Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Tượng người mẫu hay người thật


Có phải búp bê Barbie là người thật chỉ là một sự giả dối?

Hình ảnh mới đây cho thấy một người mẫu như tượng người mẫu giả trở thành hiện tượng trên internet khi dùng Photoshop để tạo ra vẻ ngoài gây sốc. Với vòng eo nhỏ kỳ lạ, các đường nét sắc như dao cạo và bộ ngực căng tròn, "Barbie người thật" đã trở thành một hiện tượng lan rộng. Tuy nhiên, vẻ bề ngoài giống người thật nhiều hơn trong đoạn video mới đây đã khiến nhiều người nghi ngờ về tuyên bố của cô về việc "không dùng phần mềm Photoshop để chỉnh sửa các bức ảnh".

Một trang web đã công bố một số đoạn phim mới cho thấy Valeria Lukyanova - tên thật của "Barbie người thật" nhìn khác xa với những tấm ảnh của cô. Người sáng lập trang web là Nik Richie gọi Valeria là 'Michael Jackson của Ukraine'.

tuong nguoi mau, nguoi mau gia


"Cô gái đó là một sự lừa gạt. Cô ta đã chỉnh sửa ảnh ngay từ khi đưa các bức ảnh lên mạng", một người giấu tên bình luận trên trang TheDirty. "Đoạn phim của cô ta không được chỉnh sửa. Nhìn cô ta có giống mọi khi không?. Ở đây còn nhiều đoạn phim về cô ta và bạn có thể thấy cô ta chả giống như trong các bức ảnh đã được chỉnh sửa một chút nào". Trang TheDirty còn cáo buộc Valeria trước đây là một cô dâu được đặt hàng qua thư. Trong khi đó Valeria Lukyanova phủ nhận đã phẫu thuật thẩm mỹ hoặc dùng phần mềm chỉnh ảnh PhotoShop để tạo ra hình ảnh Barbie người thật của mình.

Trong một đoạn phim mới nhất, Valeria nghiêng đầu ở một góc không thoải mái và quở trách những người chỉ trích mình. Tuy nhiên, trông cô giống một phụ nữ bình thường hơn là hình ảnh Barbie người thật.

"Bất cứ ai cố hỏi tôi về cái cổ của tôi thêm một lần nữa trong đời họ sẽ bị cấm cửa ngay lập tức...Những con người kém cỏi...Liệu các vị có thể hiểu rằng tôi có vấn đề về cổ? Và tôi không thể giữ cho cổ thẳng được". Valeria còn nói, chiếc cổ mỏng manh và dễ gãy không thể đỡ nổi đầu cô.

tuong nguoi mau, nguoi mau gia

Gần đây, Valeria Lukyanova đã kết thúc buổi chụp hình đầu tiên cho tạp chí V, nơi cô cố giải thích sự ám ảnh của mình với con búp bê biểu tượng Barbie dù điều đó khiến mọi người bối rối.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Card visit của những tỷ phú nổi tiếng


Có người thì thích card visit nổi bật và cũng có người thì lại thích những sự nhẹ nhàng và đơn giản. Với bộ sưu tập card visit của những tỷ phú, Apsara muốn đem đến cho người đọc những mẫu card visit chuyên nghiệp.

Card visit (name card hay danh thiếp) luôn luôn mang thông tin kinh doanh nhỏ nhưng hữu ích về một công ty hoặc cá nhân bạn. Trong card visit cung cấp nhiều thông tin về chính bạn hoặc doanh nghiệp của bạn đơn thuần như: tên, địa chỉ liên lạc, địa chỉ email, số điện thoại và địa chỉ kinh doanh của bạn. Chiếc card visit đẹp còn thể hiện phong cách của từng người với hình dạng và màu sắc đặc trưng riêng biệt.

Name Card của các công ty nổi tiếng như google, mircosoft, yahoo,… trông như thế nào - danh thiếp của các xếp công ty nổi tiếng ra sao xin mời tham khảo dưới đây.

Dưới đây là những mẫu card visit đẹp của những tỷ phú trên thế giới:

danh thiep ty phu, mau name card dep, mau danh thiep dep, mau card visit dep, in danh thiep,
Chủ tịch điều hành Google Eric Smith 
mau name card dep, mau danh thiep dep, mau card visit dep, in danh thiep,
Steven Jobs hãng Apple

mau name card dep, mau danh thiep dep, mau card visit dep, in danh thiep
Donal Trump

mau name card dep, mau danh thiep dep, mau card visit dep, in danh thiep
Warrent Buffet

mau name card dep, mau danh thiep dep, mau card visit dep, in danh thiep
xếp phòng nhân sự của tỷ phú Warrent Buffet

mau name card dep, mau danh thiep dep, mau card visit dep, in danh thiep
 ông trùm của Face book

mau name card dep, mau danh thiep dep, mau card visit dep, in danh thiep
Bill Gate

mau name card dep, mau danh thiep dep, mau card visit dep, in danh thiep
CEO Google Larry Page 
mau name card dep, mau danh thiep dep, mau card visit dep, in danh thiep
Steve Wozniak đồng sáng lập Apple

mau name card dep, mau danh thiep dep, mau card visit dep, in danh thiep
Jerry Yang người sáng lập ra Yahoo


Nếu các bạn có nhu cầu về in card visit hãy liên hệ với Apsara.
Rất vui khi phục vụ Quý khách.

APSARA VIỆT NAM

Địa chỉ: 127 Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 35026491 – (08) 38152085
Di động: 090 333 2050
Fax: (08) 38156082
Email: apsara_vina@yahoo.com.vn


Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Cách làm nổi bậc danh thiếp


Hãy suy nghĩ xem danh thiếp (card visit hay nam card) của bạn sẽ nên được sử dụng như thế nào, sẽ trao danh thiếp cho ai, họ sẽ làm gì với những thông tin trên đó và họ nhận danh thiếp trong trường hợp nào. Nếu người nhận danh thiếp là đối tượng tiềm năng nhưng mới tiếp xúc lần đầu thì dòng mô tả công việc của bạn là yếu tố không thể thiếu (trong trường hợp tên doanh nghiệp không thể hiện được ngành nghề kinh doanh). Ngoài ra, danh thiếp đẹp, màu sắc bắt mắt cũng gây ấn tượng ban đầu rất tốt cho người nhận. Còn đối với khách hàng quen, họ lại đánh giá những thông tin chi tiết quan trọng hơn là yếu tố design. Chẳng hạn như các số điện thoại trực tiếp cho dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và hậu mãi… Ngoài ra ngày nay không nên thiếu địa chỉ web và email.

danh thiep dep, name card dep, card visit dep

Nghe thì thấy rắc rối quá, có lúc bạn cũng không biết nên sắp đặt như thế nào cho hợp lý. Đừng lo, danh thiếp của bạn có đến hai mặt. Hơn nữa chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn theo những mẫu sắp xếp ngay dưới đây.

Đầu tiên, hãy lưu ý những sơ sót hay mắc phải:
Cho số điện thoại di động nhưng không cho họ tên của chủ máy. Chuyện này làm phiền khách hàng phải hỏi “Có phải công ty X gì đó không?”. Mặt khác ngay từ đầu cuộc trao đổi có phần kém thân mật.

Thông tin liên lạc không chính xác. Nếu bạn có website mới, đổi số điện thoại, được thăng chức… hãy in danh thiếp mới càng nhanh càng tốt. Khi trao danh thiếp bị gạch xóa và viết chồng lên thì chắc chắn ít nhiều hình ảnh của công ty bị ảnh hưởng.

Không ghi rõ chức vụ của người có tên trong danh thiếp. Khách hàng sẽ phân vân không biết bạn làm gì, có giải quyết được nhu cầu của họ hay không.

Không ghi rõ giờ phục vụ nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động không theo giờ bình thường (ví dụ như phòng mạch, nhà hàng, quán bar…).

Ghi những dòng khẩu hiệu quảng cáo không cần thiết, đại loại như những câu như “giá cả phải chăng”, “phục vụ ân cần”…

Cách bố trí, sắp xếp thông tin:

Danh thiếp chung của cơ sở kết hợp với phiếu giảm giá, vé mời
Thường dùng trong các đơn vị kinh doanh dịch vụ giải trí, ăn uống, khách sạn, du lịch, vận chuyển hành khách, thời trang, chăm sóc sắc đẹp…
Danh thiếp dành cho các công ty có nhiều chi nhánh, điểm giao dịch
Chú trọng thông tin các điểm giao dịch, chứng nhận chất lượng, giải thưởng để tạo uy tín cho cty

Danh thiếp dành cho các công ty vừa và nhỏ
Chú trọng phong cách trình bày ấn tượng; ngành nghề kinh doanh hoặc sản phẩm chính của công ty, những chính sách bán hàng hoặc dịch vụ hậu mãi đặc biệt (ví dụ cho dùng thử 15 ngày, bảo hành trong vòng 24 giờ v…v…).

Ngoài ra những công ty nhỏ càng phải đặc biệt chú trọng đến nhãn hiệu nổi tiếng công ty đang bán. Chính những thương hiệu đã thành danh này sẽ giúp khách hàng nhớ đến công ty bạn nhiều hơn. Cái này hay còn gọi là ké cẩm thương hiệu lớn

Kế đến, ta bắt đầu tìm hiểu những khía cạnh tinh tế trong danh thiếp
Bạn cứ nhớ rằng, danh thiếp của bạn là bạn và bạn chỉ có vài giây để làm cho khách hàng chú ý đến nó.

Tạo ấn tượng qua danh thiếp
Một danh thiếp đẹp với màu sắc hài hòa, trình bày hợp lý luôn mang lại cho khách hàng một ấn tượng tốt về bạn. Không những nó trang trí thêm cho lĩnh vực bạn đang công tác mà còn thể hiện nhiều điểm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh… sự chu đáo trong công việc, rằng bạn luôn mong muốn công việc được hoàn hảo. Nếu được thiết kế đúng mức, danh thiếp sẽ phản ánh được phong cách làm việc của công ty. Nhất là của ông chủ, bà chủ: năng động, nhiệt tình, chỉnh chu, sáng tạo, vui nhộn v.v… Đặc biệt với các ngành giải trí, nếu bạn không chú trọng thể hiện phong cách trên danh thiếp thì quả là một thiếu sót rất lớn.

Những tiện ích thiết kế danh thiếp khác
Có những nhà kinh doanh thích đưa thêm một vài thông tin hữu ích có liên quan đến ngành nghề của mình vào danh thiếp. Đây là một ý tưởng rất hay, những điều giản dị lại đem lại nhiều mối thiện cảm rất lớn. Nếu là những doanh nghiệp nhỏ sao bạn không thử cách này, biết đâu còn giúp được bạn bè. Nó giống như các website trao đổi liên kết với nhau vậy. Chẳng hạn bạn có thể học hỏi từ những trường hợp sau:

Danh thiếp của người môi giới địa ốc cũng cung cấp thêm địa chỉ và số liên lạc của dịch vụ giúp việc nhà.

Chủ khách sạn, trên danh thiếp của mình có tên và địa chỉ nhà hàng đặc sản trong vùng.
Danh thiếp đại lý du lịch bổ sung thêm bản đồ . . .

Danh thiếp được thiết kế độc đáo và duy nhất
Đương nhiên chúng ta không thể đòi hỏi danh thiếp của mình không có điểm gì giống với danh thiếp của người khác. Vì mục đích chính của danh thiếp là cho người khác biết thông tin liên lạc của bạn và bạn đang làm gì. Đối với những ngành đòi hỏi tác phong ngăn nắp, cách trình bày và một vài họa tiết cũng đủ để làm công ty bạn khác biệt.

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Lịch sử và kỹ thuật in lụa


Với bài sưu tầm về lịch sử và kỹ thuật in lụa này, Apsara muốn gửi đến bạn đọc những thông tin đầy giá trị. Tiếp theo chúng ta hãy cùng trãi nghiệm về lịch sử của ngành in lụa nhé các bạn.

In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới.
In lụa thực hiện theotheo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in,các mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.

Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy hoặc các vật liệu khác

Lịch sử in lụa: Châu Âu đã sử dụng từ năm 1925 với việc in ấn trên giấy, bìa, thuỷ tinh, tấm kim loại, vải giả da.. trước đó rất lâu người ta đã biết ra rằng sợi tơ khi kéo căng trên một khung gỗ, với hình ảnh khuôn tô gắn phía dưới khung bằng keo hồ có thể dùng để sao chép các hình ảnh nhiều lần trên nhiều vật liệu khác nhau bằng cách phết mực xuyên qua các lỗ tròn.
Năm 1907, Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng các sợi tơ.
Năm 1914, tại San Francisco, phương pháp in lưới nhiều màu được John Pilsworth phát triển.

Phân loại kỹ thuật in
- In lụa trên bàn in thủ công
- In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
- In lụa trên máy in tự động.
- Theo hình dạng khuôn in, có thể phân làm 2 loại:
- In dùng khuôn lưới phẳng
- In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay

Tên gọi các phương pháp in
In trực tiếp: là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không ảnh hưởng đến màu in.
In phá gắn: là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm, và
In dự phòng: là in trên sản phẩm có màu nhưng nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được.

Các công đoạn in
Cho dù in thủ công, bán thủ công hay thực hiện bằng máy thì kỹ thuật in lụa cũng bao gồm những công đoạn chính như sau: làm khuôn in; chụp bản; chế tạo bàn in, dao gạt; pha chế chất tạo màu, hồ in; và tiến hành in.

Làm khuôn in
Khuôn in có thể làm bằng gỗ hay kim loại, trên đó được căng tấm lưới đã tạo những lỗ trống để mực in có thể chảy qua trong quá trình in. Quá trình tạo những lỗ trống được gọi là "chuyển hình ảnh cần in" lên khung lưới. Thời gian đầu thợ in thường dùng phương pháp chuyển trực tiếp bằng cách vẽ lên lớp nến trắng, vẽ trên lớp đất sét hay vẽ lên lớp dầu bóng nhưng về sau người ta thường dùng hơn với phương pháp gián tiếp như là vẽ trên giấy nến hoặc là ngày nay đa số đều dùng phương pháp cảm quang.


in an, in

1. Vẽ trên lớp nến trắng là kỹ thuật tạo lỗ trống của lưới in bằng cách dùng bút gỗ hoặc tre khắc hoa văn lên một tấm lưới đã được nhúng vào dung môi nến nóng chảy và làm nguội.

2. Vẽ trên lớp đất sét là kỹ thuật tạo lỗ trống của lưới in bằng cách dùng bút gỗ,tre hoặc kim nhọn khắc, đục lỗ theo hình dạng hoa văn trên một tấm lưới đã được nhúng vào hồ đất sét đã làm khô.

3. Vẽ trên lớp dầu bóng là kỹ thuật tạo lỗ trống của lưới in bằng cách dùng bút lông vẽ hình dạng hoa văn trên một tấm lưới đã được quét một lớp dầu bóng và làm khô. Sau khi vẽ nhiều lần sẽ tạo những lỗ trống cần thiết trên bề mặt lưới.

4. Vẽ trên giấy nên là phương pháp gián tiếp để tạo những lỗ trống trên bề mặt lưới in. Dùng dao "khắc" hình trên giấy nến để tạo những khoảng trống cần thiết, úp mặt giấy nến đã khắc lên lưới và dùng bản ủi làm nóng chảy nến. Sau khi để nguội, những chỗ không cần thiết sẽ được nến bít lại.

5. Ngày nay, phương pháp cảm quang được xem như là phương pháp tiến bộ trong việc chế tạo bản in. Với phương pháp này có thể sao chép lại các tác phẩm nghệ thuật mà vẫn giữ được tính chân thực về đường nét của nó.

Kỹ thuật in lụa (in chuyển) ứng dụng trong việc chế tạo bo mạch điện tử. Bản vẽ này được thực hiện trên máy tính, trước công đoạn làm phim
Lưới in, một phần đã được tạo lỗ
Những bản in được họa sĩ vẽ mẫu thiết kế, thiết kế trên máy tính hoặc tách màu từ một tấm ảnh trên máy tính rồi in ra trên giấy can, mỗi màu được tách sẽ làm một phim tương ứng, phim sau đó được chuyển tải lên tấm lưới. Thao tác đó gọi là chụp bản.

Công đoạn chụp bản được tiến hành trong buồng tối, phim đặt lên bản lưới cùng chiều với mẫu in thật, rọi đèn. Ánh sáng của đèn sẽ xuyên qua phim và đập lên lưới. Vì lưới trước đó đã được quét phủ dung dịch cảm quang nên chỉ những chỗ không bị cản bởi mực sẽ đóng rắn dưới tác dụng ánh sáng. Khi mang bản đi rửa, những chỗ không bị chiếu sáng sẽ bị rửa trôi tạo thành những khoảng trống, khi in mực in sẽ lọt qua những chỗ trống này và bắt vào sản phẩm cần in.

in an, in

Việc lựa chọn lưới in đóng vai trò quyết định đến chất lượng in ấn, nhất là độ mịn độ nét của hình ảnh cần in. Các thông số quan trong của lưới là độ mịn của lưới (kí hiệu N(chỉ số) hay T(chỉ số)) và tỷ lệ đường kính sợi lưới và chiều rộng mắt lưới. Thí dụ lưới ký hiệu T40 hay N40 có nghĩa là lưới này có 40 sợi/cm và 1600lỗ/cm2. Khi in trên giấy, thông thường chọn lưới có ký hiệu T90 - T140; khi in bao bì PVC: T120-T180; khi in vải T30-T100...

Những dung dịch cảm quang thường dùng trong in lưới đó là dung dịch keo Crom-Gelatin hoặc dung dịch Crom-PVA:
Dung dịch Keo Crom-Gelatin được chế tạo từ NH4)2Cr2O7 (Amoni Đicromat) hoặc K2Cr2O7 (Kali Đicromat) nồng độ 3,5% được pha với keo gelatin nồng độ 20% theo tỷ lệ 1:1.
Dung dịch Crom-PVA được chế tạo với Polyvinyl acetates 12% thêm vào dung dịch bao gồm (NH4)2Cr2O7 hoặc K2Cr2O7 (1,5g); nước (20ml) và C2H5OH:96% (7ml) theo tỷ lệ 1:1.
Những dung dịch trên sau khi chế tạo phải được bảo quản ở nơi thích hợp vì nó là chất nhạy sáng.

Bàn in, dao gạt
Bàn in làm từ kim loại hoặc gỗ. Bàn in đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nét in được in chính xác, đều và đạt độ nét cao. Yêu cầu quan trọng nhất đối với bàn in là phẳng, chắc và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều với mặt sản phẩm in. Trong những trường hợp khác nhau, bàn in có thể nằm ngang hay nghiêng góc để người thợ thao tác dễ dàng hơn.

Dao gạt hồ in là công cụ dùng để đẩy, phết mực màu khiến mực thấm qua lưới in, chuyển mực lên sản phẩm cần in. Gọi là dao theo thuật ngữ của thợ nhưng nó có thể làm bằng bọt biển, con lăn cao su hay đơn giản là một miếng gạt cao su.

Chất nhuộm màu và hồ in
Lưới in đã chụp bản và một sản phẩm in lụa.
Những chất nhuộm màu trong in lụa là những hợp chất mà khi tiếp xúc với vật liệu khác thì có khả năng bắt màu và giữ màu trên vật liệu bằng các lực liên kết lý học hay hoá học. In lụa thường sử dụng các chất tạo màu là các hợp chất màu hữu cơ. Có thể phân làm 2 loại tan và không tan trong nước.

Chất nhuộm mầu trong nước có thể là: thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuôm bazo-cation...

Chất nhuộm màu không tan trong nước có thể là: thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan, thuốc nhuộm lưu huỳnh, pigmen, thuốc nhuộm azo không tan...

Hồ in sau khi pha trộn với thuốc nhuộm được gọi là mực in, sau khi in sẽ được gắn vào sản phẩm cần in. Do đó, tuỳ loại nhóm vật liệu cần in phải có những công thúc pha chế khác nhau. Nhóm vật liệu in được phân các loại sau: vật liệu xenlulo, vật liệu tơ tằm, len; sợi hoá học và xơ tổng hợp; nhựa; gốm sứ; kim loại; thuỷ tinh ...Nhung cho dù in trên chất liệu gì, hồ in cũng phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Phải đồng nhất về thành phần và lượng màu thích hợp để đạt cường độ màu mong muốn.
+ Độ đặc, đột nhớt, độ dính phải bảo đảm để dính được vào vật liệu in và cho hoạ tiết sắc nét
+ Hồ phải tương đối bền khi bảo quản.
+ Một số hồ in cho vải cần có tính dễ trương nở khi hấp để "nhả" thuốc nhuộm cho vải, và
+ Không chứa các chất có thể làm hại lưới in.

In ấn
Sau khi định vị khuôn in lên bàn in, vật liệu cần in đặt dưới lưới in. Cho mực in thích hợp với một lượng cần thiết vào khuôn in, sau đó dùng dao gạt để mực thấm qua lưới và ăn vào sản phẩm cần in. Điều chỉnh lượng mực in, tốc độ gạt để đạt kết quả tốt nhất.

Sau khi in, mực in chỉ mới cố định cơ học tạm thời trên vật liệu nên cần có quy trình xử lý để gắn màu cố định cho hình in. Tùy loại mực in, vật liệu in để có những cách xử lý thích hợp, như là: sấy, hấp, gia nhiệt khô, hiện màu ướt (trong dung dịch axit loãng), hay hiện màu theo phương pháp ngâm ép, cuộn ủ lạnh...

Một số kiểu in đặc biệt
Có thể dùng những loại mực in khác nhau, hoặc những nguyên liệu đặc biệt để tạo ra những hiệu ứng khác nhau, ví dụ như in chuyển, tạo chữ nổi, in bắn cắm lông...

In chuyển: còn gọi là in nhiệt, in nhiệt khô, in nhiệt chuyển, in chuyển hay là in thăng hoa. Nguyên tắc chung của phương pháy này là không in trực tiếp lên sản phẩm mà in trung quan qua một lớp giấy nền, sau đó ép nóng để thuốc mực in nhả từ giấy nền bắt vào vật liệu in.

In nổi: Trong mực in, có các chất gây nở để tạo hình nổi. Sau khi in và sấy, sản phẩm được hấp ở 130-150°C bằng hơi nước bão hoà. Mực sẽ chuyển thành màng xốp, có hình nổi trên sản phẩm.
In bắn cắm lông: Lông nhiều màu có chiều dài 0,3mm được đựng vào những hộp riêng. Lông được bắn qua những lỗ trên lưới in và dính vào vải đã quét nhựa bán đa tụ, quá trình này được thực hiện trong.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

In bìa kẹp tài liệu (kẹp folder)


Bìa kẹp tài liệu hiện tại rất tiện lợi để chứa văn bản, hợp đồng…. Mang theo bên mình chiếc bìa kẹp tài liệu (hay còn gọi là kẹp Folder) độc đáo cùng quyển Profile công ty khi gặp khách hàng, chính là hình ảnh chuyên nghiệp mà khách hàng có thể nhìn nhận đến bạn hay công ty của bạn.

Đây cũng chính là một trong những điều kiện thuận lợi có thể giúp bạn gặt hái được những kết quả tốt đẹp gửi hình ảnh công ty đến đối tác mà bạn mong muốn.

in kep tai lieu, in kep folder, bia kep tai lieu, in an kep tai lieu

Bạn có thể chọn cho mình một kiểu bìa kẹp từ những mẫu có sẵn, đa dạng về kích thước cũng như kiểu dáng. Hoặc chúng tôi sẽ giúp bạn tạo ra một kiểu dáng đặc biệt theo ý tưởng của riêng bạn và quy cách in ấn kẹp tài liệu thịnh hành hiện nay.


in kep tai lieu, in kep folder, bia kep tai lieu, in an kep tai lieu, in an

Dưới đây là cách thức chúng tôi cho là chuẩn và hợp lý để có được kẹp tài liệu đẹp mắt và chuẩn.


Quy cách thiết kế

Bìa kẹp tài liệu thường được thiết kế sao cho đựng vừa các văn bản in trên các khổ giấy tiêu đề thông dụng như sau:

Dành cho giấy tiêu đề khổ A4: 22 x 30.5cm, 22 x 31cm
Dành cho giấy tiêu đề khổ letter: 9 x 12inch (23 x 30.5cm)
Tay gấp thông dụng 7cm (hoặc theo thiết kế)

Tùy theo nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình mẫu thiết kế đặc trưng phù hợp với từng chiến dịch quảng bá.



Quy cách thành phẩm

Kích thước thành phẩm: theo yêu cầu của khách hàng.
Quy cách in: sử dụng công nghệ in Offset 4 màu 2 mặt.
Gia công: cấn cắt, cán màng 1 mặt hoặc 2 mặt.
Chất liệu: giấy Couche hoặc Bristol từ 250 – 300gsm. Các loại giấy mỹ thuật cũng là sự lựa chọn hợp lý nếu ngân sách cho phép.

Làm sau để thiết kế brochure thu hút khách hàng


Với những ấn phẩm quảng cáo ngày nay, Brochure được ví như một vị đại sứ quan trọng không thể thiếu trong mỗi chiến lược quảng bá thương hiệu hay sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. So với một số ấn phẩm quảng cáo khác như Flyer, Poster thì Brochure vẫn mang đậm giá trị về mặt chất lượng và nghệ thuật hơn bởi cấu trúc đặc biệt của nó. Vì vậy, để có được một Brochure đẹp, ấn tượng, chất lượng… doanh nghiệp cần tìm hiểu và trao đổi với các Designer để hiểu hơn về qui trình thiết kế để cho ra đời một Brochure chuyên nghiệp.

in brochure, in poster, in brochure dep, in an chat luong

Dưới đây là một số lời khuyên từ một chuyên gia in ấn Brochure – Ông Shawn MacKinnon – Giám đốc Brochuresource về những yếu tố cơ bản cần thiết để cho ra đời một brochure đẹp.

Lời khuyên 1: Cần biết chính xác kích thước in Brochure
Một trong những lỗi phổ biến nhất thường hay xảy ra là những Designer không thiết lập kích thước chính xác cho Brochure ngay từ bước khởi đầu thiết kế. Chúng ta không thể sử dụng một bản thiết kế có kích thước 8,5 x 11 inch để in trên khổ giấy 8,5 x 14 inch vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ, chất lượng cũng như độ phân giải của thành phẩm.

Lời khuyên 2: Độ phân giải (Resolution) – một yếu tố cực kỳ quan trọng
Sử dụng độ phân giải cao cho hình ảnh trong thiết kế của bạn là một bước quan trọng để tạo ra một Brochure chuyên nghiệp. Vì nếu bạn sử dụng độ phân giải quá thấp, không thích hợp sẽ dẫn đến chất lượng hình ảnh của thành phẩm sau khi in sẽ bị nhòe, mờ, vỡ hạt (hay còn gọi là bể hình)…

Với những hình ảnh mà bạn thường thấy và cập nhật trên các website thì độ phân giải thường là 72 dpi (dots-per-inch), đó là độ phân giải tốt để xem trên màn hình, nhưng nó hoàn toàn không phù hợp cho việc in ấn. Do đó, hình ảnh mà bạn sử dụng cần phải có độ phân giải tối thiểu là 300 dpi để thành phẩm in đạt được độ sắc nét hoàn chỉnh nhất.

Lời khuyên 3:  Chọn loại giấy để in
Hầu hết các nhà in thường cung cấp rất nhiều các loại giấy in với đa dạng độ dầy, mỏng khác nhau (định lượng) từ 80, 100, 150gsm … Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng, doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình loại giấy và định lượng giấy phù hợp nhất với từng loại ấn phẩm vì điều này có thể góp phần thuyết phục những khách hàng tiềm năng của bạn rằng bạn chuyên nghiệp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Lời khuyên 4:  Biết cách thiết lập Bleed
Bleed là gì? Bạn có thể hình dung nó chính là một thiết lập an toàn về kích thước để sau khi cắt, xén… thành phẩm sẽ không bị thiếu hụt hay mất các chi tiết ở mép, gây sai lệch về bố cục thiết kế vì các ấn phẩm thường được in chung với nhau ở dạng tấm lớn, sau đó mới được được cắt thành từng tấm nhỏ.

Lời khuyên 5: Tạo nên sự khác biệt và sáng tạo
Hãy xem xét một cách cẩn thận những gì bạn muốn ở Brochure của bạn và tự đặt cho mình câu hỏi: “Thông điệp cần chuyển tải là gì?”

Rất đơn giản, bạn có thể bắt đầu bằng cách quan sát những đối thủ cạnh tranh để xem họ đang dùng những phương pháp hay thủ thuật gì để tiếp cận khách hàng qua các mẫu Brochure quảng cáo của họ và điều gì đã khiến cho các Brochure của họ xuất hiện trên tay bạn?

Từ đó, bạn có thể tự rút ra được cho mình những yếu tố cần thiết để có thể kết hợp cùng với các Designer nhằm cho ra đời những quyển Brochure thật riêng biệt, ấn tượng, chuyên nghiệp… tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn để khách hàng có thể dừng lại và mở quyển Brochure của bạn ra xem.

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

In ấn kỹ thuật số ?

In ấn kỹ thuật số là kỹ thuật in phun trực tiếp từ máy in kỹ thuật số ra các vật liệu như vải, giấy cuộn, hiflex... cho chất lượng khá cao. In ấn kỹ thuật số phần lớn sử dụng hiện tượng tĩnh điện để chuyển đặt mực in lên trên vật liệu in.
 

 in ấn, in nhanh
 In Kỹ thuật số trong in ấn
Công nghệ in ấn này phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với các sản phẩm đa dạng từ các máy sao chép (photocopy) màu hay đen trắng cho tới các máy in mầu hiện đại như Xerox iGen3, Kodak Nexpress, hay loạt máy HP Indigo. iGen3 và Nexpress sử dụng trống mực còn Indigo dùng mực lỏng.

In kỹ thuật số được ứng dụng nhiều trong quảng cáo ngoài trời, các bài in khổ lớn hoặc in các hình ảnh, các tài liệu nhỏ, số lượng ít... dùng trong gia đình và văn phòng.
  • Tùy máy mà số lượng đầu phun có thể từ 4-18 đầu phun.
  • Độ phân giải đạt từ 72 - 2400 DPI.
  • Kích thước in: Chiều rộng đạt tới 5,3m.
  • Tốc độ in có thể đạt tới 500m2/máy/ngày
     in ấn, in nhanh
Ưu điểm: chi phí thấp, in ấn số lượng ít, có thể in trên nhiều loại chất liệu khác nhau như: in hiflex, in pp, in decal, in silk; nhất là có thể in khổ lớn.