi quang hóa. Phương pháp in này được sử dụng rộng rãi để in các lọai nhãn decal, bao bì hoặc thùng carton.



2. In Ống đồng:

In ống đồng về nguyên lý nó là phương pháp in lõm, tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim loại. Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu.



Khuôn in ống đồng có dạng trục kim lọai, làm bằng thép, bề mặt được mạ một lớp đồng mỏng, phần tử in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng này nhờ axít hoặc hiện đại hơn là dùng máy khắc trục. Sau đó bề mặt lớp đồng lại được mạ một lớp crôm mỏng để bảo vệ nên có người lại nói đây là phương pháp in.. ống crôm chứ không phải in ống đồng.



In ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì màng nhựa, đơn cử như bao đựng OMO, Viso, bánh kẹo Bibica, hay cà phê Trung Nguyên ... v.v... tất cả đều được in bằng phương pháp in ống đồng.



3. In Lụa hay In lưới:

Đây là phương pháp in bình dân, đơn giản, rẻ tiền và dễ đầu tư. Nguyên lý in rất đơn giản dựa vào sự thẩm thấu của mực in đi qua khung lưới giống như như tấm vải đã được tạo hình trên đó nhờ một lớp keo mỏng chuyên dùng đã được phủ chết lên tấm lưới.



In ưới thường được sử dụng để in các ấn phẩm đơn giản, các chi tiết không cần quá tinh vi và phức tạp và chỉ cần một số lượng màu sắc ít ỏi – vài ba màu trên ấn phẩm như: Thiếp cưới, hóa đơn, Name card đơn giản,…



4. In offset:

In offset là phương pháp in phổ biến nhất và cũng phương pháp in được nhắc đến nhiều nhất đối với những người làm nghề design - thiết kế.

Nguyên lý của phương pháp in này đơn giản nhưng khó hình dung nếu chưa được tay sờ mắt thấy "hiện vật".



In offset là phương pháp in theo nguyên lý in phẳng, tức là trên khuôn in - hình ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng nhau (khi nhìn lên bề mặt tấm bản in ta chỉ thấy nó... phẳng lì như tờ giấy, không nhận biết được sự  chìm nổi trên đó).



Vì sao gọi là offset (offset = truyền qua): khi in bản in không ép trực tiếp lên giấy hay vật liệu in như những phương pháp in khác mà sẽ được ép lên bề mặt một tấm cao su, sau đó tấm cao su này mới được ép lên bề mặt giấy. Việc này nhằm tạo ra sự truyền mực tối ưu nhất (truyền từ bề mặt cứng --> mềm --> cứng).



In Offset được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nó và đặc biệt là trong lĩnh vực In Quảng cáo hiện nay. Nó chính là phương pháp in hầu như được sử dụng cho tất cả các dạng ấn phẩm như: In Catalogue, In Brochure hay Sách báo Tạp chí, Tờ rơi tờ gấp,… và in cả Tiền.



5. In Kỹ thuật số

In Laser và In phun kỹ thuật số chính là hai hình thức in ấn được hình thành nhờ vào sự phát triển của công nghệ số hóa. Nhờ có công nghệ thông tin phát triển vượt bậc mà hai hình thức in trên được áp dụng vào việc chế tạo thành những máy in nhỏ gọn và tiện dụng có thể được đặt ngay trong chính văn phòng làm việc tại bất cứ không gian nào.



Đối với lĩnh vực In Quảng cáo có thể kể đến loại hình In phun khổ lớn khá phổ biến hiện nay bởi ứng dụng của nó có mặt trên khắp các dạng biển quảng cáo, bandron khẩu hiệu mà chúng ta có thể thấy tại bất cứ nơi đâu trên đường phố. Về bản chất nó như một máy in phun màu để bàn “phóng to” nhằm đáp ứng cho nhu cầu in ấn trên các vật liệu có diện tích lớn dùng làm Quảng cáo tấm lớn trong nhà hay ngoài trời như: In bạt Hiflex, In PP, In decal PP, In Backlit film, Decal nhựa, v.v…



Dịch vụ in chuyên nghiệp cung cấp bởi VIV Creative Media luôn sẵn sàng đáp ứng tất cả các nhu cầu về In Quảng cáo của Quý khách trên tất cả các hình thức in ấn như In Offset, In Phun khổ lớn, In Ống đồng.



Dựa trên cơ sở quy mô nhà xưởng rộng lớn với hệ thống máy móc trang thiết bị in ấn được đầu tư một cách hiện đại và bài bản đi kèm với dịch vụ in ấn chuyên nghiệp uy tín lâu năm của mình, chúng tôi có thể đáp ứng được đa dạng các nhu cầu ấn phẩm Quảng cáo của Quý khách một cách chuyên nghiệp, chu đáo và hiệu quả nhất.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Cách làm catalogue ấn tượng



Lưu ý khi thiết kế Catalogue

Hiếm có quy tắc nào là bất di bất dịch, nhất là trong công việc thiết kế sáng tạo. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế và in ấn. Các nhân viên tốt luôn đưa ra những điểm cần lưu ý sau cho việc thiết kế Catalogue chuyên nghiệp, cho doanh nghiệp của bạn.
catalogue dep, in an, catalogue chuyen nghiep


1. Đặt câu thông điệp ở trang bìa đầu tiên (phương châm bán hàng, phương châm phục vụ, khẩu hiệu, câu hỏi gợi ý, những gì hay nhất công ty bạn có …).

Đây là“quy luật” quan trọng nhất của Catalogue đẹp,… Nhưng thật lạ ở chỗ, có ít người nhận ra điều này. Trang bìa của Catalogue đóng vai trò giống như dòng tít của một mẫu quảng cáo. Cứ 5 người thì có đến 4 không thực hiện đúng như vậy. Nếu như bạn cứ để đến trang trong mới đề cập đến chuyện bán hàng thì bạn đang bỏ phí đến 80% tiền in Catalogue.

2. Thông tin chi tiết và hữu ích

Các thông tin về sản phẩm phải được ưu tiên theo thứ tự nhưng cần được chọn lọc câu từ súc tích, các thông số phải được thể hiện rõ ràng, không quá nhỏ hay quá lớn.

3. Bố cục rõ ràng, “thoáng mát”.

Nói ra thì nghe có vẻ đơn giản vì ai cũng biết đến điều này rồi. Như khi bắt tay vào thiết kế, bạn sẽ thấy nó khó khăn ở chỗ mọi người cứ thích đưa càng nhiều thông tin chi tiết vào càng tốt hay đưa được càng nhiều sản phẩm lên một trang giấy càng tốt theo ý muốn của khách hàng.

Mạnh dạn tư vấn cho khách hàng và đừng ngại bố cục cho một trang thiết kế được rõ ràng sáng sủa, tạo cảm giác dễ chịu hơn cho người xem hơn là phải căng mắt ra để soi từng chi tiết sản phẩm hoặc đọc những dòng thông tin nhỏ như chú kiến. Điều này sẽ gây ra tác dụng phụ làm tức mắt người xem và họ sẵn sàng chuyển xem quyển Catalogue của đối thủ cạnh tranh khác với hình ảnh thông tin được thiết kế hợp lý và “mát mắt”

4. Chất lượng hình ảnh

Theo các cuộc thăm dò, những bản thiết kế dùng ảnh chụp (photo) làm cho số lượt khách gọi đến cao hơn 26% so với bản thiết kế dùng hình vẽ (illustration drawing), khách hàng sẽ cảm thấy sản phẩm mình nhìn trên Catalogue “thật” hơn rất nhiều.

Và đối vớihình ảnh của sản phẩm cần phải được lấy từ nguồn đủ chất lượng cả về độ phân giải hay kích thước lẫn mầu sắc của ảnh, khâu Photoshop do người thiết kế xử lý chỉ mang tính hỗ trợ và xử lý “nghệ thuật” là chủ yếu.

5. Làm cho Catalogue của bạn đáng để lưu giữ

Catalogue của bạn được giữ lâu chừng nào thì nó còn sức mạnh bán hàng. In Offset chất lượng trên giấy tốt và được thiết kế sáng tạo hấp dẫn, nhiều thông tin chi tiết trên Catalogue của bạn được khách hàng “để dành” tham khảo thậm chí là để trang trí và có thể họ còn dùng nó để đựng tài liệu như một cái folder.

6. Mang lại sự hảo hạng cho sản phẩm

Trong nhiềutrường hợp, Catalogue lại chính là sản phẩm của bạn, hay gần như là một nhân viên bán hàng. Bạn đã đầu tư cho sản phẩm của mình thì cũng phải đầu tư cho bộ mặt của nó.

7. Mời khách đặt hàng

Việc này đơn giản thôi. Thông tin liên hệ với công ty bạn phải được trình bày rõ ràng, trang trọng và nên được bố trí ở nơi riêng biệt. Sau đó bạn cũng ghi rõ rằng bạn muốn gì: muốn khách hàng gọi điện, liên hệ qua Website hay email… nhớ kèm theo giờ phục vụ càng tốt.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Card visit (danh thiếp hay name card) in bản đồ



Đối với nhiều doanh nghiệp, việc in ấn bản đồ lên những tấm danh thiếp, name card hay card visit là rất cần thiết để giúp khách hàng tìm đến mình được dễ dàng hơn. Vì thế, việc thiết kế bản đồ trên danh thiếp là rất quan trọng. Một mẫu danh thiếp với bản đồ được vẽ lại cẩu thả từ Google map không chỉ gây phản cảm đối với người xem mà còn làm mất giá trị mẫu danh thiếp của bạn. Nếu hiểu được tầm quan trong của tấm card visit đối với bản thân và doanh nghiệp, bạn sẽ hiểu việc thiết kế bản đồ sao cho thích hợp với card visit quan trọng như thế nào.

Để có một mẫu bản đồ trên một tấm danh thiếp đẹp mắt, mẫu thiết kế phải đạt đủ điều kiện và chỉ tiêu sau:

1. Rõ ràng, chính xác, zoom vừa đủ, không  quá xa cũng ko quá gần.
2. Đơn giản, tập trung vào các trục đường chính.
3. Chỉ đính kèm những cơ sở lớn và nổi bật như ngân hàng, siêu thị, nhà sách …
4. Không vẽ quá nhiều, sẽ làm rối mắt người xem.
5. Dùng biểu tượng đặc biệt cho địa điểm chính.
6. Cuối cùng và cũng là quan trọng nhất: Thiết kế bản đồ bám sát theo phong cách thiết kế danh thiếp để tạo sự hài hòa, kết hợp, đồng nhất, đẹp mắt và chuyên nghiệp.

Hãy hình dung bạn nhận được một tấm name card với thiết kế cẩu thả, liệu bạn có muốn giữ nó không? Một mẫu name card nên được chăm chút tỉ mỉ từng chi tiết để tạo cảm giác tôn trọng đối với người được trao. Người nhận khi cầm một tấm name card đẹp mắt cũng sẽ có cảm tình và sẽ cất giữ nó cẩn thận.

Mỗi một mẫu danh thiếp đều được thiết kế theo phong cách độc đáo riêng biệt và tât nhiên, mỗi bản đồ cũng đều đặc biệt đến không lẫn vào đâu được. Hãy chiêm ngưỡng những phong cách thiết kế bản đổ thật lạ mắt và độc đáo nhé.

danh thiep dep co ban do

danh thiep dep co ban do

danh thiep dep co ban do

danh thiep dep co ban do

danh thiep dep co ban do

danh thiep dep co ban do

danh thiep dep co ban do

danh thiep dep co ban do

danh thiep dep co ban do

danh thiep dep co ban do