Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Lịch sử và kỹ thuật in lụa


Với bài sưu tầm về lịch sử và kỹ thuật in lụa này, Apsara muốn gửi đến bạn đọc những thông tin đầy giá trị. Tiếp theo chúng ta hãy cùng trãi nghiệm về lịch sử của ngành in lụa nhé các bạn.

In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới.
In lụa thực hiện theotheo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in,các mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.

Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy hoặc các vật liệu khác

Lịch sử in lụa: Châu Âu đã sử dụng từ năm 1925 với việc in ấn trên giấy, bìa, thuỷ tinh, tấm kim loại, vải giả da.. trước đó rất lâu người ta đã biết ra rằng sợi tơ khi kéo căng trên một khung gỗ, với hình ảnh khuôn tô gắn phía dưới khung bằng keo hồ có thể dùng để sao chép các hình ảnh nhiều lần trên nhiều vật liệu khác nhau bằng cách phết mực xuyên qua các lỗ tròn.
Năm 1907, Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng các sợi tơ.
Năm 1914, tại San Francisco, phương pháp in lưới nhiều màu được John Pilsworth phát triển.

Phân loại kỹ thuật in
- In lụa trên bàn in thủ công
- In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
- In lụa trên máy in tự động.
- Theo hình dạng khuôn in, có thể phân làm 2 loại:
- In dùng khuôn lưới phẳng
- In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay

Tên gọi các phương pháp in
In trực tiếp: là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không ảnh hưởng đến màu in.
In phá gắn: là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm, và
In dự phòng: là in trên sản phẩm có màu nhưng nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được.

Các công đoạn in
Cho dù in thủ công, bán thủ công hay thực hiện bằng máy thì kỹ thuật in lụa cũng bao gồm những công đoạn chính như sau: làm khuôn in; chụp bản; chế tạo bàn in, dao gạt; pha chế chất tạo màu, hồ in; và tiến hành in.

Làm khuôn in
Khuôn in có thể làm bằng gỗ hay kim loại, trên đó được căng tấm lưới đã tạo những lỗ trống để mực in có thể chảy qua trong quá trình in. Quá trình tạo những lỗ trống được gọi là "chuyển hình ảnh cần in" lên khung lưới. Thời gian đầu thợ in thường dùng phương pháp chuyển trực tiếp bằng cách vẽ lên lớp nến trắng, vẽ trên lớp đất sét hay vẽ lên lớp dầu bóng nhưng về sau người ta thường dùng hơn với phương pháp gián tiếp như là vẽ trên giấy nến hoặc là ngày nay đa số đều dùng phương pháp cảm quang.


in an, in

1. Vẽ trên lớp nến trắng là kỹ thuật tạo lỗ trống của lưới in bằng cách dùng bút gỗ hoặc tre khắc hoa văn lên một tấm lưới đã được nhúng vào dung môi nến nóng chảy và làm nguội.

2. Vẽ trên lớp đất sét là kỹ thuật tạo lỗ trống của lưới in bằng cách dùng bút gỗ,tre hoặc kim nhọn khắc, đục lỗ theo hình dạng hoa văn trên một tấm lưới đã được nhúng vào hồ đất sét đã làm khô.

3. Vẽ trên lớp dầu bóng là kỹ thuật tạo lỗ trống của lưới in bằng cách dùng bút lông vẽ hình dạng hoa văn trên một tấm lưới đã được quét một lớp dầu bóng và làm khô. Sau khi vẽ nhiều lần sẽ tạo những lỗ trống cần thiết trên bề mặt lưới.

4. Vẽ trên giấy nên là phương pháp gián tiếp để tạo những lỗ trống trên bề mặt lưới in. Dùng dao "khắc" hình trên giấy nến để tạo những khoảng trống cần thiết, úp mặt giấy nến đã khắc lên lưới và dùng bản ủi làm nóng chảy nến. Sau khi để nguội, những chỗ không cần thiết sẽ được nến bít lại.

5. Ngày nay, phương pháp cảm quang được xem như là phương pháp tiến bộ trong việc chế tạo bản in. Với phương pháp này có thể sao chép lại các tác phẩm nghệ thuật mà vẫn giữ được tính chân thực về đường nét của nó.

Kỹ thuật in lụa (in chuyển) ứng dụng trong việc chế tạo bo mạch điện tử. Bản vẽ này được thực hiện trên máy tính, trước công đoạn làm phim
Lưới in, một phần đã được tạo lỗ
Những bản in được họa sĩ vẽ mẫu thiết kế, thiết kế trên máy tính hoặc tách màu từ một tấm ảnh trên máy tính rồi in ra trên giấy can, mỗi màu được tách sẽ làm một phim tương ứng, phim sau đó được chuyển tải lên tấm lưới. Thao tác đó gọi là chụp bản.

Công đoạn chụp bản được tiến hành trong buồng tối, phim đặt lên bản lưới cùng chiều với mẫu in thật, rọi đèn. Ánh sáng của đèn sẽ xuyên qua phim và đập lên lưới. Vì lưới trước đó đã được quét phủ dung dịch cảm quang nên chỉ những chỗ không bị cản bởi mực sẽ đóng rắn dưới tác dụng ánh sáng. Khi mang bản đi rửa, những chỗ không bị chiếu sáng sẽ bị rửa trôi tạo thành những khoảng trống, khi in mực in sẽ lọt qua những chỗ trống này và bắt vào sản phẩm cần in.

in an, in

Việc lựa chọn lưới in đóng vai trò quyết định đến chất lượng in ấn, nhất là độ mịn độ nét của hình ảnh cần in. Các thông số quan trong của lưới là độ mịn của lưới (kí hiệu N(chỉ số) hay T(chỉ số)) và tỷ lệ đường kính sợi lưới và chiều rộng mắt lưới. Thí dụ lưới ký hiệu T40 hay N40 có nghĩa là lưới này có 40 sợi/cm và 1600lỗ/cm2. Khi in trên giấy, thông thường chọn lưới có ký hiệu T90 - T140; khi in bao bì PVC: T120-T180; khi in vải T30-T100...

Những dung dịch cảm quang thường dùng trong in lưới đó là dung dịch keo Crom-Gelatin hoặc dung dịch Crom-PVA:
Dung dịch Keo Crom-Gelatin được chế tạo từ NH4)2Cr2O7 (Amoni Đicromat) hoặc K2Cr2O7 (Kali Đicromat) nồng độ 3,5% được pha với keo gelatin nồng độ 20% theo tỷ lệ 1:1.
Dung dịch Crom-PVA được chế tạo với Polyvinyl acetates 12% thêm vào dung dịch bao gồm (NH4)2Cr2O7 hoặc K2Cr2O7 (1,5g); nước (20ml) và C2H5OH:96% (7ml) theo tỷ lệ 1:1.
Những dung dịch trên sau khi chế tạo phải được bảo quản ở nơi thích hợp vì nó là chất nhạy sáng.

Bàn in, dao gạt
Bàn in làm từ kim loại hoặc gỗ. Bàn in đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nét in được in chính xác, đều và đạt độ nét cao. Yêu cầu quan trọng nhất đối với bàn in là phẳng, chắc và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều với mặt sản phẩm in. Trong những trường hợp khác nhau, bàn in có thể nằm ngang hay nghiêng góc để người thợ thao tác dễ dàng hơn.

Dao gạt hồ in là công cụ dùng để đẩy, phết mực màu khiến mực thấm qua lưới in, chuyển mực lên sản phẩm cần in. Gọi là dao theo thuật ngữ của thợ nhưng nó có thể làm bằng bọt biển, con lăn cao su hay đơn giản là một miếng gạt cao su.

Chất nhuộm màu và hồ in
Lưới in đã chụp bản và một sản phẩm in lụa.
Những chất nhuộm màu trong in lụa là những hợp chất mà khi tiếp xúc với vật liệu khác thì có khả năng bắt màu và giữ màu trên vật liệu bằng các lực liên kết lý học hay hoá học. In lụa thường sử dụng các chất tạo màu là các hợp chất màu hữu cơ. Có thể phân làm 2 loại tan và không tan trong nước.

Chất nhuộm mầu trong nước có thể là: thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuôm bazo-cation...

Chất nhuộm màu không tan trong nước có thể là: thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan, thuốc nhuộm lưu huỳnh, pigmen, thuốc nhuộm azo không tan...

Hồ in sau khi pha trộn với thuốc nhuộm được gọi là mực in, sau khi in sẽ được gắn vào sản phẩm cần in. Do đó, tuỳ loại nhóm vật liệu cần in phải có những công thúc pha chế khác nhau. Nhóm vật liệu in được phân các loại sau: vật liệu xenlulo, vật liệu tơ tằm, len; sợi hoá học và xơ tổng hợp; nhựa; gốm sứ; kim loại; thuỷ tinh ...Nhung cho dù in trên chất liệu gì, hồ in cũng phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Phải đồng nhất về thành phần và lượng màu thích hợp để đạt cường độ màu mong muốn.
+ Độ đặc, đột nhớt, độ dính phải bảo đảm để dính được vào vật liệu in và cho hoạ tiết sắc nét
+ Hồ phải tương đối bền khi bảo quản.
+ Một số hồ in cho vải cần có tính dễ trương nở khi hấp để "nhả" thuốc nhuộm cho vải, và
+ Không chứa các chất có thể làm hại lưới in.

In ấn
Sau khi định vị khuôn in lên bàn in, vật liệu cần in đặt dưới lưới in. Cho mực in thích hợp với một lượng cần thiết vào khuôn in, sau đó dùng dao gạt để mực thấm qua lưới và ăn vào sản phẩm cần in. Điều chỉnh lượng mực in, tốc độ gạt để đạt kết quả tốt nhất.

Sau khi in, mực in chỉ mới cố định cơ học tạm thời trên vật liệu nên cần có quy trình xử lý để gắn màu cố định cho hình in. Tùy loại mực in, vật liệu in để có những cách xử lý thích hợp, như là: sấy, hấp, gia nhiệt khô, hiện màu ướt (trong dung dịch axit loãng), hay hiện màu theo phương pháp ngâm ép, cuộn ủ lạnh...

Một số kiểu in đặc biệt
Có thể dùng những loại mực in khác nhau, hoặc những nguyên liệu đặc biệt để tạo ra những hiệu ứng khác nhau, ví dụ như in chuyển, tạo chữ nổi, in bắn cắm lông...

In chuyển: còn gọi là in nhiệt, in nhiệt khô, in nhiệt chuyển, in chuyển hay là in thăng hoa. Nguyên tắc chung của phương pháy này là không in trực tiếp lên sản phẩm mà in trung quan qua một lớp giấy nền, sau đó ép nóng để thuốc mực in nhả từ giấy nền bắt vào vật liệu in.

In nổi: Trong mực in, có các chất gây nở để tạo hình nổi. Sau khi in và sấy, sản phẩm được hấp ở 130-150°C bằng hơi nước bão hoà. Mực sẽ chuyển thành màng xốp, có hình nổi trên sản phẩm.
In bắn cắm lông: Lông nhiều màu có chiều dài 0,3mm được đựng vào những hộp riêng. Lông được bắn qua những lỗ trên lưới in và dính vào vải đã quét nhựa bán đa tụ, quá trình này được thực hiện trong.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

In bìa kẹp tài liệu (kẹp folder)


Bìa kẹp tài liệu hiện tại rất tiện lợi để chứa văn bản, hợp đồng…. Mang theo bên mình chiếc bìa kẹp tài liệu (hay còn gọi là kẹp Folder) độc đáo cùng quyển Profile công ty khi gặp khách hàng, chính là hình ảnh chuyên nghiệp mà khách hàng có thể nhìn nhận đến bạn hay công ty của bạn.

Đây cũng chính là một trong những điều kiện thuận lợi có thể giúp bạn gặt hái được những kết quả tốt đẹp gửi hình ảnh công ty đến đối tác mà bạn mong muốn.

in kep tai lieu, in kep folder, bia kep tai lieu, in an kep tai lieu

Bạn có thể chọn cho mình một kiểu bìa kẹp từ những mẫu có sẵn, đa dạng về kích thước cũng như kiểu dáng. Hoặc chúng tôi sẽ giúp bạn tạo ra một kiểu dáng đặc biệt theo ý tưởng của riêng bạn và quy cách in ấn kẹp tài liệu thịnh hành hiện nay.


in kep tai lieu, in kep folder, bia kep tai lieu, in an kep tai lieu, in an

Dưới đây là cách thức chúng tôi cho là chuẩn và hợp lý để có được kẹp tài liệu đẹp mắt và chuẩn.


Quy cách thiết kế

Bìa kẹp tài liệu thường được thiết kế sao cho đựng vừa các văn bản in trên các khổ giấy tiêu đề thông dụng như sau:

Dành cho giấy tiêu đề khổ A4: 22 x 30.5cm, 22 x 31cm
Dành cho giấy tiêu đề khổ letter: 9 x 12inch (23 x 30.5cm)
Tay gấp thông dụng 7cm (hoặc theo thiết kế)

Tùy theo nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình mẫu thiết kế đặc trưng phù hợp với từng chiến dịch quảng bá.



Quy cách thành phẩm

Kích thước thành phẩm: theo yêu cầu của khách hàng.
Quy cách in: sử dụng công nghệ in Offset 4 màu 2 mặt.
Gia công: cấn cắt, cán màng 1 mặt hoặc 2 mặt.
Chất liệu: giấy Couche hoặc Bristol từ 250 – 300gsm. Các loại giấy mỹ thuật cũng là sự lựa chọn hợp lý nếu ngân sách cho phép.

Làm sau để thiết kế brochure thu hút khách hàng


Với những ấn phẩm quảng cáo ngày nay, Brochure được ví như một vị đại sứ quan trọng không thể thiếu trong mỗi chiến lược quảng bá thương hiệu hay sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. So với một số ấn phẩm quảng cáo khác như Flyer, Poster thì Brochure vẫn mang đậm giá trị về mặt chất lượng và nghệ thuật hơn bởi cấu trúc đặc biệt của nó. Vì vậy, để có được một Brochure đẹp, ấn tượng, chất lượng… doanh nghiệp cần tìm hiểu và trao đổi với các Designer để hiểu hơn về qui trình thiết kế để cho ra đời một Brochure chuyên nghiệp.

in brochure, in poster, in brochure dep, in an chat luong

Dưới đây là một số lời khuyên từ một chuyên gia in ấn Brochure – Ông Shawn MacKinnon – Giám đốc Brochuresource về những yếu tố cơ bản cần thiết để cho ra đời một brochure đẹp.

Lời khuyên 1: Cần biết chính xác kích thước in Brochure
Một trong những lỗi phổ biến nhất thường hay xảy ra là những Designer không thiết lập kích thước chính xác cho Brochure ngay từ bước khởi đầu thiết kế. Chúng ta không thể sử dụng một bản thiết kế có kích thước 8,5 x 11 inch để in trên khổ giấy 8,5 x 14 inch vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ, chất lượng cũng như độ phân giải của thành phẩm.

Lời khuyên 2: Độ phân giải (Resolution) – một yếu tố cực kỳ quan trọng
Sử dụng độ phân giải cao cho hình ảnh trong thiết kế của bạn là một bước quan trọng để tạo ra một Brochure chuyên nghiệp. Vì nếu bạn sử dụng độ phân giải quá thấp, không thích hợp sẽ dẫn đến chất lượng hình ảnh của thành phẩm sau khi in sẽ bị nhòe, mờ, vỡ hạt (hay còn gọi là bể hình)…

Với những hình ảnh mà bạn thường thấy và cập nhật trên các website thì độ phân giải thường là 72 dpi (dots-per-inch), đó là độ phân giải tốt để xem trên màn hình, nhưng nó hoàn toàn không phù hợp cho việc in ấn. Do đó, hình ảnh mà bạn sử dụng cần phải có độ phân giải tối thiểu là 300 dpi để thành phẩm in đạt được độ sắc nét hoàn chỉnh nhất.

Lời khuyên 3:  Chọn loại giấy để in
Hầu hết các nhà in thường cung cấp rất nhiều các loại giấy in với đa dạng độ dầy, mỏng khác nhau (định lượng) từ 80, 100, 150gsm … Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng, doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình loại giấy và định lượng giấy phù hợp nhất với từng loại ấn phẩm vì điều này có thể góp phần thuyết phục những khách hàng tiềm năng của bạn rằng bạn chuyên nghiệp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Lời khuyên 4:  Biết cách thiết lập Bleed
Bleed là gì? Bạn có thể hình dung nó chính là một thiết lập an toàn về kích thước để sau khi cắt, xén… thành phẩm sẽ không bị thiếu hụt hay mất các chi tiết ở mép, gây sai lệch về bố cục thiết kế vì các ấn phẩm thường được in chung với nhau ở dạng tấm lớn, sau đó mới được được cắt thành từng tấm nhỏ.

Lời khuyên 5: Tạo nên sự khác biệt và sáng tạo
Hãy xem xét một cách cẩn thận những gì bạn muốn ở Brochure của bạn và tự đặt cho mình câu hỏi: “Thông điệp cần chuyển tải là gì?”

Rất đơn giản, bạn có thể bắt đầu bằng cách quan sát những đối thủ cạnh tranh để xem họ đang dùng những phương pháp hay thủ thuật gì để tiếp cận khách hàng qua các mẫu Brochure quảng cáo của họ và điều gì đã khiến cho các Brochure của họ xuất hiện trên tay bạn?

Từ đó, bạn có thể tự rút ra được cho mình những yếu tố cần thiết để có thể kết hợp cùng với các Designer nhằm cho ra đời những quyển Brochure thật riêng biệt, ấn tượng, chuyên nghiệp… tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn để khách hàng có thể dừng lại và mở quyển Brochure của bạn ra xem.

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

In ấn kỹ thuật số ?

In ấn kỹ thuật số là kỹ thuật in phun trực tiếp từ máy in kỹ thuật số ra các vật liệu như vải, giấy cuộn, hiflex... cho chất lượng khá cao. In ấn kỹ thuật số phần lớn sử dụng hiện tượng tĩnh điện để chuyển đặt mực in lên trên vật liệu in.
 

 in ấn, in nhanh
 In Kỹ thuật số trong in ấn
Công nghệ in ấn này phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với các sản phẩm đa dạng từ các máy sao chép (photocopy) màu hay đen trắng cho tới các máy in mầu hiện đại như Xerox iGen3, Kodak Nexpress, hay loạt máy HP Indigo. iGen3 và Nexpress sử dụng trống mực còn Indigo dùng mực lỏng.

In kỹ thuật số được ứng dụng nhiều trong quảng cáo ngoài trời, các bài in khổ lớn hoặc in các hình ảnh, các tài liệu nhỏ, số lượng ít... dùng trong gia đình và văn phòng.
  • Tùy máy mà số lượng đầu phun có thể từ 4-18 đầu phun.
  • Độ phân giải đạt từ 72 - 2400 DPI.
  • Kích thước in: Chiều rộng đạt tới 5,3m.
  • Tốc độ in có thể đạt tới 500m2/máy/ngày
     in ấn, in nhanh
Ưu điểm: chi phí thấp, in ấn số lượng ít, có thể in trên nhiều loại chất liệu khác nhau như: in hiflex, in pp, in decal, in silk; nhất là có thể in khổ lớn.

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Thử đồ với manocanh ảo



Khi cởi quần áo trở thành… dĩ vãng

Chính thức ra đời cách đây gần 1 năm, nhưng những chiếc màn hình “thay đồ mà không cần cởi quần áo” bằng manocanh mô phỏng như hình dáng thật của người đứng trước màn hình, của các nhà khoa học Nga mới được đưa ra sử dụng rộng rãi trên thế giới. Với “phòng thay đồ ảo” này, việc phải cởi bỏ quần áo nhiều lần để thử các bộ đồ khi đi mua sắm có thể trở thành… dĩ vãng.

manocanh, manocanh dep, ban manocanh, manocanh sai gon


Thiết bị đặc biệt

Với màn hình trong “phòng thay đồ ảo”, khách hàng mỗi khi đến với các cửa hàng thời trang sẽ không còn phải vướng víu hay mất thời gian khi phải thử nhiều trang phục. Thay vào đó, nhờ màn hình, các tín đồ thời trang thậm chí có thể thay đổi nhiều bộ trang phục mà không cần di chuyển. Việc duy nhất họ phải làm đơn giản là dùng bàn tay điều khiển các nút ảo trên màn hình để chuyển đổi các bộ quần áo trên những manocanh ảo mô phỏng như hình dáng người trước màn hình.

Được biết, “phòng thay đồ ảo” gồm một camera để xác nhận cơ thể con người và một màn hình lớn, trong đó có các mô hình 3D của các mẫu quần áo để cho khách hàng "mặc thử" mà không phải thay đồ. Đúng như tên gọi, chức năng này giúp người sử dụng thử các bộ đồ mà không phải mặc chúng vào. Tuy nhiên, bộ đồ đó vẫn bám sát người dùng và cùng chuyển động theo chuyển động của người đó.

 manocanh, manocanh dep, ban manocanh, manocanh sai gon

Để tạo ra những chiếc man hình này, công ty AR Door – doanh nghiệp giữ quyền sáng chế "phòng thay đồ ảo" – đã sử dụng phần cứng chơi game để phát minh ra thiết bị này với một giao diện điều khiển Xbox 360 tích hợp công nghệ cảm biến chuyển động Kinect của Microsoft, được kết nối với một màn hình video lớn tương tự như một tấm gương đứng.

Ứng dụng Kinect sẽ chụp lại một bộ đồ mà người sử dụng yêu thích rồi bí mật biến nó thành trang phục của họ. Bộ đồ mà người dùng được Kinect tạo ra dù chỉ là bộ đồ ảo, nhưng chúng sống động như thật và có thể chuyển động theo mỗi động tác người mặc. Tất cả điều đó là nhờ công nghệ 3D, kết hợp với bộ cảm ứng có chiều sâu, camera cảm biến màu sắc và theo dõi ảnh ở dạng khung sườn, chương trình nhận dạng ngôn ngữ cơ thể kèm theo công cụ XNA của Microsoft.

Các nhà sáng chế cho hay, camera Kinect còn có khả năng đặc biệt là theo dõi các chuyển động của khách hàng cũng như biết khi nào nên đề nghị họ xoay lưng lại để cho thấy phần sau của trang phục. Công nghệ Kinect đầy tính sáng tạo vốn được phát minh như phần ngoại vi cảm ứng chuyển động cho các trò chơi Xbox 360. Nó đã từng được cải biến trước đó cho nhiều ứng dụng, ví dụ như giúp bật tắt điện chiếu sáng tự động trong các hộ gia đình.

Sau khi sản phầm đặc biệt thông minh này của các nhà khoa học Nga ra đời, nó đã được đón chào nhiệt liệt tại các hãng thời trang danh tiếng tại nước này. Khi loại gương này được lắp đặt thử nghiệm tại các shop thời trang ở thủ đô Matxcơva, nó đã nhận được những phản ứng rất tích cực từ khách hàng. Được biết, một loạt các hãng thời trang danh tiếng khác trên thế giới cũng đang ngấp nghé mua sản phẩm “gương thần” để giúp khách hàng của họ có thể tiến hành thử quần áo dễ dàng hơn hoặc có thể mua bán trực tuyến.

Trong tháng 7, công ty AR Door- doanh nghiệp giữ quyền sáng chế "phòng thay đồ ảo" đã tiến quân sang thị trường rộng lớn nhất thế giới- Trung Quốc, tiếp đó sẽ là Mỹ, Pháp và một số quốc gia khác. Theo dự kiến của  AR Door, một khi “phòng thay đồ ảo” được đưa vào sử dụng tại các hãng thời trang danh tiếng thì lợi nhuận mà công ty này đạt được trong vài năm tới không phải là một con số nhỏ.

“Đây là công nghệ tiên phong rất tiện ích cho các shop thời trang trong thập kỷ tới. Tuy nhiên quần áo nhìn qua 3D của máy vẫn còn xấu và size quần áo với cơ thể khách hàng chưa tương xứng vì máy chỉ tạo ra một kích thước cho tất cả mẫu. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục những nhược điểm này trong thời gian sắp tới”- một kỹ sư trong nhóm nghiên cứu và chế tạo sản phẩm này cho hay.

Thẻ treo (hangtag) đẹp

Hangtag hay còn gọi là thẻ treo (mác treo) dùng để ghi thông tin giá và một số những quy cách của sản phẩm. Một số mẫu hangtag đẹp để mọi người tham khảo. Với những kích thước không theo quy cách thì chi phí làm cũng không ít. Vì vậy quý khách cần phải cần nhắc trước khi chọn.
Hangtag Rozal hoa van Hangtag (thẻ treo) mẫu thiết kế đẹpHangtag Rozal hoa van R  Hangtag (thẻ treo) mẫu thiết kế đẹpHangtag Rozal mau xanh Hangtag (thẻ treo) mẫu thiết kế đẹpHangtag Rozal do den Hangtag (thẻ treo) mẫu thiết kế đẹp
Hangtag có rất nhiều mẫu mã đẹp: hangtag tròn, hangtag bo góc, hangtag hình dạng đặc biệt….
Ngoài ra thẻ treo cũng rất nhiều kích thước. Đa phần là phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của khách hàng. Có người thì thích thẻ treo nhỏ và dài, có người thì thích thẻ treo phải to để chứa nhiều thông tin, …..

The treo ep kim bac Hangtag (thẻ treo) mẫu thiết kế đẹp
The treo ep kim vang Hangtag (thẻ treo) mẫu thiết kế đẹp

Hangtag cũng có rất nhiều loại giấy để làm nhưng thường khách hàng chọn giấy có độ giày là B300 (tương đương giấy card visit thường dùng)
Thẻ treo rất phổ biến ở các shop thời trang và nhà may. Và dần trở thành một phần không thể thiếu để thể hiện thông tin sản phẩm và giá cả.

Theo treo mau cong tay Hangtag (thẻ treo) mẫu thiết kế đẹp

Hangtag đẹp hay không phần lớn phụ thiết kế, cũng với kích thước đó nhưng thiết kế đẹp sẽ cho ra một hangtag rất ấn tượng.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Nhãn hiệu và cách thức giữ vững nhãn hiệu


Nhãn hiệu là một trong những thành tố quan trọng trong các chiến lược tiếp thị của DN vì chúng cho phép nhận diện và chứng thực các loại hàng hoá và dịch vụ với nhãn mác, bao bì của họ trên thị trường và phân biệt sản phẩm của DN này với sản phẩm của DN khác. Do đó, đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài là phương thức hữu hiệu nhằm tránh tình trạng... mất nhãn hiệu thường thấy của các DN Việt Nam trong thời gian qua.

Những dấu hiệu nhận biết của một nhãn hiệu nói lên sự khác biệt về nhãn mác, bao bì , chất lượng sản phẩm và trong bối cảnh toàn cầu hoá và thương mại điện tử đang gia tăng thì nhãn hiệu là một trong những cách thức để khách hàng nhận diện các sản phẩm và dịch vụ của Cty. Sự bảo hộ nhãn hiệu loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng đối với những sản phẩm và dịch vụ tương tự không bảo hộ. Những hành vi gây tổn thất, làm giảm uy tín hoặc xâm phạm giá trị của nhãn hiệu đã được bảo hộ có thể gây hại lớn đến hoạt động kinh doanh của DN. Từ khi VN gia nhập WTO, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài đang được các DN ngày càng quan tâm nhằm đảm bảo vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Xu thế chung hiện nay của các DN là không đơn thuần làm gia công cho các Cty nước ngoài mà chủ động xây dựng thương hiệu riêng của mình với tham vọng phát triển ngang tầm với các DN nước ngoài.


in bao bi, in an bao bi, in an, lam nhan mac, nhan mac, in nhan mac


Tạo lập thương hiệu tại nước ngoài: có quá sức?

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất về top 200 Doanh Nghiệp Việt Nam của Tổ Chức Liên Hợp Quốc UNDP (United Nations Development Programme) thì: "Phần lớn các DN VN được hỏi đều cho rằng tạo dựng thương hiệu ở nước ngoài là việc làm tốn kém và khó khăn. Phần lớn các DN VN thâm nhập thị trường quốc tế thông qua các tập đoàn phân phối toàn cầu dưới thương hiệu của họ. Những tập đoàn này không sẵn sàng chấp nhận việc các DN VN tạo dựng thương hiệu độc lập. Dù sao, làm như vậy vẫn còn là điều vượt quá năng lực và nguồn lực của phần lớn các DN lớn của VN". Theo số liệu của Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO thì kể từ khi nhãn hiệu đầu tiên của VN được đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid (năm 1986) đến tháng 10/2007, mới có 156 nhãn hiệu của VN được đăng ký và nộp đơn theo hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Madrid, trong khi đó, số lượng nhãn hiệu từ các nước chỉ định đăng ký tại VN là 59.014. Nhìn vào con số này có thể nhận thấy số lượng nhãn hiệu của VN được đăng ký quốc tế còn rất hạn chế so với số lượng nhãn hiệu từ các nước chỉ định vào VN.

Mặc dù có những khó khăn nhất định về tài chính và thủ tục khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, tuy nhiên nhiều DN VN đã quan tâm đăng ký nhãn hiệu từ khá sớm và đã có những thành công đáng kể trên thị trường quốc tế. Trong số các DN đã đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid, không chỉ các DN lớn với những nhãn hiệu đã được khẳng định vị trí trên thị trường trong nước như: Vinamilk cho sản phẩm sữa, Sài Gòn cho sản phẩm bia, Minh Long cho sản phẩm gốm sứ, Vinataba cho sản phẩm thuốc lá, Kymdan cho sản phẩm đệm mút, Miliket cho sản phẩm mì tôm, Thiên Long cho các sản phẩm bút, Hồng Hà cho các loại văn phòng phẩm, PetroVietnam cho dầu khí và các dịch vụ liên quan đến dầu khí, Vinacafe cho sản phẩm cà phê, Vinatea cho sản phẩm chè, Traphaco cho các sản phẩm dược... mà còn có những nhãn hiệu dường như chưa được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến như: cà phê Mỹ Lệ của Cty TNHH Mỹ Lệ (tỉnh Bình Phước), giày dép Tân Tuấn Kiệt của Cty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Tuấn Kiệt (TP HCM), trà Trâm Anh của DN Trâm Anh (tỉnh Lâm Đồng), nhãn hiệu Lekima của DNTN Hương Nam Phương (TP HCM).

Một trong những ví dụ điển hình về sự nỗ lực xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế là thương hiệu "Minh Long" của Cty gốm sứ Minh Long I. Hiện tại, sản phẩm gốm sứ Minh Long không chỉ chinh phục được người tiêu dùng trên thị trường trong mà còn chiếm lĩnh được các thị trường lớn như Pháp, Đức, Thụy sĩ, Anh và Mỹ... Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu tại thị trường nước ngoài, ngay từ năm 2000, Cty Minh Long đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid cho các sản phẩm gốm sứ và chỉ định đăng ký tại 16 quốc gia chủ yếu là các nước có nền công nghiệp gốm sứ phát triển của Châu Âu như Pháp, Đức, Cộng hoà Séc, Nga, Hungary... Chính nhờ ý thức tạo dựng và bảo vệ tài sản trí tuệ cũng như sự quyết tâm của DN mà Cty gốm sứ Minh Long không gặp phải những thua thiệt khi thâm nhập thị trường nước ngoài mặc dù các loại sản phẩm của Cty là nhóm sản phẩm rất dễ bị làm giả, làm nhái.

Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: Cách thức nào?

Việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài có thể được thực hiện bằng cách nộp đơn đăng ký đơn lẻ tại từng quốc gia nơi DN xuất khẩu hàng hoá/dịch vụ hoặc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid.

Trong trường hợp nộp đơn đăng ký tại từng quốc gia, trình tự, thủ tục nộp đơn sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật quốc gia đó. Thông thường, DN sẽ phải thực hiện việc nộp đơn thông qua một tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ tại nước sở tại.

Trong trường hợp DN tham gia vào thị trường của một số quốc gia và cần đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia đó thì việc đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid là lựa chọn tốt nhất cho DN. VN đã gia nhập Thoả ước Madid từ năm 1949. Ngày 11/7/2006 VN tiếp tục trở thành thành viên chính thức tham gia Nghị định thư Madrid về nhãn hiệu hàng hoá. Đây là cơ hội để nhãn hiệu của các nước trong hệ thống Madrid được bảo hộ ở VN và hàng hoá trong nước vươn ra thị trường quốc tế vì so với Thỏa ước, Nghị định thư có nhiều ưu điểm và tạo thuận lợi hơn cho các chủ đơn của các quốc gia thành viên.

Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid được quản lý bởi WIPO cho phép DN khả năng bảo hộ một nhãn hiệu ở 77 quốc gia và Cộng đồng Châu Âu (EC) bằng cách nộp một đơn với một trong những ngôn ngữ (Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha) và một khoản lệ phí bằng đồng Francs Thụy sĩ. Người nộp đơn muốn sử dụng hệ thống Madrid phải nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở một cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của quốc gia hay vùng lãnh thổ trước khi đăng ký bảo hộ quốc tế. Từ đó, việc đăng ký quốc tế có thể được duy trì và đổi mới thông qua một thủ tục đơn giản tại WIPO.

Do Viêt Nam là thành viên của cả hai văn kiện quốc tế là Thỏa ước và Nghị định thư Madrid, do vậy, các cá nhân, pháp nhân, tổ chức của VN có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo quy định của cả hai văn kiện này.

Theo qui định của Thỏa ước Madrid:

Để được đăng ký nhãn hiệu theo thỏa ước Madrid, nhãn hiệu nhất thiết phải đã được đăng ký bảo hộ. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Pháp, trong đó chỉ rõ các nước thành viên mà DN muốn nhãn hiệu được bảo hộ. Đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Ngày nộp đơn được quy định là ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được Đơn nếu đơn được gửi cho Văn phòng quốc tế trong vòng 2 tháng. Sau khi Đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế, mọi giao dịch giữa người nộp đơn và Văn phòng quốc tế đều phải thông qua Cục Sở hữu trí tuệ kể cả việc sửa đổi tài liệu, hạn chế danh mục sản phẩm, chuyển giao quyền đã đăng ký. Thủ tục xét nghiệm đơn đăng ký theo Thoả ước Madrid được tiến hành độc lập tại mỗi nước thành viên, việc từ chối bảo hộ của một nước thành viên không làm ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Theo quy định trong vòng 12 tháng kể từ khi đơn được nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ.

Theo qui định của Nghị định thư Madrid:

Trình tự, thủ tục nộp đơn và quá trình xét nghiệm đơn theo nghị định thư cũng tương tự như nộp đơn theo thoả ước Madrid, tuy nhiên, thời gian để nhãn hiệu được coi là chấp nhận bảo hộ tại nước chỉ định trong trường hợp nước đó không từ chối bảo hộ là 18 tháng. Việc đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư có những thuận lợi hơn so với đăng ký theo Thỏa ước, như: việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể thực hiện ngay sau khi nhãn hiệu đó được nộp đơn ở VN; Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể được làm bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh...

Để có thể bơi ra biển lớn WTO, các con thuyền nhỏ - DN VN cần phải có ý thức và biết cách tự bảo vệ mình, tự làm cho mình lớn mạnh. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài chính là một trong những biện pháp nhằm tạo dựng sự lớn mạnh cho DN. Có như vậy mới có thể trụ vững và khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế.