Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Nhãn hiệu và cách thức giữ vững nhãn hiệu


Nhãn hiệu là một trong những thành tố quan trọng trong các chiến lược tiếp thị của DN vì chúng cho phép nhận diện và chứng thực các loại hàng hoá và dịch vụ với nhãn mác, bao bì của họ trên thị trường và phân biệt sản phẩm của DN này với sản phẩm của DN khác. Do đó, đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài là phương thức hữu hiệu nhằm tránh tình trạng... mất nhãn hiệu thường thấy của các DN Việt Nam trong thời gian qua.

Những dấu hiệu nhận biết của một nhãn hiệu nói lên sự khác biệt về nhãn mác, bao bì , chất lượng sản phẩm và trong bối cảnh toàn cầu hoá và thương mại điện tử đang gia tăng thì nhãn hiệu là một trong những cách thức để khách hàng nhận diện các sản phẩm và dịch vụ của Cty. Sự bảo hộ nhãn hiệu loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng đối với những sản phẩm và dịch vụ tương tự không bảo hộ. Những hành vi gây tổn thất, làm giảm uy tín hoặc xâm phạm giá trị của nhãn hiệu đã được bảo hộ có thể gây hại lớn đến hoạt động kinh doanh của DN. Từ khi VN gia nhập WTO, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài đang được các DN ngày càng quan tâm nhằm đảm bảo vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Xu thế chung hiện nay của các DN là không đơn thuần làm gia công cho các Cty nước ngoài mà chủ động xây dựng thương hiệu riêng của mình với tham vọng phát triển ngang tầm với các DN nước ngoài.


in bao bi, in an bao bi, in an, lam nhan mac, nhan mac, in nhan mac


Tạo lập thương hiệu tại nước ngoài: có quá sức?

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất về top 200 Doanh Nghiệp Việt Nam của Tổ Chức Liên Hợp Quốc UNDP (United Nations Development Programme) thì: "Phần lớn các DN VN được hỏi đều cho rằng tạo dựng thương hiệu ở nước ngoài là việc làm tốn kém và khó khăn. Phần lớn các DN VN thâm nhập thị trường quốc tế thông qua các tập đoàn phân phối toàn cầu dưới thương hiệu của họ. Những tập đoàn này không sẵn sàng chấp nhận việc các DN VN tạo dựng thương hiệu độc lập. Dù sao, làm như vậy vẫn còn là điều vượt quá năng lực và nguồn lực của phần lớn các DN lớn của VN". Theo số liệu của Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO thì kể từ khi nhãn hiệu đầu tiên của VN được đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid (năm 1986) đến tháng 10/2007, mới có 156 nhãn hiệu của VN được đăng ký và nộp đơn theo hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Madrid, trong khi đó, số lượng nhãn hiệu từ các nước chỉ định đăng ký tại VN là 59.014. Nhìn vào con số này có thể nhận thấy số lượng nhãn hiệu của VN được đăng ký quốc tế còn rất hạn chế so với số lượng nhãn hiệu từ các nước chỉ định vào VN.

Mặc dù có những khó khăn nhất định về tài chính và thủ tục khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, tuy nhiên nhiều DN VN đã quan tâm đăng ký nhãn hiệu từ khá sớm và đã có những thành công đáng kể trên thị trường quốc tế. Trong số các DN đã đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid, không chỉ các DN lớn với những nhãn hiệu đã được khẳng định vị trí trên thị trường trong nước như: Vinamilk cho sản phẩm sữa, Sài Gòn cho sản phẩm bia, Minh Long cho sản phẩm gốm sứ, Vinataba cho sản phẩm thuốc lá, Kymdan cho sản phẩm đệm mút, Miliket cho sản phẩm mì tôm, Thiên Long cho các sản phẩm bút, Hồng Hà cho các loại văn phòng phẩm, PetroVietnam cho dầu khí và các dịch vụ liên quan đến dầu khí, Vinacafe cho sản phẩm cà phê, Vinatea cho sản phẩm chè, Traphaco cho các sản phẩm dược... mà còn có những nhãn hiệu dường như chưa được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến như: cà phê Mỹ Lệ của Cty TNHH Mỹ Lệ (tỉnh Bình Phước), giày dép Tân Tuấn Kiệt của Cty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Tuấn Kiệt (TP HCM), trà Trâm Anh của DN Trâm Anh (tỉnh Lâm Đồng), nhãn hiệu Lekima của DNTN Hương Nam Phương (TP HCM).

Một trong những ví dụ điển hình về sự nỗ lực xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế là thương hiệu "Minh Long" của Cty gốm sứ Minh Long I. Hiện tại, sản phẩm gốm sứ Minh Long không chỉ chinh phục được người tiêu dùng trên thị trường trong mà còn chiếm lĩnh được các thị trường lớn như Pháp, Đức, Thụy sĩ, Anh và Mỹ... Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu tại thị trường nước ngoài, ngay từ năm 2000, Cty Minh Long đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid cho các sản phẩm gốm sứ và chỉ định đăng ký tại 16 quốc gia chủ yếu là các nước có nền công nghiệp gốm sứ phát triển của Châu Âu như Pháp, Đức, Cộng hoà Séc, Nga, Hungary... Chính nhờ ý thức tạo dựng và bảo vệ tài sản trí tuệ cũng như sự quyết tâm của DN mà Cty gốm sứ Minh Long không gặp phải những thua thiệt khi thâm nhập thị trường nước ngoài mặc dù các loại sản phẩm của Cty là nhóm sản phẩm rất dễ bị làm giả, làm nhái.

Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: Cách thức nào?

Việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài có thể được thực hiện bằng cách nộp đơn đăng ký đơn lẻ tại từng quốc gia nơi DN xuất khẩu hàng hoá/dịch vụ hoặc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid.

Trong trường hợp nộp đơn đăng ký tại từng quốc gia, trình tự, thủ tục nộp đơn sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật quốc gia đó. Thông thường, DN sẽ phải thực hiện việc nộp đơn thông qua một tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ tại nước sở tại.

Trong trường hợp DN tham gia vào thị trường của một số quốc gia và cần đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia đó thì việc đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid là lựa chọn tốt nhất cho DN. VN đã gia nhập Thoả ước Madid từ năm 1949. Ngày 11/7/2006 VN tiếp tục trở thành thành viên chính thức tham gia Nghị định thư Madrid về nhãn hiệu hàng hoá. Đây là cơ hội để nhãn hiệu của các nước trong hệ thống Madrid được bảo hộ ở VN và hàng hoá trong nước vươn ra thị trường quốc tế vì so với Thỏa ước, Nghị định thư có nhiều ưu điểm và tạo thuận lợi hơn cho các chủ đơn của các quốc gia thành viên.

Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid được quản lý bởi WIPO cho phép DN khả năng bảo hộ một nhãn hiệu ở 77 quốc gia và Cộng đồng Châu Âu (EC) bằng cách nộp một đơn với một trong những ngôn ngữ (Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha) và một khoản lệ phí bằng đồng Francs Thụy sĩ. Người nộp đơn muốn sử dụng hệ thống Madrid phải nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở một cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của quốc gia hay vùng lãnh thổ trước khi đăng ký bảo hộ quốc tế. Từ đó, việc đăng ký quốc tế có thể được duy trì và đổi mới thông qua một thủ tục đơn giản tại WIPO.

Do Viêt Nam là thành viên của cả hai văn kiện quốc tế là Thỏa ước và Nghị định thư Madrid, do vậy, các cá nhân, pháp nhân, tổ chức của VN có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo quy định của cả hai văn kiện này.

Theo qui định của Thỏa ước Madrid:

Để được đăng ký nhãn hiệu theo thỏa ước Madrid, nhãn hiệu nhất thiết phải đã được đăng ký bảo hộ. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Pháp, trong đó chỉ rõ các nước thành viên mà DN muốn nhãn hiệu được bảo hộ. Đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Ngày nộp đơn được quy định là ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được Đơn nếu đơn được gửi cho Văn phòng quốc tế trong vòng 2 tháng. Sau khi Đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế, mọi giao dịch giữa người nộp đơn và Văn phòng quốc tế đều phải thông qua Cục Sở hữu trí tuệ kể cả việc sửa đổi tài liệu, hạn chế danh mục sản phẩm, chuyển giao quyền đã đăng ký. Thủ tục xét nghiệm đơn đăng ký theo Thoả ước Madrid được tiến hành độc lập tại mỗi nước thành viên, việc từ chối bảo hộ của một nước thành viên không làm ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Theo quy định trong vòng 12 tháng kể từ khi đơn được nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ.

Theo qui định của Nghị định thư Madrid:

Trình tự, thủ tục nộp đơn và quá trình xét nghiệm đơn theo nghị định thư cũng tương tự như nộp đơn theo thoả ước Madrid, tuy nhiên, thời gian để nhãn hiệu được coi là chấp nhận bảo hộ tại nước chỉ định trong trường hợp nước đó không từ chối bảo hộ là 18 tháng. Việc đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư có những thuận lợi hơn so với đăng ký theo Thỏa ước, như: việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể thực hiện ngay sau khi nhãn hiệu đó được nộp đơn ở VN; Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể được làm bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh...

Để có thể bơi ra biển lớn WTO, các con thuyền nhỏ - DN VN cần phải có ý thức và biết cách tự bảo vệ mình, tự làm cho mình lớn mạnh. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài chính là một trong những biện pháp nhằm tạo dựng sự lớn mạnh cho DN. Có như vậy mới có thể trụ vững và khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế.

Nhãn mác, bao bì và yếu tố màu sắc của nó


Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng yếu tố màu sắc thực sự góp phần nâng cao nhận thức về bao bì, nhãn mác, nhãn hiệu và đóng vai trò lớn trong các lựa chọn mua sắm của khách hàng. Nó cũng gợi mở trí nhớ và khích lệ cảm xúc. Ngay cả khi màu sắc bao bì, nhãn mác, nhãn hiệu của bạn đã hợp lý, đừng dừng lại ở đó. Hãy chắc chắn rằng những màu sắc bạn lựa chọn đang truyền tải một thông điệp thích hợp tới các khách hàng.

Lấy ví dụ ở logo công ty bạn. Xét về mặt cốt lõi của hình ảnh bao bì, nhãn mác, nhãn hiệu, nó gửi đi một thông điệp then chốt về sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn, hoặc ở một góc độ nào đó, nó tạo ra sự khác biệt giữa nhãn hiệu công ty bạn với các nhãn hiệu cạnh tranh khác. Mỗi một màu sắc đều mang trong mình một thông điệp riêng biệt. Điều này có nghĩa là nếu logo của bạn sử dụng bốn màu sắc, bạn đang gửi đi bốn thông điệp khác nhau trong cùng một lần. Thậm chí nếu các thông điệp là bổ sung cho nhau, chỉ một vài khách hàng có thể nhớ và liên tưởng tới tất cả các ý tưởng trong nhãn hiệu của bạn.

in bao bi, in nhan mac, lam nhan mac, in an, in an bao bi

Một ví dụ khác đó là ở tấm danh thiếp kinh doanh, phần đầu đề thư hay các sản phẩm văn phòng phẩm khác. Không kể đến những nỗ lực nhãn hiệu cố kết, một tấm danh thiếp đa màu sắc có thể được xem là một lựa chọn tốt, nhưng càng nhiều màu sắc bạn sử dụng, yếu tố khác biệt sẽ càng ít đi. Bạn đang sử dụng màu sắc để củng cố các đặc tính nhãn hiệu, hay bạn đang gửi đi các thông điệp xung đột lẫn nhau? Một số công ty thành công có những cách thức sử dụng màu sắc nhãn hiệu của riêng mình. Trong tâm trí của người tiêu dùng, UPS là màu nâu. Trong thị trường nước giải khát, Coke là màu đỏ. Hơn nữa, màu xanh của IBM là khác hẳn so với màu xanh của Tiffany. Mỗi một công ty hàng đầu trên thị trường thường lựa chọn một màu sắc cụ thể đóng vai trò là màu sắc chủ đạo cho logo và hình ảnh nhãn hiệu của mình. Một vài công ty lựa chọn sự phối kết hợp của hai màu sắc, như FedEx với màu tía và màu da cam, song hiếm khi bạn thấy được một nhãn hiệu lớn được xây dựng trên nền tảng quá hai màu sắc cơ bản.

Ngoại lệ có thể là ở những công ty có sản phẩm hay dịch vụ khá đa dạng và có nội dung thiên về màu sắc, chẳng hạn như Skittles với bảy sắc cầu vồng của các hương vị hoa quả, hay các công ty in ấn. Bài học thất bại của một số hãng bia mới ở châu Âu đã chứng tỏ cho tầm quan trọng của yếu tố đặc trưng trong màu sắc nhãn hiệu. Sau khi thành lập, nhiều hãng bia đã sử dụng màu xanh lá cây cho hình ảnh nhãn hiệu của mình. Đây là một lựa chọn sai lầm khi mà qua thời gian, nhãn hiệu của các công ty bia này không những không gây được ấn tượng mà có phần ngày một phai mờ hơn. Nguyên nhân xuất phát ở chỗ tại châu Âu cũng như trên toàn thế giới, màu xanh lá cây đã quá in đậm trong tâm trí người tiêu dùng như là một màu đặc trưng của hãng nhãn hiệu bia Heineiken. Họ không mấy quan tâm tới những màu sắc tương tự và do đó, những nhãn hiệu có màu xanh lá cây sẽ không gây được sự chú ý nào cả. Rõ ràng, việc sử dụng màu sắc một cách riêng biệt sẽ là tốt nhất trong hình ảnh nhãn hiệu hay các dữ liệu tiếp thị.

John Williams, chủ tịch kiêm sáng lập viên LogoYes.com, trang web đầu tiên và lớn nhất thế giới về logo và nhãn hiệu công ty, đề xuất về việc xây dựng một bảng màu sắc hai thành phần cho hình ảnh nhãn hiệu bao gồm những màu chủ đạo cho logo cùng các văn phòng phẩm khác và những màu bổ sung cùng hình ảnh đồ hoạ phụ trợ cho trang web và các dữ liệu in ấn phức tạp hơn. Với 25 năm kinh nghiệm quảng cáo của mình, John đã xây dựng các chuẩn mực nhãn hiệu cho nhiều công ty trong danh sách Fortune 100 (100 công ty lớn nhất thế giới) như Mitsubishi, IBM, GM,…. Ông khuyên rằng trước khi lựa chọn một bảng màu sắc phù hợp cho việc xây dựng nhãn hiệu, bạn hãy quan tâm tới những vấn đề sau:

1) Các màu sắc có lôi cuốn những khách hàng mục tiêu của mình?

Theo John Williams, việc xây dựng màu sắc nhãn hiệu lôi cuốn còn là một phương thức tiếp thị hiệu quả. Tuy nhiên, nhiệm vụ này không mấy dễ dàng do có khá nhiều yếu tố khác nhau tác động. Cùng với thời gian, sản phẩm phải được khách hàng chấp nhận nên khi chọn màu biểu tượng cho sản phẩm đòi hỏi bạn phải có tầm nhìn sao cho màu sắc đó luôn mới mẻ, hiện đại trong con mắt khách hàng. Bạn hãy tính tới độ tuổi, giới tính, văn hoá và các yếu tố nhân khẩu học khác của các khách hàng mục tiêu.

2) Màu sắc chủ đạo của mình có riêng biệt?

Nó có nổi bật so với các nhãn hiệu cạnh tranh khác? Nếu nhãn hiệu của bạn nhỏ hơn, việc chia sẻ cùng màu sắc với những hãng dẫn đầu thị trường có thể là hợp lý lúc ban đầu. Song việc này rất dễ đẩy mạnh vị thế của các hãng dẫn đầu thị trường đó do sự nhầm lẫn của người tiêu dùng giữa nhãn hiệu của bạn với nhãn hiệu của hãng kia. Tốt nhất, hãy tạo dựng cho nhãn hiệu một màu sắc riêng biệt. Nhiều thập kỷ qua, màu đỏ luôn là đặc trưng của hãng bột ngọt Ajinomoto. Màu đỏ đó không hề thay đổi theo thời gian, thể hiện sự vững bền của công ty và của sản phẩm, đồng thời ăn sâu vào tâm trí của từ thế hệ khách hàng này đến thế hệ khách hàng khác.

3) Màu sắc mang ý nghĩa hay truyền tải thông điệp gì?

Ý nghĩa hay thông điệp của màu sắc cần thích hợp với nhãn hiệu của bạn. Mỗi sản phẩm đều có mối liên hệ nhất định với màu sắc nào đó. Nhất là những sản phẩm nổi tiếng thường được nhớ tới và nhận ra qua dấu hiệu chủ yếu là màu sắc.

4) Màu sắc chủ đạo có hợp thời hay đảm bảo sự bền vững nhất định?

Yếu tố thời trang hay xu hướng luôn thích hợp với các khách hàng trẻ tuổi, nhưng có thể không mấy dễ dàng với những khách hàng lớn tuổi hơn. Do vậy, tuỳ từng khác hàng mục tiêu, yếu tố màu sắc sẽ có thay đổi cho thích hợp. Một điều cần chú ý khác đó là màu sắc nhãn hiệu cần có sự bền vững, chứ không thể thay đổi liên tục được. Phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, bạn có thể lựa chọn cho mình những màu sắc nhất định và phù hợp. Song quan trọng ở chỗ bạn cần đảm bảo tính ổn định cho màu sắc đó. Hàng trăm năm qua, chúng ta luôn dễ dàng nhận thấy trên thị trường những biểu tượng màu sắc cố định như màu vàng của chè Lipton, màu đỏ của Coca Cola,…

5) Những màu sắc trực tuyến tương ứng sẽ là gì?

Sau khi xác định bảng phối màu sắc, thách thức tiếp theo của bạn sẽ là đảm bảo một sự mô phỏng tối ưu các màu sắc nhãn hiệu của bạn trên tất cả các phương tiện truyền thông khác nhau. Bạn cần giữ vững sự trung thành với các màu sắc nhãn hiệu đã lựa chọn trong các bản mô phỏng và nhớ rằng chính yếu tố xuyên suốt này đóng vai trò thiết yếu để lôi kéo người tiêu dùng. Một cách khá đơn giản, càng nhiều màu sắc không có nghĩa là càng lôi cuốn hơn. Màu sắc nên tách biệt với nhãn hiệu, và sẽ đóng vai trò khích lệ sự liên tưởng tới nhãn hiệu. Công ty nào lựa chọn cho mình những màu sắc nhãn hiệu một cách chiến lược và sử dụng chúng một cách xuyên suốt chắc chắn sẽ có những tương lai sáng lạn.

Sự khác biệt giữa thương hiệu và Nhãn hiệu

Khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu hay nhãn mác hàng hóa , có thể hình dung như sau:

Thứ nhất: Nếu chỉ xét đơn thuần về khía cạnh vật chất, nghĩa là nhìn nhận dựa vào tên gọi, logo thì nhãn hiệu, nhãn mác hàng hóa và thương hiệu rất khó phân biệt, nếu không muốn nói là một. Tất nhiên, ở đây cũng có thể tìm ra sự khác biệt, đó là khi nói đến thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập trong nhãn hiệu hàng hóa. Ví dụ, chúng ta có thể chỉ nghe nói đến "Nâng niu bàn chân Việt" là đã nghĩ ngay đến Biti's.

nhan mac, lam nhan mac, in nhan mac,


Thứ hai: Thuật ngữ thương liệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ được dùng trong những ngữ cảnh khác nhau. Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong các quy định của luật pháp Việt Nam, nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing thì người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu. Trong tiếng Anh, 2 thuật ngữ Brand và Trademark cũng tồn tại song song và người ta cũng dùng trong những ngữ cảnh tương ứng như vậy. Thực tế, trong các tài liệu của nước ngoài, chúng ta thường gặp các cụm từ "Building Brand", "Brand Strategy"; "Brand Image"; "Brand Vision"; "Brand Manager"… mà hiểu theo cách của chúng tôi là "Xây dựng thương hiệu"; "Chiến lược thương hiệu"; "Hình ảnh thương hiệu"; "Tầm nhìn thương hiệu"; "Quản trị thương hiệu". Trong khi đó thuật ngữ "Trademark" lại chỉ gặp khi nói về vấn đề đăng ký bảo hộ hoặc trong các văn bản pháp lý (chẳng hạn registered trademarks), mà không gặp các cụm từ tương ứng là "Building trademark"; "Trademark Manager"; "Trademark Vision". Đến đây lại gặp phải một khúc mắc về dịch thuật? Đó là, Brand trong nguyên nghĩa từ tiếng Anh là nhãn hiệu, dấu hiệu; còn Trademar có thể được dịch là dấu hiệu thương mại? Tuy nhiên, với quan điểm của mình, các nội dung được trình bày trong bài viết này hướng vào thuật ngữ Brand, mà vẫn theo chúng tôi, hiện nay tại Việt Nam đang được nhiều người hiểu là thương hiệu. Như vậy thì sự tranh cãi về thuật ngữ thương hiệu và nhãn hiệu vẫn chưa ngã ngũ, mà chủ yếu là do cách tiếp cận từ những góc độ khác nhau của vấn đề.

Thứ ba: Cũng có thể phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa trên một số khía cạnh cụ thể như sau:

- Nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hóa mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu hàng hóa là phần xác.

- Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân.

- Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).

- Nhãn hiệu hàng hóa được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Yếu tố thiết kế bao bì đẹp (Packaging Design)

"Packaging design” là sự kết hợp giữa nguyên liệu, cấu trúc, cách trình bày, hình ảnh, màu sắc và những thành phần khác tạo ra sự thu hút thị giác cho mục đích truyền thông mục tiêu và chiến lược marketing của một thương hiệu hay sản phẩm.

Vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việc quyết định lựa chon mua hàng của họ. Để luôn là lựa chọn số một của khách hàng trước những đối thủ cạnh tranh thì đâu là yếu tố chính trong việc xây dựng những yếu tố thành công trong việc thiết kế bao bì ?

Dựa trên cơ sở những nhân tố tác động đến khách hàng khi lựa chọn và so sánh những sản phẩm cùng loại chúng ta hãy tham khảo 8 yếu tố cơ bản trong việc lựa chọn thiết kế một bao bì đẹp, đó là:

in an bao bi, in bao bi, bao bi dep, in bao bi dep

1.Sự phối hợp nhất quán:

Đây là tiêu chuẩn cốt lõi của một bao bì thành công. Sự phối hợp nhất quán là phải thể hiện được một phong cách riêng của thương hiệu sản phẩm. Màu sắc, bố cục, phông nền là những yếu tố giúp cho việc nhận dạng hình ảnh thương hiệu nhanh hơn nhiều lần, và giúp cho khách hàng có thể nhớ được những đặc tính riêng của sản phẩm đó, mặc dù họ có thể mua hàng ở nhiều cửa hàng khác nhau. Một sản phẩm có thể thay đổi màu sắc bao bì theo từng giai đoạn để tạo sự hấp dẫn, nhưng nó phải tuân theo nguyên tắc nhất quán trong việc nhận diện thương hiệu sản phẩm đó.

2.Sự ấn tượng:

Khi tặng quà cho một ai đó thì việc gói quà đã thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận. Một món quà được gói đẹp và chăm chút trước hết đã gây được một ấn tượng ban đầu tốt đẹp đối với người nhận, cho dù chưa biết món quà bên trong như thế nào. Bao bì của sản phẩm cũng vậy, cách thiết kế và đóng gói bao bì cũng đã thể hiện được một phần của sản phẩm bên trong bao bì. Tính ấn tượng còn đặc biệt có ý nghĩa với những bao bì cao cấp dành cho những sản phẩm sang trọng. Việc thiết kế bao bì cho những mặt hàng đắt giá đòi hỏi phải có sự chọn lựa kĩ từ chất liệu cho đến màu sắc thiết kế., thông qua đó thể hiện được “đẳng cấp” của người mua.

3.Sự nổi bật:

Trên một kệ trưng bày không chỉ có sản phẩm của chúng ta mà còn có thể có các sản phẩm khác cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy sự nổi bật là một yếu tố rất quan trọng để tạo ra sự khác biệt. Nhà thiết kế phải hiểu rằng sản phẩm sẽ được người tiêu dùng so sánh, nhận định với hàng loạt những sản phẩm khác với rất nhiều phong cách và màu sắc đa dạng. Và để có thể cạnh tranh được, nhà thiết kế phải làm cách nào để sản phẩm của mình sẽ là điểm nhấn giữa một loạt sản phẩm khác. Muốn làm được điều này đòi hỏi nhà sản xuất đã phải nghiên cứu kĩ thị trường từ bước định vị sản phẩm đầu tiên đến việc xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả. Khả năng sáng tạo cao cũng sẽ giúp việc thiết kế bao bì tránh được những lối mòn quen thuộc đến nhàm chán của các bao bì ngoài thị trường.

4.Sự hấp dẫn:

Trong một số ngành hàng, đặc biệt trong ngành mỹ phẩm, bao bì phải thể hiện được sự hấp dẫn, lôi cuốn, gây thiện cảm và nhấn mạnh các đặc tính của sản phẩm . Bao bì trong những ngành này có thể được xem như một phần của sản phẩm tạo ra những giá trị cộng thêm cho khách hàng. Sản phẩm được thiết kế dành cho nam giới bao bì phải thể hiện được sự nam tính , khác hẳn với sản phẩm dành cho nữ giới với những đường nét mềm mại quyến rũ.

5.Sự đa dụng:

Bao bì thông thường người ta chỉ nghĩ đến việc đựng sản phẩm và sử dụng xong rồi bỏ, rất lãng phí. Vì vậy trong cuộc cạnh tranh ngày nay người ta thường tìm cách thêm giá trị sử dụng cho bao bì. Những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt đôi khi sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của sản phẩm so với các đối thủ khác. Bao bì sữa tắm ngày nay thường có thêm móc để treo trong phòng tắm thuận tiện , hình dáng thon để cầm nắm được dễ dàng. Nắp đậy của của những chai Comfort làm mềm vải có thêm chức năng làm mức đo lượng sử dụng. Hộp bánh kẹo bằng thiếc rất sang trọng và khi dùng hết có thể sử dụng làm hộp đựng linh tinh.Tất cả những điều này giúp cho sản phẩm trở nên thông dụng và phù hợp hơn trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng.

6.Chức năng bảo vệ:

Đã là bao bì thì luôn phải có chức năng bảo vệ sản phẩm bên trong. Tuy nhiên không thiếu những bao bì đã không xem trọng chức năng này. Bao bì phải được thiết kế làm sao bảo vệ được sản phẩm bên trong một cách an toàn nhất. Người ta ưa thích dùng bao bì kín hoặc hút chân không để giúp cho sản phẩm để được lâu hơn. Bao bì dành cho thực phẩm và đồ uống phải đáp ứng được những tiêu chuẩn bắt buộc trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.

7.Sự hoàn chỉnh:

Yếu tố này giúp cho việc thiết kể kiểu dáng bao bì phù hợp với sản phẩm bên trong của nó và điều kiện sử dụng sản phẩm đó. Bao bì phải thích hợp với việc treo hoặc trưng bày trên kệ bán hàng, có thể dễ dàng để trong hộp carton. Bao bì dành cho thức ăn phải để được vào tủ lạnh vừa vặn và không tốn không gian.. Bút viết dành cho trẻ em phải khác với bút viết dành cho nguời lớn. Bút để kẹp trên áo khác với bút cất trong cặp. Rất nhiều yếu tố mà khách hàng quan tâm cần phải được nhà thiết kế xem xét một cách tỉ mỉ để tạo cho bao bì một sự hoàn thiện tránh mọi khuyết điểm không đáng có. Sẽ có sự lựa chọn nên nhấn mạnh điểm nào giữa sự tiện lợi, sự nổi bật hay sự đa dụng để tạo ra sự hoàn chỉnh cho sản phẩm.

8.Sự cảm nhận qua các giác quan:

Một bao bì tốt phải thu hút được sự cảm nhận tốt của người tiêu dùng về sản phẩm thông qua việc nhìn ngắm, săm soi và sờ mó vào sản phẩm. Chúng ta thường ít chú ý đến xúc giác của người tiêu dùng mà thường chỉ nhấn mạnh vào yếu tố bắt mắt. Nhưng xúc giác lại có vai trò quan trọng trong việc cảm nhận về kích cỡ, kết cấu sản phẩm, chất liệu bao bì và từ đó ảnh hưởng đến việc nhận xét chất lượng sản phẩm.

Chúng ta không thể bỏ qua một yếu tố nào trong những yếu tố trên vì nó sẽ làm mất đi một lợi thế không nhỏ so với đối thủ cạnh tranh. Việc áp dụng những yếu tố này còn đỏi hỏi phải tìm hiểu kĩ nhu cầu và đối tượng khách hàng hướng đến. Xác định được đâu là nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng đối một sản phẩm và đối với bao bì sản phẩm sẽ giúp cho việc định hướng và thiết kế được nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Trưng bày cửa hàng thời trang bắt mắt (Manocanh, vật dụng,….)


Trưng bày trong các cửa hàng, đặc biệt trong ngành bán lẻ là một vấn đề chiến lược giúp thu hút khách hàng, duy trì sự quan tâm của họ, và tăng doanh thu bán hàng. Bày trí bán hàng (Visual Merchandising) giúp bạn nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh của bạn bằng cách tạo ra một cái nhìn thiện cảm và cảm nhận độc đáo về bạn.
Bày trí bán hàng (Visual Merchandising) hiệu quả sẽ giúp thu hút khách hàng tiềm năng đến cửa hàng của bạn. Khi bạn đang thiết kế trưng bày, hãy chọn những màu sắc hấp dẫn, chú ý cách trang trí và sắp xếp hàng hoá. Việc bày trí hàng bán hàng tốt sẽ tấn công ở cả lý trí và trái tim của khách hàng.
trung bay shop, cach trung bay shop, cach trung bay cua hang thoi trang, manocanhTrưng bày manocanh và poster
Một khi bạn đã thu hút được khách hàng tiềm năng, bước tiếp đến là sắp xếp hàng hóa sao cho thật khoa học, thuận tiện và quan trọng nhất vẫn là thu hút khách hàng chú ý đến sản phẩm. Và tất nhiên, với từng loại sản phẩm có những đặc điểm khác nhau sẽ có cách bày trí phù hợp.
trung bay shop, cach trung bay shop, cach trung bay cua hang thoi trang, manocanh
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cải thiện cơ hội của việc bán hàng bằng cách nghiên cứu xem những gì đã được thực hiện trong các cửa hàng khác, theo dõi sự di chuyển của khách hàng trong cửa hàng bạn và thói quen của họ là gì. Từ cách quan sát từ thực thế cũng như tham khảo kinh nghiệm, bài học từ các đối thủ cạnh tranh, bạn chắc chắn sẽ rút ra được nhiều bài học vô cùng thú vị.
Trưng bày manocanh và vật dụng trang trí
Sử dụng manocanh để trưng bày rất khó, không chỉ đơn giản là mua về rồi sắp những tượng người mẫu đó lên là xong. Điều cần lưu ý ở đây là bạn phải có ý tưởng trong lúc chọn mua manocanh, việc có ý tưởng này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “tại sao người ta trưng bày manocanh trông có vẻ bắt mắt hơn so với cửa hàng của mình”. Nếu bạn để ý 1 tí sẽ thấy sự khác biệt giữa các shop thời trang nước ngoài với Việt Nam đó là :
- Lúc nào chúng ta cũng thấy sự sang trọng trong cách bài trí cửa hàng.
- Luôn có sự sáng tạo trong không gian sắp xếp quần áo lẫn manocanh
- Đi kèm với manocanh là những vật dụng rất gần gũi với mọi người: xe đẹp, cây cảnh, chậu hoa
- Màu sắc rất rõ ràng, có định hướng, theo chủ đề và nội dung của shop
- Quần áo mặc cho manocanh luôn được chọn lựa kỹ để tạo nên sức hút.
Đó là một số điểm cơ bản chúng ta có thể thấy được thông qua quan sát. Không khó để chúng ta làm được, điều đáng nói là chúng ta cần phải xem việc bài trí (trang trí) là một phần trong kế hoạch kinh doanh và sử dụng đúng nguồn kinh phí để thực hiện được ý tưởng ban đầu.
trung bay shop, cach trung bay shop, cach trung bay cua hang thoi trang, manocanh
Manocanh trưng bày đẹp cho shop
Một số các shop thời trang tại Việt Nam khi làm việc với APSARA thường có những quan điểm:
- Mua đại manocanh về trang trí, không quan tâm nhiều đến kiểu dáng
- Móc gỗ mua loại nào cũng được. Chọn những loại móc rẻ một tí.
- Bao bì có in tên logo cũng chọn loại bình dân.
Và rất nhiều những sự lựa chọn không có tính toán và dự tính trước. Chỉ dùng những sản phẩm có sẵn, không cần sự sáng tạo. Chính những điều này lại làm cho cửa hàng chúng ta trở nên không khác biệt so với những cửa hàng khác. Trong khi đó để tạo nên sử khác biệt thì chỉ mất thêm 1 số tiền nhỏ.
Ví dụ: một cửa hàng chấp nhận đầu tư móc gỗ cho shop của mình, chi phí khoảng 3,900,000 đ cho khoảng 300 cái móc nhưng lại không dám đầu tư thêm 500,000 để có được tên thương hiệu của mình được in trên shop, chi phí in lụa chỉ có 1,000 đ/cái + tiền khuôn 200,000 đ/khuôn là shop bạn đã có 1 bộ móc ấn tượng so với những shop thời trang khác.
trung bay shop, cach trung bay shop, cach trung bay cua hang thoi trang, manocanh
Móc gỗ in tên thương hiệu
Bạn chỉ cần đầu tư thêm 500,000 đ so với số tiền 3,900,000 đ để có được sự khác biệt và đẳng cấp nhưng 80% khách hàng đến với APSARA lại tiết kiệm khoảng chi phí đó. Điều này APSARA cũng rất tiếc cho họ vì tư vấn nhưng các chủ shop lại không muốn thực hiện.
Sau bài viết này, APSARA mong rằng các shop thời trang nên có cho mình một định hướng trang trí cho cửa hàng để thu hút tối đa sự quan tâm của khách hàng đối với shop của mình.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Cách trưng bày túi xách trong window display


Bước 1: Khảo sát đặc trưng cửa hàng, sản phẩm để tìm ý tưởng, chủ đề thể hiện nội dung bày trí cửa sổ (Window Display).
Yêu cầu: thực hiện một cửa sổ cho một cửa hàng bán túi da với cửa hàng được thiết kế bằng gạch ngói cũ kỹ.
Bước 2: tìm kiếm nguồn ý tưởng, hình ảnh liên quan để thực hiện 1 bảng moodboard và xác định nội dung sẽ cần thể hiện. Ý tưởng là một chiếc túi xách bị mắc trên những sợi tơ nhện chắc chắn ở một góc cũ kỹ. Nội dung thể hiện:
Hình ảnh sợi tơ nhện: liên tưởng đến sự chắc chắn.
Cuộn chỉ: Sự chắc chắn của những sợi tơ nhện này được làm từ những cuộn chỉ, hình ảnh cuộn chỉ làm người xem liên tưởng đến những sản phẩm bằng da, được may bằng tay với đường chỉ chắc chắn.
Bối cảnh xung quanh cũ kỹ, mạng nhện giăng đầy liên tưởng đến thời gian đã trôi qua rất lâu, nhưng những sợi tơ nhện này vẫn rất chắc chắn.
Bước 3: phát thảo ý tưởng (sketch) với các công cụ như 1 bản vẽ tay, bằng phần mềm AI, hay phác thảo sơ với CAD, Rhino…
trung bay shop, trung bay tui xach, trung bay cua hang
Bước 4: Tìm kiếm mẫu, chất liệu
Thu thập mẫu có khả dụng, chất liệu liên quan và thể hiện trên bảng moodboad để cân nhắc và lựa chọn chất liệu tốt nhất
Xem xét chi phí và cân đối để lựa chọn chất liệu phù hợp
trung bay shop, trung bay tui xach, trung bay cua hang
Bước 5: Dựng hình 3D, bản vẽ kỹ thuật để thể hiện rõ ý tưởng cho khách hàng
trung bay shop, trung bay tui xach, trung bay cua hang
Dựng hình 3D, bản vẽ kỹ thuật, lập kế hoạch thi công > Lên bản vẽ kích thước và lập phương án sản xuất, thi công từng bước vào thực tế.
trung bay shop, trung bay tui xach, trung bay cua hang
Chuẩn bị nguyên vật liệu, công cụ cần thiết
Lên kế hoạch từng bước nhỏ xác định lắp đặt chi tiết nào chính, chi tiết nào trước
Thi công, lắp ráp, chỉnh sửa(setting up & touch up)
trung bay shop, trung bay tui xach, trung bay cua hang
Chỉnh sửa ánh sáng (set up lighting)
trung bay shop, trung bay tui xach, trung bay cua hang
Hoàn tất bày trí một cửa sổ trưng bày (Window Display)
trung bay shop, trung bay tui xach, trung bay cua hang

Manocanh HCM bằng nhựa, sắt, bọc vải

Manocanh được sản xuất bằng chất liệu chính và thông dụng nhất là nhựa composite kết hợp với sợi thuỷ tinh để gia tăng độ cứng. Hiện nay một số nhà sản xuất còn sản xuất manocanh bằng sắt hoặc bọc vải những manocanh nhựa thay vì sơn.

Thị trường manocanh (tượng người mẫu) rất đa dạng về chủng loại và chất lượng. Điều này càng làm cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn trong việc mua tượng mẫu trang trí shop thời trang của mình.

san xuat manocanh nhua, manocanh vai, manocanh sat
Manocanh đen (xuất xứ Trung Quốc)

Những manocanh cao cấp có giá từ 1,5 triệu đồng trở lên cho đến 2 hoặc 3 triệu thường được các shop thời trang cao cấp sử dụng, với giá trị cao như vậy thì manocanh cũng tạo nên một đẳng cấp hoàn toàn trong cửa hiệu trưng bày chúng.

san xuat tuong mau nhua, tuong mau vai, tuong mau sat
Manocanh trắng, với những tư thế đặc biệt

Với những shop nhỏ hoặc mới ra thì giá manocanh từ 800 ngàn đến 1,1 triệu thì rất được các shop ủng hộ. Giá tiền tuy bằng 1/2 hoặc 1/3 so với những tượng mẫu cao cấp nhưng mẫu mã thì cũng không kém phần đẹp và thu hút người xem.

san xuat manocanh nhua, manocanh vai, manocanh sat
Cách sắp xếp bố trí manocanh

Để có được một cửa hiệu ấn tượng với khách hàng thì việc bài trí trong cửa hiệu cũng rất quan trọng, không phải mua những manocanh cao cấp vể rồi để vào là shop chúng ta sang trọng hay ấn tượng, mà cần phải có 1 cách trang trí hợp lý và bố cục rõ ràng. Màu sắc manocanh cũng tương phản với màu chủ đạo của shop hoặc gian hàng. Kiểu dáng tượng mẫu cũng vậy, nó đóng 1 vai trò điều phối người xem vì vậy cần kết hợp các dáng đứng của manocanh để tạo ra 1 bốc cục hợp lý.

san xuat manocanh nhua, manocanh vai, manocanh sat
 Manocanh trắng với cách phối màu sáng tạo

Manocanh sản xuất ngày càng nhiều nên để chọn dễ dàng lựa chọn thì quý khách cần phải cho người bán biết là bạn muốn mua manocanh để trưng bày sản phẩm gì hoặc ý tưởng của bạn là gì, điều này sẽ giúp người bán tư vấn tốt cho các bạn khi chọn manocanh.