Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Manocanh trong lĩnh vực thời trang

Những cô nàng và anh chàng người mẫu với gương mặt ấn tượng và thân hình đẹp như trong mơ giờ không còn chiếm vị trí độc tôn là các “ông hoàng, bà chúa” trong lĩnh vực trình diễn thời trang bởi vô số manocanh, với đủ hình dáng và kích cỡ, đang ngày càng được ngành công nghiệp may mặc ưa chuộng bởi nhiều lợi thế.

Đứng giữa đám “phụ tùng” manocanh gồm các bộ phận đầu, thân, chân, tay đủ mọi dáng vẻ và màu sắc, Marc Lacroix - nhà điều hành Cofrad, một trong những hãng sản xuất manocanh hàng đầu thế giới đặt trụ sở tại thủ đô Paris (Pháp) đồng thời là chủ sở hữu công ty sản xuất manocanh Patina-V ở Los Angeles (Mỹ) tiết lộ: Ngành thời trang Mỹ ưa chuộng những manocanh da màu và mang hình dáng của người châu Á. Ngược lại, ngành thời trang châu Á lại thích những manocanh tóc vàng, mắt xanh điển hình của dân châu Âu do muốn hướng sản phẩm thời trang ra toàn cầu.

manocanh dep, manocanh nu, manocanh nam

Trong khi đó, các khách hàng Arập lại “mê” loại manocanh không có đầu bởi họ muốn người mua tập trung trước tiên vào các bộ trang phục mà manocanh khoác trên người. Manocanh, ngày nay thường được làm bằng vật liệu sợi thủy tinh, xuất hiện tương đối mới mẻ trong lịch sử ngành công nghiệp thời trang.

Ban đầu, manocanh được kết bằng sợi mây, và sau này có “tiến hóa” hơn khi được làm từ sợi kim loại rồi đến giấy bồi, được giới thợ may thế kỷ 18 đơn thuần xem như một “công cụ” tác nghiệp. Manocanh chỉ thực sự “lên ngôi” trong thế kỷ 20 khi ngành thời trang toàn cầu nảy sinh ý tưởng trình diễn trang phục bằng vô số mẫu mã manocanh, thay thế những cô, cậu người mẫu xinh đẹp, tuấn tú. Vào những năm 1950 và 1960, manocanh được sử dụng rộng rãi trong các cửa hàng thời trang khi những mẫu quần áo may sẵn và các hãng thời trang lớn nhỏ đua nhau ra đời.

“Manocanh vô cùng quan trọng” - Helene Lafourcade, nhà quản lý hãng thời trang danh tiếng Galeries Lafayette ở Pháp khẳng định. Hiện chuỗi cửa hàng may mặc của Lafayette sở hữu tới 15.000 manocanh, trong đó riêng loạt cửa hàng ở trung tâm Paris gần tòa nhà Garnier Opera đã trưng bày khoảng 5.000 manocanh.

manocanh dep, manocanh nu, manocanh nam

Theo bà Lafourcade, manocanh không phải là “hình nộm vô tri vô giác đứng ngay đơ trong cửa hàng” mà là “những nhân viên bán hàng thực thụ”; nhờ có chúng mà doanh số bán hàng của Lafayette tăng gấp bốn lần.

Vậy “cảm hứng sáng tác” manocanh bắt nguồn từ đâu? Đó là khi một hãng thời trang nào đó tổ chức một buổi chụp ảnh quảng cáo mẫu trang phục mới với khách mời không chỉ bao gồm một số nam, nữ người mẫu xuất sắc mà còn có cả các chuyên gia “tạo mẫu” manocanh. Giới chuyên gia này sẽ dựa vào những bức hình chụp người mẫu và tái tạo lại khuôn mặt cũng như hình thể của họ qua hình hài của một manocanh. Manocanh hiện đại vì thế trông rất tự nhiên và sống động.

Với tuổi thọ trung bình từ ba đến bốn năm, một manocanh có thể có giá từ 218 - 2.180 USD, mức giá “không đến nỗi nào” so với lợi nhuận mà manocanh đó mang lại cho các hãng thời trang.

manocanh dep, manocanh nam, manocanh nu

“Gu” manocanh thì sao? Franck Banchet, nhà quản lý cửa hàng may mặc Printemps ở Paris, nhớ lại: Vào những năm 1990, manocanh của hãng Rolls Royce do nhà thiết kế tài năng Adel Rootstein ở London (Anh) tạo ra, đặc biệt gây ấn tượng khi được các chuyên gia làm đẹp trang điểm và tạo kiểu tóc. Trong khi đó, ông hoàng thời trang Yves Saint-Laurent lại ưa những mẫu manocanh được “siêu cách điệu”: Không có mặt, toàn thân được sơn màu trắng, đen hoặc vàng.

Quan điểm của nhà tạo mẫu manocanh Ralph Pucci có tiếng ở New York (Mỹ), người vừa tung ra bộ sưu tập manocanh mới mang tên Madame, là: “Luôn phải sáng tạo những manocanh tương thích với thời đại. Manocanh phản ánh sự thay đổi, về nghệ thuật, về điêu khắc. Manocanh phải có tính cách và phải bán được trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét