Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Manocanh cho lĩnh vực thời trang


Lĩnh vực thời trang cuối năm nhiều cửa hàng quần áo, trung tâm thương mại mở thêm chi nhánh, không gian bán hàng nên các cửa hàng bán manocanh rất "đắt khách". Nhiều chủ cửa hàng cho biết, cuối năm là dịp làm ăn chính của phố này, các cửa hàng mở từ 8h sáng đến tối.

 manocanh sai gon

Manocanh cũng giúp làm nên đẳng cấp cửa hàng.

Trong các cửa hàng trên phố manocanh, các "người mẫu giả" được tạo hình rất đẹp với số đo ba vòng chuẩn, hàng mi cong vút, khuôn mặt xinh xắn... Không giống như trong các cửa hàng quần áo, manocanh ở đây được chủ cửa hàng xếp thành đống và "không mặc gì", khiến bất cứ người nào khi mới nhìn thấy cũng "sốc".

Các loại manocanh bán tại phố Cửa Nam khá đa dạng: Từ người mẫu nữ chân dài, dáng chuẩn, khuôn mặt xinh đẹp, manocanh đàn ông với body chuẩn, dáng cao, bụng 6 múi, tới manocanh trẻ con với khuôn mặt tròn trịa, baby... Không chỉ bày trong cửa hàng, những mẫu manocanh này còn được đặt trên vỉa hè, gắn thêm tóc và lông mi giả, nhìn trông như người thật.

Tại phố Cửa Nam, giá mỗi manocanh phổ biến dao động từ 600.000 đồng đến trên dưới 2 triệu đồng, tùy hình dáng, kích thước. Một số loại nhập ngoại có chất lượng tốt, giá đắt hơn, song nhu cầu trong nước chủ yếu dùng manocanh nhựa, giá trên dưới 1 triệu đồng.

Chủ cửa hàng cho biết, nếu mua hàng với số lượng lớn sẽ được giảm giá và có xe chở hàng về tận nơi khách yêu cầu. Khách đến mua manocanh tại cửa hàng thường là những người kinh doanh quần áo, hay các chủ cửa hàng áo cưới. Gần đây, nhiều chủ cửa hàng trong chợ cũng chọn mua "người giả" để trông quần áo bắt mắt hơn, dễ bán hơn.

Đang lúi húi chọn mua "canh" cho sạp quần áo của mình, chị Mai - bán quần áo trong chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Treo quần áo lên manocanh sẽ dễ bán hàng hơn là để quần áo nhăn nhúm dưới đất. Cửa hàng vừa lấy hàng mới về nên chị đến đây chọn "canh" để bán dịp Noel và tết dương lịch. Dịp này, sinh viên và giới trẻ đi mua đồ nhiều nên bày càng bắt mắt, càng bán được hàng".
 manocanh sai gon

Hà Nội vẫn còn... bỏ ngỏ
Ngày 5/6, UBND TP. HCM đã ban hành Quyết định 39/2009/QĐ-UBND kèm theo quy định về quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn TP HCM. Quy định này cấm sử dụng ma nơ canh trưng bày, quảng cáo đồ lót ở nơi công cộng, mặt tiền nơi sản xuất kinh doanh. Thế nhưng tại Hà Nội, quy định này vẫn còn bỏ ngỏ, kéo theo nhiều cửa hàng kinh doanh manơcanh vẫn để những hình ảnh phản cảm làm "nhức mắt" người đi đường.
Các sạp quần áo trong chợ hay chọn loại ma-nơ-canh treo chỉ có một mảnh thân trước gồm ngực và eo, không có tay, có giá khá "mềm", chỉ 100.000-200.000 đồng/"canh". Còn những người kinh doanh trong cửa hàng thường thích loại manocanh tượng có cả thân người, loại có đầy đủ các bộ phận mà nét mặt xinh, có giá phổ biến vài trăm nghìn đồng đến trên 2 triệu đồng/"canh".

Những mẫu "giả" tại đây phần lớn được sản xuất trong nước, song cũng có nhiều loại được nhập từ Hàn Quốc hoặc Trung Quốc với dáng vẻ sinh động, bắt mắt. Theo anh Đạt - một chủ cửa hàng ở phố Cửa Nam thì manocanh nhập về có mẫu mã đẹp hơn sản xuất ở trong nước, vì thế giá "canh" nhập cũng đắt hơn. Ngoài mua manocanh làm mẫu tại cửa hàng, nhiều người còn yêu cầu những phụ kiện đi kèm như tóc giả, móc áo, màu mắt cho manocanh... Có người mua 2 "mẫu giả" nhưng yêu cầu chủ cửa hàng bán cho 4-5 bộ tóc giả với các màu khác nhau để thay đổi "canh" theo quần áo treo ở cửa hàng.

Mới quan sát tầm 30 phút, nhưng chúng tôi nhận thấy, các cửa hàng bán "người giả" tấp nập người vào ra. Anh Đạt cho biết: "Kinh doanh "hàng độc" này cũng rất hay. Tiền nào, manocanh ấy, "canh" xinh như Hoa hậu, Á hậu cũng có hết. Ngày bình thường chỉ bán được 2 - 3 ma-nơ-canh, nhưng vào dịp cuối năm này có ngày bán được 10 "người giả"...".

Đẳng cấp cửa hàng cùng manocanh

Ma-nơ-canh được sản xuất bằng chất liệu chính và thông dụng nhất là nhựa composite kết hợp sợi thủy tinh để gia tăng độ cứng. Hiện nay, một số nơi còn sản xuất ma-nơ-canh bằng sắt, sứ trắng hoặc bọc vải những manocanh nhựa thay vì sơn. Nhiều nhà thiết kế muốn có "người giả" để thực hành và may đo theo dáng chuẩn cũng đến phố Cửa Nam để tìm cho mình một "mẫu giả", khiến con phố này lúc nào cũng nhộn nhịp người qua, kẻ lại.

Ma-nơ-canh được bày bán trên phố.
 manocanh sai gon
Ở Hà Nội, hiện cũng có nhiều xưởng sản xuất manocanh, nhưng không đồng bộ. Khi mua manocanh về, chủ cửa hàng nhiều khi phải mất cả tháng để làm một con "canh" hoàn chỉnh. Nguyên nhân là gần như tất cả các công đoạn đều được làm thủ công, từ việc tạo dáng, gọt đẽo các bộ phận đến phun sơn, trang trí mắt, miệng... Do vậy, phần lớn ma-nơ-canh bày bán tại phố Cửa Nam đều được nhập từ các cơ sở sản xuất ở phía Nam hoặc ở nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan.... Về đến đây, các chủ hàng chỉ việc sơn sửa lại, "trang điểm" thêm màu mắt, mi giả, môi son, màu da... để "canh" nhìn sống động hơn rồi bán.
Nhiều cửa hàng thời trang cao cấp muốn có những ma-nơ-canh với chất lượng và những tư thế đặc biệt phải đặt trước hàng tháng mới có. Chị Mai Lan (phố Cửa Nam, Hoàn Kiếm) cho biết: "Nhà tôi kinh doanh manocanh đã 20 năm, càng ngày, yêu cầu của người mua càng khắt khe. Có cửa hàng thời trang trong trung tâm thương mại Vincom muốn có manocanh nam màu đen, với dáng ngồi bắt chéo chân sang trọng, tôi phải đặt gần 2 tháng mới có hàng từ Hồng Kông về, với giá 3 triệu đồng. Với giá trị cao như vậy, manocanh cũng tạo nên một đẳng cấp "khác biệt" trong cửa hiệu trưng bày chúng".

Chị Trần Vân Ly, chủ cửa hàng thời trang phố Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Để có được một cửa hiệu ấn tượng với khách hàng thì việc bài trí ma-nơ-canh là rất quan trọng. Không phải mua những manocanh cao cấp về rồi để vào là shop sang trọng ngay, mà cần phải có cách trang trí hợp lý và bố cục rõ ràng. Màu sắc manocanh cũng tương phản với màu chủ đạo của shop hoặc gian hàng. Kiểu dáng tượng mẫu cũng vậy, đóng vai trò điều phối, vì vậy cần kết hợp các dáng đứng của manocanh để tạo ra bố cục hợp lý...".

Theo tìm hiểu của PV, gần đây, một số sinh viên chuyên ngành thiết kế thời trang của một số trường đại học cũng đến phố Cửa Nam để mua "canh" về thực hành. Họ chủ yếu mua những ma-nơ-canh bọc vải hoặc bọc nhung, vì loại này có thể ghim kim vào được. Giá manocanh bọc vải đắt hơn gấp 2 - 3 lần so với giá manocanh bọc nhung. Hiện, manocanh bọc nhung đã sản xuất được tại Việt Nam nhưng manocanh vải thì tới thời điểm này vẫn chưa thấy cơ sở nào sản xuất.

Một số chủ cửa hàng cho biết, hồi mới kinh doanh quần áo, họ thường mua những ma-nơ-canh cũ được thanh lý với giá rẻ từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng/"canh", nhưng loại manocanh này hay bị vỡ, mẻ ở nhiều bộ phận nên khi treo sản phẩm có thể làm rách quần áo... Do đó, họ đã "đầu tư" những "mẫu giả" mới để tránh bị hỏng sản phẩm trong cửa hàng. Chỉ khi nào, "canh" không dùng được nữa, họ mới mang đến Cửa Nam để thanh lý hàng cũ, đổi hàng mới.

Ngượng chín mặt vì manocanh "lộ hàng"
Do kinh doanh những sản phẩm "độc" nên hầu hết các manocanh được bày bán trên phố với những tư thế và hình dạng "tự nhiên" nhất khiến nhiều người đi qua cũng phải "đỏ mặt". Nhiều người cho biết, nhìn từ xa, những ma-nơ-canh này như những "người thật" nên trông rất phản cảm. Trần Hoài Thu (sinh viên khoa Xã hội học, trường đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) cho biết: "Vẫn biết là họ kinh doanh nên mới trưng bày ma-nơ-canh trên phố, nhưng mỗi lần đi qua Cửa Nam, em không khỏi giật mình bởi nhiều bộ phận nhạy cảm của "canh" được bày ra giữa thanh thiên bạch nhật...".


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét