Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Làm sau để thiết kế brochure thu hút khách hàng


Với những ấn phẩm quảng cáo ngày nay, Brochure được ví như một vị đại sứ quan trọng không thể thiếu trong mỗi chiến lược quảng bá thương hiệu hay sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. So với một số ấn phẩm quảng cáo khác như Flyer, Poster thì Brochure vẫn mang đậm giá trị về mặt chất lượng và nghệ thuật hơn bởi cấu trúc đặc biệt của nó. Vì vậy, để có được một Brochure đẹp, ấn tượng, chất lượng… doanh nghiệp cần tìm hiểu và trao đổi với các Designer để hiểu hơn về qui trình thiết kế để cho ra đời một Brochure chuyên nghiệp.

in brochure, in poster, in brochure dep, in an chat luong

Dưới đây là một số lời khuyên từ một chuyên gia in ấn Brochure – Ông Shawn MacKinnon – Giám đốc Brochuresource về những yếu tố cơ bản cần thiết để cho ra đời một brochure đẹp.

Lời khuyên 1: Cần biết chính xác kích thước in Brochure
Một trong những lỗi phổ biến nhất thường hay xảy ra là những Designer không thiết lập kích thước chính xác cho Brochure ngay từ bước khởi đầu thiết kế. Chúng ta không thể sử dụng một bản thiết kế có kích thước 8,5 x 11 inch để in trên khổ giấy 8,5 x 14 inch vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ, chất lượng cũng như độ phân giải của thành phẩm.

Lời khuyên 2: Độ phân giải (Resolution) – một yếu tố cực kỳ quan trọng
Sử dụng độ phân giải cao cho hình ảnh trong thiết kế của bạn là một bước quan trọng để tạo ra một Brochure chuyên nghiệp. Vì nếu bạn sử dụng độ phân giải quá thấp, không thích hợp sẽ dẫn đến chất lượng hình ảnh của thành phẩm sau khi in sẽ bị nhòe, mờ, vỡ hạt (hay còn gọi là bể hình)…

Với những hình ảnh mà bạn thường thấy và cập nhật trên các website thì độ phân giải thường là 72 dpi (dots-per-inch), đó là độ phân giải tốt để xem trên màn hình, nhưng nó hoàn toàn không phù hợp cho việc in ấn. Do đó, hình ảnh mà bạn sử dụng cần phải có độ phân giải tối thiểu là 300 dpi để thành phẩm in đạt được độ sắc nét hoàn chỉnh nhất.

Lời khuyên 3:  Chọn loại giấy để in
Hầu hết các nhà in thường cung cấp rất nhiều các loại giấy in với đa dạng độ dầy, mỏng khác nhau (định lượng) từ 80, 100, 150gsm … Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng, doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình loại giấy và định lượng giấy phù hợp nhất với từng loại ấn phẩm vì điều này có thể góp phần thuyết phục những khách hàng tiềm năng của bạn rằng bạn chuyên nghiệp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Lời khuyên 4:  Biết cách thiết lập Bleed
Bleed là gì? Bạn có thể hình dung nó chính là một thiết lập an toàn về kích thước để sau khi cắt, xén… thành phẩm sẽ không bị thiếu hụt hay mất các chi tiết ở mép, gây sai lệch về bố cục thiết kế vì các ấn phẩm thường được in chung với nhau ở dạng tấm lớn, sau đó mới được được cắt thành từng tấm nhỏ.

Lời khuyên 5: Tạo nên sự khác biệt và sáng tạo
Hãy xem xét một cách cẩn thận những gì bạn muốn ở Brochure của bạn và tự đặt cho mình câu hỏi: “Thông điệp cần chuyển tải là gì?”

Rất đơn giản, bạn có thể bắt đầu bằng cách quan sát những đối thủ cạnh tranh để xem họ đang dùng những phương pháp hay thủ thuật gì để tiếp cận khách hàng qua các mẫu Brochure quảng cáo của họ và điều gì đã khiến cho các Brochure của họ xuất hiện trên tay bạn?

Từ đó, bạn có thể tự rút ra được cho mình những yếu tố cần thiết để có thể kết hợp cùng với các Designer nhằm cho ra đời những quyển Brochure thật riêng biệt, ấn tượng, chuyên nghiệp… tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn để khách hàng có thể dừng lại và mở quyển Brochure của bạn ra xem.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét