Hiển thị các bài đăng có nhãn in. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn in. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

So sánh máy in phun – máy in lazer – máy in kim

Máy in (tiếng Anh: Printer) là một thiết bị dùng để in ấn để có được những ấn phẩm nhằm qua đó thể hiện ra các chất liệu khác nhau các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn.


CÁC LOẠI MÁY IN PHỔ BIẾN
Máy in bao gồm nhiều thể loại và công nghệ khác nhau. Thông dụng nhất và chiếm phần nhiều nhất hiện nay trên thế giới là máy in ra giấy và sử dụng công nghệ Lazer. Đa phần các máy in được sử dụng cho in ấn trong văn phòng, chúng được nối với một máy tính hoặc một máy chủ dùng in chung. Một phần khác máy in được nối với các thiết bị công nghiệp dùng để trang trí hoa văn sản phẩm, in nhãn mác trên các chất liệu riêng.

Máy in Lazer
Máy in sử dụng công nghệ Lazer (Tiếng Anh: laser) là các máy in dùng in ra giấy. Chúng hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng tia Lazer để chiếu lên một trống từ, trống từ quay qua ống mực (có tính chất từ) để mực hút vào trống, giấy chuyển động qua trống và mực được bám vào giấy, công đoạn cuối cùng là sấy khô mực để mực bám chặt vào giấy trước khi ra ngoài.


in, in ấn, in ấn bao bì

Máy in Lazer có tốc độ in thường cao hơn các loại máy in khác, giá thành mỗi bản in thường tương đối thấp. Máy in Lazer có thể in đơn sắc (đen trắng) hoặc có màu sắc.

Máy in kim
Máy in kim sử dụng các kim để chấm qua một băng mực làm hiện mực lên trang giấy cần in. Máy in kim đã trở thành lạc hậu do các nhược điểm: In rất chậm, độ phân giải của bản in rất thấp (chỉ in được thể loại chữ, không thể in được tranh ảnh) và khi làm việc chúng rất ồn.

Ngày nay máy in kim chỉ còn xuất hiện tại các cửa hàng, siêu thị để in các hoá đơn như một thiết bị nhỏ gọn cho các bản in chi phí thấp.

Máy in phun
Máy in phun hoạt động theo theo nguyên lý phun mực vào giấy in (theo đúng tên gọi của nó). Mực in được phun qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với một tốc độ lớn (khoảng 5000 lần/giây) tạo ra các điểm mực đủ nhỏ để thể hiện bản in sắc nét.

Đa số các máy in phun thường là các máy in màu (có kết hợp in được các bản đen trắng). Để in ra màu sắc cần tối thiểu 3 loại mực. Các màu sắc được thể hiện bằng cách pha trộn ba màu cơ bản với nhau.
Trước đây các hộp mực màu của máy in phun thường được thiết kế cùng khối, tuy nhiên nếu in nhiều bản in thiên về một màu nào đó sẽ dẫn đến hiện tượng có một màu hết trước, để tiếp tục in cần thay hộp mực mới nên gây lãng phí đối với các màu còn lại chưa hết. Ngày nay các hộp màu được tách riêng biệt và tăng số lượng các loại màu để phối trộn (nhiều hơn 3 màu - không kể đến hộp màu đen) sẽ cho bản in đẹp hơn, giảm chi phí hơn trước.

So sánh trong các thể loại máy in thì máy in phun thường có chi phí trên mỗi bản in lớn nhất. Các máy in phun thường có giá thành thấp (hơn máy in Lazer) nhưng các hộp mực cho máy in phun lại có giá cao, số lượng bản in trên bộ hộp mực thấp.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

In bao bì hình cầu bằng in offset


Sản lượng cao hơn và tiết kiệm chi phí là những lợi ích được khẳng định đối với "sự sáng tạo thực sự" về phương pháp in offset, mà phương pháp này lần đầu tiên được sử dụng in bao bì nhựa hình cầu.

In Offset trên bao bì hình cầu
Với công nghệ tiến bộ có nghĩa là phương pháp in ấn với tốc độ cao có thể được dùng trong các ứng dụng như in trên các bình (có dạng) cong.

"Với phương pháp mới, hiện có thể thực hiện được trên các tách dạng cong, …", một phát ngôn viên của công ty cho FoodProductionDaily.com biết. "Cho đến nay các tách dạng cong chỉ có thể in được bằng phương pháp in tăm-pông (tạm dịch từ pad printing) hoặc in trên màng co rồi làm co trên sản phẩm. Tuy nhiên, phương pháp in tăm-pông không có cách nào đạt được tốc độ như máy in offset "

in an, in, in offset, in bao bi


Công ty Gizeh cho biết đã công bố sáng kiến và đã đăng ký với cơ quan cấp bằng sáng chế và thương hiệu Đức tại Munich và các sản phẩm đầu tiên đã được thực hiện cho Friesland Campina, công ty sử dụng kỹ thuật in này và sản phẩm được đưa ra thị trường trong tuần này.

"Gizeh đang kỳ vọng phương pháp in mới sẽ có nhu cầu cao trên thị trường, đặc biệt là ngành công nghiệp thực phẩm; ví dụ như tất cả các loại sản phẩm từ sữa gồm sữa chua, bánh pudding, pho mát kem và các thực phẩm tương tự, bánh snack" người phát ngôn nói .

Những thách thức kỹ thuật
Gizeh cho biết đã có một số thách thức phải vượt qua để kỹ thuật in offset thích ứng với việc in trên các vật hình cầu. "Vấn đề khó khăn là chuyển các hình ảnh từ trục in sang bề mặt lồi lõm cong của vật in", ông Frank Kriener, phụ trách sản xuất của công ty nói. "Bạn đang thực hiện việc in trên hình cầu và ở tốc độ cao" Trong khi đó công ty cho biết, không thể tiết lộ các chi tiết của bước đột phá in offset này, người phát ngôn tuyên bố, " Theo chúng tôi biết cho đến nay, trong ngành công nghiệp in ấn không có phương pháp nào so sánh được với việc in trên tách nhựa hình cầu"

Mất chín tháng để phát triển kỹ thuật in mới, nhóm nghiên cứu tại Gizeh đánh dấu cấu hình máy khi chạy thử nghiệm chính thức, việc chạy thử để giải quyết những vấn đề rắc rối liên quan đến việc in đều màu trên bề mặt cong, cũng như thích ứng với đơn vị in ấn và khả năng của hệ thống giữ và chuyển tách. "Với những sửa đổi rất ít, hệ thống có thể in trên tách với các độ cong khác nhau," người phát ngôn cho biết. "Đặc biệt không phải thay đổi ống in, mà nếu thay sẽ vô cùng tốn kém và mất thời gian".

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

In hiflex cho quảng cáo ngoài trời


Với máy in phun Hiflex chất lượng cao, nó tạo ra những sản phẩm in chất lượng, độ phân giải cao mà giá cả phù hợp. Vì vậy, in hiflex được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn.

Ngày nay, có thể dễ dàng thấy các banner Hiflex thống trị ở mảng quảng cáo ngoài trời còn là do khổ in rộng, có thể dễ dàng dán nối tạo ra những banner hàng chục mét vuông mà vẫn đảm bảo độ chính xác của hình ảnh.

in hiflex, in an, in, in dep

In hiflex là công nghệ in ấn giá rẻ, được ưa chuộng nhất trên thị trường Việt Nam. In hiflex nhanh chóng và bền hơn nhiều công nghệ khác nên các công ty, doanh nghiệp thường ưu tiên sử dụng.

Hiện nay, nhiều mẫu in hiflex được tung ra thị trường với những thiết kế bắt mắt, tinh tế hơn. Tuy nhiên, để có một mẫu in hiflex độc đáo và phong cách nhất, các doanh nghiệp cần chú ý đến khâu thiết kế và chọn lựa mẫu in hoflex hợp lý nhất. Trên cơ sở đó, nhà kinh doanh sẽ tạo bước đột phá mới cho chiến lược quảng cáo của mình.

Trong các chương trình tổ chức sự kiện, hội nghị,... không thể thiếu những banner trang trí nhằm tổ lên vẻ đẹp, thể hiện quy mô, tầm cở cũng như tính chuyên nghiệp của nhà tổ chức chương trình.
  + Khổ thông thường 80x240cm (Hoặc kích thước khác)
  + Chất liệu: Bạt Hiflex - Treo dọc một mặt hoặc 2 mặt
Hãy liên hệ với Apsara, chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế in hiflex chu đáo và nhanh chóng giúp doanh nghiệp có những bản in đẹp mắt nhất.

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Lịch sử và kỹ thuật in lụa


Với bài sưu tầm về lịch sử và kỹ thuật in lụa này, Apsara muốn gửi đến bạn đọc những thông tin đầy giá trị. Tiếp theo chúng ta hãy cùng trãi nghiệm về lịch sử của ngành in lụa nhé các bạn.

In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới.
In lụa thực hiện theotheo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in,các mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.

Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy hoặc các vật liệu khác

Lịch sử in lụa: Châu Âu đã sử dụng từ năm 1925 với việc in ấn trên giấy, bìa, thuỷ tinh, tấm kim loại, vải giả da.. trước đó rất lâu người ta đã biết ra rằng sợi tơ khi kéo căng trên một khung gỗ, với hình ảnh khuôn tô gắn phía dưới khung bằng keo hồ có thể dùng để sao chép các hình ảnh nhiều lần trên nhiều vật liệu khác nhau bằng cách phết mực xuyên qua các lỗ tròn.
Năm 1907, Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng các sợi tơ.
Năm 1914, tại San Francisco, phương pháp in lưới nhiều màu được John Pilsworth phát triển.

Phân loại kỹ thuật in
- In lụa trên bàn in thủ công
- In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
- In lụa trên máy in tự động.
- Theo hình dạng khuôn in, có thể phân làm 2 loại:
- In dùng khuôn lưới phẳng
- In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay

Tên gọi các phương pháp in
In trực tiếp: là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không ảnh hưởng đến màu in.
In phá gắn: là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm, và
In dự phòng: là in trên sản phẩm có màu nhưng nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được.

Các công đoạn in
Cho dù in thủ công, bán thủ công hay thực hiện bằng máy thì kỹ thuật in lụa cũng bao gồm những công đoạn chính như sau: làm khuôn in; chụp bản; chế tạo bàn in, dao gạt; pha chế chất tạo màu, hồ in; và tiến hành in.

Làm khuôn in
Khuôn in có thể làm bằng gỗ hay kim loại, trên đó được căng tấm lưới đã tạo những lỗ trống để mực in có thể chảy qua trong quá trình in. Quá trình tạo những lỗ trống được gọi là "chuyển hình ảnh cần in" lên khung lưới. Thời gian đầu thợ in thường dùng phương pháp chuyển trực tiếp bằng cách vẽ lên lớp nến trắng, vẽ trên lớp đất sét hay vẽ lên lớp dầu bóng nhưng về sau người ta thường dùng hơn với phương pháp gián tiếp như là vẽ trên giấy nến hoặc là ngày nay đa số đều dùng phương pháp cảm quang.


in an, in

1. Vẽ trên lớp nến trắng là kỹ thuật tạo lỗ trống của lưới in bằng cách dùng bút gỗ hoặc tre khắc hoa văn lên một tấm lưới đã được nhúng vào dung môi nến nóng chảy và làm nguội.

2. Vẽ trên lớp đất sét là kỹ thuật tạo lỗ trống của lưới in bằng cách dùng bút gỗ,tre hoặc kim nhọn khắc, đục lỗ theo hình dạng hoa văn trên một tấm lưới đã được nhúng vào hồ đất sét đã làm khô.

3. Vẽ trên lớp dầu bóng là kỹ thuật tạo lỗ trống của lưới in bằng cách dùng bút lông vẽ hình dạng hoa văn trên một tấm lưới đã được quét một lớp dầu bóng và làm khô. Sau khi vẽ nhiều lần sẽ tạo những lỗ trống cần thiết trên bề mặt lưới.

4. Vẽ trên giấy nên là phương pháp gián tiếp để tạo những lỗ trống trên bề mặt lưới in. Dùng dao "khắc" hình trên giấy nến để tạo những khoảng trống cần thiết, úp mặt giấy nến đã khắc lên lưới và dùng bản ủi làm nóng chảy nến. Sau khi để nguội, những chỗ không cần thiết sẽ được nến bít lại.

5. Ngày nay, phương pháp cảm quang được xem như là phương pháp tiến bộ trong việc chế tạo bản in. Với phương pháp này có thể sao chép lại các tác phẩm nghệ thuật mà vẫn giữ được tính chân thực về đường nét của nó.

Kỹ thuật in lụa (in chuyển) ứng dụng trong việc chế tạo bo mạch điện tử. Bản vẽ này được thực hiện trên máy tính, trước công đoạn làm phim
Lưới in, một phần đã được tạo lỗ
Những bản in được họa sĩ vẽ mẫu thiết kế, thiết kế trên máy tính hoặc tách màu từ một tấm ảnh trên máy tính rồi in ra trên giấy can, mỗi màu được tách sẽ làm một phim tương ứng, phim sau đó được chuyển tải lên tấm lưới. Thao tác đó gọi là chụp bản.

Công đoạn chụp bản được tiến hành trong buồng tối, phim đặt lên bản lưới cùng chiều với mẫu in thật, rọi đèn. Ánh sáng của đèn sẽ xuyên qua phim và đập lên lưới. Vì lưới trước đó đã được quét phủ dung dịch cảm quang nên chỉ những chỗ không bị cản bởi mực sẽ đóng rắn dưới tác dụng ánh sáng. Khi mang bản đi rửa, những chỗ không bị chiếu sáng sẽ bị rửa trôi tạo thành những khoảng trống, khi in mực in sẽ lọt qua những chỗ trống này và bắt vào sản phẩm cần in.

in an, in

Việc lựa chọn lưới in đóng vai trò quyết định đến chất lượng in ấn, nhất là độ mịn độ nét của hình ảnh cần in. Các thông số quan trong của lưới là độ mịn của lưới (kí hiệu N(chỉ số) hay T(chỉ số)) và tỷ lệ đường kính sợi lưới và chiều rộng mắt lưới. Thí dụ lưới ký hiệu T40 hay N40 có nghĩa là lưới này có 40 sợi/cm và 1600lỗ/cm2. Khi in trên giấy, thông thường chọn lưới có ký hiệu T90 - T140; khi in bao bì PVC: T120-T180; khi in vải T30-T100...

Những dung dịch cảm quang thường dùng trong in lưới đó là dung dịch keo Crom-Gelatin hoặc dung dịch Crom-PVA:
Dung dịch Keo Crom-Gelatin được chế tạo từ NH4)2Cr2O7 (Amoni Đicromat) hoặc K2Cr2O7 (Kali Đicromat) nồng độ 3,5% được pha với keo gelatin nồng độ 20% theo tỷ lệ 1:1.
Dung dịch Crom-PVA được chế tạo với Polyvinyl acetates 12% thêm vào dung dịch bao gồm (NH4)2Cr2O7 hoặc K2Cr2O7 (1,5g); nước (20ml) và C2H5OH:96% (7ml) theo tỷ lệ 1:1.
Những dung dịch trên sau khi chế tạo phải được bảo quản ở nơi thích hợp vì nó là chất nhạy sáng.

Bàn in, dao gạt
Bàn in làm từ kim loại hoặc gỗ. Bàn in đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nét in được in chính xác, đều và đạt độ nét cao. Yêu cầu quan trọng nhất đối với bàn in là phẳng, chắc và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều với mặt sản phẩm in. Trong những trường hợp khác nhau, bàn in có thể nằm ngang hay nghiêng góc để người thợ thao tác dễ dàng hơn.

Dao gạt hồ in là công cụ dùng để đẩy, phết mực màu khiến mực thấm qua lưới in, chuyển mực lên sản phẩm cần in. Gọi là dao theo thuật ngữ của thợ nhưng nó có thể làm bằng bọt biển, con lăn cao su hay đơn giản là một miếng gạt cao su.

Chất nhuộm màu và hồ in
Lưới in đã chụp bản và một sản phẩm in lụa.
Những chất nhuộm màu trong in lụa là những hợp chất mà khi tiếp xúc với vật liệu khác thì có khả năng bắt màu và giữ màu trên vật liệu bằng các lực liên kết lý học hay hoá học. In lụa thường sử dụng các chất tạo màu là các hợp chất màu hữu cơ. Có thể phân làm 2 loại tan và không tan trong nước.

Chất nhuộm mầu trong nước có thể là: thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuôm bazo-cation...

Chất nhuộm màu không tan trong nước có thể là: thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan, thuốc nhuộm lưu huỳnh, pigmen, thuốc nhuộm azo không tan...

Hồ in sau khi pha trộn với thuốc nhuộm được gọi là mực in, sau khi in sẽ được gắn vào sản phẩm cần in. Do đó, tuỳ loại nhóm vật liệu cần in phải có những công thúc pha chế khác nhau. Nhóm vật liệu in được phân các loại sau: vật liệu xenlulo, vật liệu tơ tằm, len; sợi hoá học và xơ tổng hợp; nhựa; gốm sứ; kim loại; thuỷ tinh ...Nhung cho dù in trên chất liệu gì, hồ in cũng phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Phải đồng nhất về thành phần và lượng màu thích hợp để đạt cường độ màu mong muốn.
+ Độ đặc, đột nhớt, độ dính phải bảo đảm để dính được vào vật liệu in và cho hoạ tiết sắc nét
+ Hồ phải tương đối bền khi bảo quản.
+ Một số hồ in cho vải cần có tính dễ trương nở khi hấp để "nhả" thuốc nhuộm cho vải, và
+ Không chứa các chất có thể làm hại lưới in.

In ấn
Sau khi định vị khuôn in lên bàn in, vật liệu cần in đặt dưới lưới in. Cho mực in thích hợp với một lượng cần thiết vào khuôn in, sau đó dùng dao gạt để mực thấm qua lưới và ăn vào sản phẩm cần in. Điều chỉnh lượng mực in, tốc độ gạt để đạt kết quả tốt nhất.

Sau khi in, mực in chỉ mới cố định cơ học tạm thời trên vật liệu nên cần có quy trình xử lý để gắn màu cố định cho hình in. Tùy loại mực in, vật liệu in để có những cách xử lý thích hợp, như là: sấy, hấp, gia nhiệt khô, hiện màu ướt (trong dung dịch axit loãng), hay hiện màu theo phương pháp ngâm ép, cuộn ủ lạnh...

Một số kiểu in đặc biệt
Có thể dùng những loại mực in khác nhau, hoặc những nguyên liệu đặc biệt để tạo ra những hiệu ứng khác nhau, ví dụ như in chuyển, tạo chữ nổi, in bắn cắm lông...

In chuyển: còn gọi là in nhiệt, in nhiệt khô, in nhiệt chuyển, in chuyển hay là in thăng hoa. Nguyên tắc chung của phương pháy này là không in trực tiếp lên sản phẩm mà in trung quan qua một lớp giấy nền, sau đó ép nóng để thuốc mực in nhả từ giấy nền bắt vào vật liệu in.

In nổi: Trong mực in, có các chất gây nở để tạo hình nổi. Sau khi in và sấy, sản phẩm được hấp ở 130-150°C bằng hơi nước bão hoà. Mực sẽ chuyển thành màng xốp, có hình nổi trên sản phẩm.
In bắn cắm lông: Lông nhiều màu có chiều dài 0,3mm được đựng vào những hộp riêng. Lông được bắn qua những lỗ trên lưới in và dính vào vải đã quét nhựa bán đa tụ, quá trình này được thực hiện trong.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Nguồn góc in ấn


In ấn về bản chất là quá trình truyền mực in xuống bề mặt cần in. Có thể nói In ấn là một phát minh vĩ đại của lịch sử loài người, bởi nhờ in ấn mà kiến thức, văn hóa mới được lưu truyền rộng khắp và tồn tại từ đời này sang đời khác.



Lịch sử sơ khai của nghề in ấn được bắt nguồn từ Trung Quốc vào cuối thế kỷ thứ VI với việc sử dụng mộc bản thủ công để in. Sau quá trình lan truyền sang châu Âu và được Johannes Gutenberg người Đức phát minh ra in kỹ thuật bằng chữ kim loại vào thế kỷ XIV. Và cho đến nay rất nhiều công nghệ máy móc in ấn khác nhau đã được hình thành và cải tiến không ngừng trở thành một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ bậc nhất trên thế giới.

in an hcm






Ông tổ nghề In của Việt Nam



Thám hoa Lương Như Hộc (Lương Nhữ Học) (1420 - 1501), tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, là danh sĩ, quan nhà Hậu Lê. Ông là người hai lần làm sứ giả sang Trung Quốc và đã có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) và được tôn xưng là “ông tổ nghề khắc ván in”.



Nhờ hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học được nghề in mộc bản ở đây. Khi về nước, ông đã truyền bá nghề này cho nhân dân hai làng Liễu Tràng, Hồng Lục ở quê ông, khiến nghề in nơi đây trở nên phát triển. Chính vì lẽ đó, ông đã được coi là ông tổ sáng lập ra nghề in ở Việt Nam.



Mặc dù nghề in đã có trước đó, nhưng nó chỉ lưu hành trong phạm vi Phật giáo và quản lý nhà nước.Nhờ có sự truyền dạy của ông, làng Liễu Tràng - Hồng Lục đã trở thành trung tâm khắc ván in chữ và sau là tranh khắc của cả nước. Nhiều bộ sách đã được in khắc ở đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được những người thợ làng Hồng Lục, Liễu Tràng khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697).



Để ghi nhận công lao, dân làng Liễu Tràng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng và coi là tổ nghề của họ. Hiện nay vẫn còn ngôi đình thờ Thám hoa ở làng Liễu Tràng, đã được xếp hạng năm 1992, thường tổ chức lễ hội vào ngày 13-15 tháng 9 (âm lịch) hàng năm.



Có thể điểm mặt một số phương pháp in phổ biến hiện nay tại Việt Nam như:



1. In Flexo:

In flexo bắt nguồn từ chữ flexible, nghĩa là mềm dẻo. Khuôn in flexo cũng thuộc dạng khuôn in cao như in typo, tuy nhiên nó được chế tạo từ một loại chất dẻo  chuyên dùng (cao su hoặc nhựa photopolymer) bằng quá trình phơi quang hóa. Phương pháp in này được sử dụng rộng rãi để in các lọai nhãn decal, bao bì hoặc thùng carton.



2. In Ống đồng:

In ống đồng về nguyên lý nó là phương pháp in lõm, tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim loại. Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu.



Khuôn in ống đồng có dạng trục kim lọai, làm bằng thép, bề mặt được mạ một lớp đồng mỏng, phần tử in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng này nhờ axít hoặc hiện đại hơn là dùng máy khắc trục. Sau đó bề mặt lớp đồng lại được mạ một lớp crôm mỏng để bảo vệ nên có người lại nói đây là phương pháp in.. ống crôm chứ không phải in ống đồng.



In ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì màng nhựa, đơn cử như bao đựng OMO, Viso, bánh kẹo Bibica, hay cà phê Trung Nguyên ... v.v... tất cả đều được in bằng phương pháp in ống đồng.



3. In Lụa hay In lưới:

Đây là phương pháp in bình dân, đơn giản, rẻ tiền và dễ đầu tư. Nguyên lý in rất đơn giản dựa vào sự thẩm thấu của mực in đi qua khung lưới giống như như tấm vải đã được tạo hình trên đó nhờ một lớp keo mỏng chuyên dùng đã được phủ chết lên tấm lưới.



In ưới thường được sử dụng để in các ấn phẩm đơn giản, các chi tiết không cần quá tinh vi và phức tạp và chỉ cần một số lượng màu sắc ít ỏi – vài ba màu trên ấn phẩm như: Thiếp cưới, hóa đơn, Name card đơn giản,…



4. In offset:

In offset là phương pháp in phổ biến nhất và cũng phương pháp in được nhắc đến nhiều nhất đối với những người làm nghề design - thiết kế.

Nguyên lý của phương pháp in này đơn giản nhưng khó hình dung nếu chưa được tay sờ mắt thấy "hiện vật".



In offset là phương pháp in theo nguyên lý in phẳng, tức là trên khuôn in - hình ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng nhau (khi nhìn lên bề mặt tấm bản in ta chỉ thấy nó... phẳng lì như tờ giấy, không nhận biết được sự  chìm nổi trên đó).



Vì sao gọi là offset (offset = truyền qua): khi in bản in không ép trực tiếp lên giấy hay vật liệu in như những phương pháp in khác mà sẽ được ép lên bề mặt một tấm cao su, sau đó tấm cao su này mới được ép lên bề mặt giấy. Việc này nhằm tạo ra sự truyền mực tối ưu nhất (truyền từ bề mặt cứng --> mềm --> cứng).



In Offset được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nó và đặc biệt là trong lĩnh vực In Quảng cáo hiện nay. Nó chính là phương pháp in hầu như được sử dụng cho tất cả các dạng ấn phẩm như: In Catalogue, In Brochure hay Sách báo Tạp chí, Tờ rơi tờ gấp,… và in cả Tiền.



5. In Kỹ thuật số

In Laser và In phun kỹ thuật số chính là hai hình thức in ấn được hình thành nhờ vào sự phát triển của công nghệ số hóa. Nhờ có công nghệ thông tin phát triển vượt bậc mà hai hình thức in trên được áp dụng vào việc chế tạo thành những máy in nhỏ gọn và tiện dụng có thể được đặt ngay trong chính văn phòng làm việc tại bất cứ không gian nào.



Đối với lĩnh vực In Quảng cáo có thể kể đến loại hình In phun khổ lớn khá phổ biến hiện nay bởi ứng dụng của nó có mặt trên khắp các dạng biển quảng cáo, bandron khẩu hiệu mà chúng ta có thể thấy tại bất cứ nơi đâu trên đường phố. Về bản chất nó như một máy in phun màu để bàn “phóng to” nhằm đáp ứng cho nhu cầu in ấn trên các vật liệu có diện tích lớn dùng làm Quảng cáo tấm lớn trong nhà hay ngoài trời như: In bạt Hiflex, In PP, In decal PP, In Backlit film, Decal nhựa, v.v…



Dịch vụ in chuyên nghiệp cung cấp bởi VIV Creative Media luôn sẵn sàng đáp ứng tất cả các nhu cầu về In Quảng cáo của Quý khách trên tất cả các hình thức in ấn như In Offset, In Phun khổ lớn, In Ống đồng.



Dựa trên cơ sở quy mô nhà xưởng rộng lớn với hệ thống máy móc trang thiết bị in ấn được đầu tư một cách hiện đại và bài bản đi kèm với dịch vụ in ấn chuyên nghiệp uy tín lâu năm của mình, chúng tôi có thể đáp ứng được đa dạng các nhu cầu ấn phẩm Quảng cáo của Quý khách một cách chuyên nghiệp, chu đáo và hiệu quả nhất.